Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và các nguyên nhân gây ra

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc phải một hoặc nhiều bệnh lý về cơ xương khớp. Cụ thể như khô khớp gối, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối. Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến. Nếu không có biện pháp chăm sóc và xử lý phù hợp, cơn đau khớp gối sẽ phát triển và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang và các nguyên nhân gây ra
Tìm hiểu đau khớp gối khi lên xuống cầu thang, các nguyên nhân gây ra và cách xử lý

Nguyên nhân gây đau khớp gối khi lên xuống cầu thang

Chứng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang được hình thành do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có tình trạng tổn thương khớp gối, các cơ ở vùng đầu gối và tổ chức gân dẫn đến tình trạng đau nhức. Những tổn thương này sẽ phát triển một cách mạnh mẽ khi bạn bước lên xuống cầu thang hoặc khi vận động mạnh. Bởi trong thời gian này, theo từng bước đi đầu gối của bạn sẽ chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

Khi chân trái đưa xuống hoặc bước lên, toàn bộ phần khớp gối của bạn phải chịu trọng lực và ngược lại. Chính điều này đã làm cho sụn khớp bị tổn thương và bị bào mòn. Đồng thời khiến tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Một khi khớp gối của bạn phải chịu những ảnh hưởng và bị tổn thương ở dây chằng, sụn, mô… thì những hoạt động bao gồm cả lên xuống cầu thang đều khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn. Như vậy chứng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể xuất hiện từ những bệnh lý sau:

Bệnh viêm khớp gối

Bệnh viêm khớp gối là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh mắc chứng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang. Bởi lúc này các mô tồn tại xung quanh khớp gối của bạn có dấu hiệu bị viêm. Kèm theo tình trạng viêm là triệu chứng đỏ và sưng khớp. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn ngay cả khi không di chuyển, không lên xuống cầu thang hoặc vận động.

Bệnh thoái hóa khớp gối

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh là biểu hiện cho tình trạng xương dưới sụn khớp và sụn khớp bị tổn thương do sự mất cân bằng sinh học. Từ điều này sinh ra những phản ứng bất lợi bao gồm đau, viêm, sưng.

Khi bệnh thoái hóa khớp gối hình thành và phát triển, tình trạng đau nhức khớp gối không chỉ xảy ra khi bạn lên xuống cầu thang mà còn xảy ra khi bạn di chuyển, vận động hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và đời sống của bệnh nhân.

Bệnh thoái hóa khớp gối
Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối

Bệnh khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối là tên gọi cho tình trạng giảm tiết lượng dịch khớp gối. Khi lượng dịch cần thiết cho các hoạt động của xương khớp bị thiếu hụt, khớp sẽ khô do không được bôi trơn. Bên cạnh đó những động tác co duỗi khớp gối cũng không được trơn tru. Điều này khiến người bệnh thường xuyên đau đớn và gặp khó khăn trong các hoạt động.

Bệnh tràn dịch khớp gối

Trái ngược hoàn toàn với bệnh khô khớp gối, bệnh tràn dịch khớp gối là tên gọi của hiện tượng dịch khớp tiết ra quá nhiều và tràn ra khỏi ổ khớp. Khi lượng dịch khớp tràn ra ngoài, người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp gối khi lên xuống cầu thang. Bên cạnh đó một bên đầu gối của bạn sẽ xuất hiện triệu chứng sưng và viêm. Điều này khiến các hoạt động sinh hoạt và khả năng di chuyển của bạn bị cản trở ngay cả khi bạn ngồi xuống hoặc đứng lên.

Tổn thương dây chằng

Tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể xảy ra khi dây chằng của bạn bị tổn thương. Tổn thương này xuất hiện là do bạn thường xuyên vận động mạnh, luyện tập những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột. Ngoài ra tình trạng đau nhức xương khớp gối khi lên xuống cầu thang còn xuất hiện do chứng viêm gân bánh chè. Bởi khi gân bánh chè bị tổn thương hoặc bị viêm sẽ khiến cho các cơ nhỏ và gân bị sưng lên. Đồng thời gây đau.

Tổn thương dây chằng
Tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể xảy ra khi dây chằng của bạn bị tổn thương

Rách sụn chêm hoặc tổn thương sụn

Rách sụn chêm hoặc tổn thương sụn là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang xảy ra. Sụn chêm bị tổn thương là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Khi xuất hiện, bệnh có khả năng tác động và gây nên tình trạng đau đớn khi bạn di chuyển. Đồng thời khiến cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi và suy nhược.

Tình trạng rách sụn chêm hoặc tổn thương sụn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp và sức khỏe.

Viêm bao hoạt dịch

Tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm bao hoạt dịch. Cấu trúc của bao hoạt dịch tương tự như một túi chứa chất lỏng. Túi này nằm bao quanh khớp gối có tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, điều tiết dịch nhầy và điều hòa các hoạt động của dây chằng.

Bệnh viêm bao hoạt dịch sẽ hình thành và phát triển khi khớp gối của bạn bị nhiễm trùng, chấn thương. Ngoài ra bệnh cũng có thể xuất hiện khi hệ miễn dịch của bạn bị tác động và suy yếu. Khi bao hoạt dịch bị viêm, lượng chất lỏng sẽ bị tác động, kịch thích tăng tiết. Từ đó tạo áp lực lên đầu gối dẫn đến tình trạng đau nhức khi di chuyển, khả năng vận động của khớp gối bị ảnh hưởng.

Bệnh gout

Bệnh gout là bệnh lý thể hiện sự tích tụ một lượng lớn axit uric bên trong cơ thể. Các tinh thể axit uric có cấu tạo sắt nhọn. Khi chúng lắng đọng ở khớp gối sẽ tạo ra cảm giác đau nhức. Đồng thời gây nên tình trạng sưng. Không chỉ riêng đầu gối, bệnh gout còn khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau nhức ở bàn chân, các khớp mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay và những khớp nhỏ của bàn tay. Cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

Bệnh gout
Bệnh gout là bệnh lý thể hiện sự tích tụ một lượng lớn axit uric bên trong cơ thể. Các tinh thể axit uric có cấu tạo sắt nhọn nên khi lắng đọng ở khớp gối sẽ tạo ra cảm giác đau nhức

Cần làm gì để cải thiện cơn đau khớp gối khi lên xuống cầu thang

Khi khớp gối bị tổn thương và xuất hiện cơn đau, mọi sinh hoạt của người bệnh ngay cả khả năng di chuyển cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt việc di chuyển bằng cách lên xuống cầu thang của người bệnh sẽ vô cùng khó khăn.

Trong trường hợp bắt buộc bạn phải lên xuống cầu thang, bạn nên đi một cách từ từ và đi từng bước một. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế cơn đau xuất hiện nghiêm trọng. Hơn thế việc di chuyển của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi bước lên, bạn nên dùng chân không bị đau để trụ vững. Lúc đi xuống thì bạn dùng chân bị đau để trụ. Bên cạnh đó khi lên xuống cầu thang, bạn nên tựa vào tay vịn để hỗ trợ.

Ngoài việc leo xuống cần thang đúng cách, người bệnh có thể áp dụng thêm những biện pháp sau đây để cải thiện cơn đau:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Việc xây dựng một chế độ ăn uống cho người bị đau khớp gối vô cùng quan trọng. Bởi chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện tốt cơn đau khớp gối khi lên xuống cầu thang hoặc khi di chuyển.

Người bị đau khớp gối cần lưu lại một số lưu ý liên quan đến chế độ ăn uống như sau:

  • Bổ sung vitamin C có trong các loại trái cây như cam, quýt, chanh, xoài, kiwi, nho… Bởi việc thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau khớp và làm chậm quá trình lão hóa khớp gối.
  • Thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều omega 3. Cụ thể như cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồi, quả óc chó, quả hạnh nhân…
  • Ăn đậu tương liên tục trong 3 tháng để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bởi đậu tương mang tính kháng viêm cao và chứa rất nhiều hormone thực vật tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và những loại đồ uống có cồn hoặc chứa caffeine.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu đạm. Bởi những loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng đau nhức và viêm xương khớp của bạn tăng lên.
  • Tránh ăn nhiều muối và sử dụng những loại thực phẩm quá mặn. Bởi việc ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể của bạn giữ nước khiến tĩnh mạch sưng lên, mạch máu giãn nở. Đồng thời làm trầm trọng hơn tình trạng viêm do gây áp lực lên những khớp đang bị viêm.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện cơn đau khớp gối khi lên xuống cầu thang

Vận động khoa học

Những trường hợp bị đau khớp gối khi lên xuống cầu thang nói riêng và những trường hợp mắc bệnh cơ xương khớp nói chung nếu muốn cải thiện bệnh lý phải thường xuyên vận động. Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không nên ngồi một chỗ. Bởi việc không vận động có thể làm tăng nguy cơ bị cứng khớp của bạn. Đồng thời khiến tình trạng đau nhức và bệnh xương khớp của bạn trở nghiêm trọng hơn.

Mỗi ngày bạn nên đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh hoặc luyện tập những môn thể thao nhẹ nhàng khác trong 30 phút. Người bệnh cần tránh vận động mạnh và luyện tập những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực, di chuyển nhiều. Cụ thể như đá bóng, cầu lông, bóng chuyền, bóng rỗ, tennis…

Xoa bóp bấm huyệt

Một trong những biện pháp làm giảm đau khớp gối khi lên xuống cầu thang hiệu quả là xoa bóp bấm huyệt. Để giảm đau người bệnh có thể áp dụng biện pháp xoa bóp bấm huyệt như sau:

  • Ngồi trên sàn với tư thế gập đầu gối
  • Sử dụng đầu ngón tay giữa day và ấn vào vị trí bị lõm phía dưới xương bánh chè
  • Người bệnh vừa bấm mạnh vào vị trí đó vừa thở hơi ra một cách từ từ trong 6 giây
  • Bệnh nhân kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày. Đồng thời áp dụng phương pháp trong một thời gian dài để cải thiện bệnh lý.

Trong trường hợp bị đau khớp gối khi lên xuống cầu thang do thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau nhức theo hai cách sau đây:

Cách 1: Day khớp gối

  • Duỗi thẳng chân
  • Dùng hai tay đặt nhẹ lên hai xương bánh chè. Sau đó thực hiện day tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 20 lần.
  • Tiếp tục day tròn theo chiều ngược lại kim đồng hồ trong khoảng 20 lần.
  • Áp dụng bài tập day khớp gối nhiều lần trong ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Cách 2: Vận động khớp gối

  • Ngồi trên giường
  • Cẳng chân xếp sao cho vuông góc với đùi
  • Dùng cả hai tay ôm chặt lấy một bên của khớp gối. Sau đó co duỗi khớp gối một cách nhẹ nhàng khoảng 20 lần
  • Thực hiện động tác tương tự với chân còn lại
  • Để cải thiện bệnh lý, người bệnh cần kiên trì áp dụng bài tập vận động khớp gối mỗi ngày.
Xoa bóp bấm huyệt
Cải thiện cơn đau khớp gối khi lên xuống cầu thang bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang, các nguyên nhân gây ra và cách xử lý. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp gối. Đồng thời áp dụng phác điều trị và phương pháp chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị và đảm bảo an toàn.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *