Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm tai giữa và cách điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ trong giai đoạn đầu thường không có những dấu hiệu rõ rệt. Để nhận biết được trẻ có bị bệnh hay không, cha mẹ cần ghi nhớ kỹ những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm tai giữa trong bài viết dưới đây. Đồng thời hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay nhằm tránh bỏ lỡ “thời cơ vàng” trong quá trình điều trị.

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa thường gặp

Tỷ lệ trẻ em bị viêm tai giữa ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi. Với cấu trúc tai của còn chưa phát triển hoàn toàn, vòi nhĩ nhỏ và ngắn nhưng khẩu kính lớn hơn so với người trưởng thành, tai trẻ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tạo thành nhiễm trùng. 

Phần lớn trẻ bị viêm tai giữa là do biến chứng lân cận từ các bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA… Những ổ vi khuẩn cư trú trong mũi họng có thể lây lan nhanh chóng sang tai, gây rối loạn ống vòi nhĩ (ống Ơ-tát) – cơ quan đảm nhận chức năng hút sạch các vật thể lạ xâm nhập vào tai giữa. 

Trẻ bị viêm tai giữa thường có các biển hiện sau:

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa
Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa
  • Đau tai: vi khuẩn xâm nhập vào tai khiến cho ống vòi nhĩ bị viêm, niêm mạc sưng, màng nhĩ xung huyết và trẻ có biểu hiện đau tai dữ dội hoặc đau nhói sâu trong ống tai.
  • Chảy dịch tai: ống vòi nhĩ bị viêm khiến các chức năng bị vô hiệu hóa, vòi nhĩ không hút được các chất lỏng và tai giữa bị ứ đọng dịch ngày càng nhiều. Lâu ngày dịch loãng có thể chuyển thành dịch mủ, đặc và có mùi hôi.
  • Ráy tai ướt: dịch tai có thể chảy thông qua màng nhĩ khiến cho các ráy tai ở phía trước màng nhĩ bị nhiễm ướt. Cha mẹ khi vệ sinh tai cho trẻ có thể thấy ráy tai từ trạng thái khô chuyển thành ướt.
  • Sốt: biểu hiện của quá trình vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng, trẻ có thể bị sốt vừa đến sốt cao, từ 38 cho đến 39 độ C.
  • Rối loạn tiêu hóa: hầu hết trẻ bị viêm tai giữa thường đi kèm với triệu chứng tiêu chảy, khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Trẻ em bị viêm tai giữa ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện hết các triệu chứng nên cha mẹ rất khó để phán đoán bệnh. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh còn chưa biết nói, không thể tự miêu tả với cha mẹ về cảm giác đau ở tai. Vậy nên khi trẻ xuất hiện một vài triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, cha mẹ cần chú ý quan sát thêm thái độ và hành động của trẻ:

  • Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ nhỏ: nói với cha mẹ về cảm giác ở tai, lười ăn do khớp hàm cũng bị đau khi nhai nuốt, khi ngủ thường nằm nghiêng về một bên tai không bị viêm…
  • Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh: thường khóc quấy, bỏ ăn, lấy tai co kéo, dụi tai…

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh ngay. Bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi tai và đo nhĩ lượng. Hai phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán chính xác trẻ có bị viêm tai giữa hay không. 

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Khi đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng. Các loại thuốc này thường được chỉ định dùng trong khoảng 5-10 ngày tùy vào trường hợp cụ thể:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Azithromycin, Cefdinir,  Cefuroxim, Clarithromycin, Clindamycin…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen, Ibuprofen
  • Dung dịch nhỏ tai: Ciprofloxacin, Hydrocortison, Ofloxacin
Trẻ bị viêm tai giữa uống thuốc gì
Trẻ bị viêm tai giữa uống thuốc gì

Ở trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi, khi không dùng được thuốc dạng uống có thể đổi thành tiêm tĩnh mạch. Nhưng với hệ tiêu hóa còn non yếu, việc dùng thuốc kháng sinh sẽ khiến trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột gây tiêu chảy kéo dài. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy liên tục trong 3 ngày, cha mẹ cần cho trẻ ngưng dùng thuốc, bù nước và điện giải ngay lập tức để tránh bị mất nước trầm trọng và dẫn đến tử vong.

Bên cạnh phương pháp tây y, cha mẹ có thể tham khảo chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng biện pháp đông y. Theo đông y, viêm tai giữa là bệnh do nhiệt độc và phong nhiệt xâm vào can đởm tạo thành. Muốn trị bệnh thì cần dùng phép sơ phong thanh nhiệt, tiêu viêm trừ mủ, giúp can đởm hồi phục hoàn toàn và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Không như các loại thuốc tân dược chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng, thuốc đông y tác động sâu vào tạng phủ bị hư hại để loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh. Đồng thời thuốc đông y cũng bồi bổ toàn diện các cơ quan khác và hệ thống miễn dịch để tăng khả năng chống chọi với các vi sinh vật gây bệnh. Cùng với việc bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên, có tính đặc trị cao, thuốc đông y có thể coi là giải pháp toàn diện, an toàn mà hiệu quả để trị bệnh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Thuốc đông y có tác dụng chậm nhưng an toàn và cho hiệu quả lâu dài
Thuốc đông y có tác dụng chậm nhưng an toàn và cho hiệu quả lâu dài

Cha mẹ nên cho trẻ đến các nhà thuốc đông y uy tín để bắt mạch và bốc thuốc trực tiếp. Thầy thuốc sẽ căn cứ vào từng thể trạng riêng biệt để kết hợp các thảo dược, giúp trẻ hấp thụ thuốc một cách tối đa mà không gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.

Thông qua những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa trên đây, cha mẹ có thể nhận biết sơ bộ về căn bệnh phổ biến này ở trẻ. Viêm tai giữa sẽ không quá nguy hiểm nếu cha mẹ phát hiện sớm và cho trẻ chữa trị dứt điểm ngay từ đầu. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở tai trẻ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *