Đau khớp khuỷu tay – Nguyên nhân và cách chữa

Đau khớp khuỷu tay phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu tình trạng đau nhức bắt nguồn do vận động hoặc chơi thể thao quá mức. Đối với những trường hợp có tình trạng đau nhức là triệu chứng của các bệnh lý mãn tính, người bệnh nên sớm áp dụng những phương pháp điều trị để cải thiện tình hình.

Đau khớp khuỷu tay - Nguyên nhân và cách chữa
Tìm hiểu đau khớp khuỷu tay, nguyên nhân gây đau, phương pháp chẩn đoán và cách chữa trị hiệu quả

Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

Tình trạng đau khớp khuỷu tay có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:

Gãy tay

Gãy tay là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến khớp khuỷu tay bị đau nhức. Gãy tay xảy ra khi có tác động vật lý mạnh hoặc xương ở cánh tay bị nứt. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài tình trạng đau nhức, gãy tay còn khiến người bệnh có cảm giác nhức mỏi, đau dữ dội ở cả cánh tay, đau nặng nề khi vận động, sưng viêm, bầm tím, khuỷu tay hoặc cánh tay biến dạng…

Hầu hết trường hợp gãy xương tay đều đáp ứng tốt nếu bệnh nhân sớm áp dụng những phương pháp chữa trị. Nếu không kịp thời điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ cao dối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Gồm: Cứng khớp, tăng trưởng xương không đều, viêm khớp, nhiễm trùng xương, chấn thương mạch máu và thần kinh…

Trật khớp khuỷu tay

Trật khớp thể hiện cho tình trạng xương tạo thành khớp bị tác động và bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng. Tình trạng này thường xuất hiện khi bạn bị tai nạn trong lúc tham gia giao thông, lao động hoặc chơi thể thao.

Tương tư như tình trạng gãy tay, trật khớp cần được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Ngoài triệu chứng đau, trật khớp còn khiến khớp thay đổi với hình dạng bất thường do ổ khớp tại vị trí này mất ổn định và có dấu hiệu lỏng lẻo.

Trật khớp khuỷu tay
Trật khớp khuỷu tay là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau khớp khuỷu tay

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là tên gọi của một túi nhỏ, bên trong có chứa chất lỏng được xác định ở gần khớp vai, hông, khuỷu tay… Chất lỏng này có vai trò tương tự như một chiếc đệm giúp giảm xóc, giảm sự ma sát khi các khớp vận động. Khi khớp vận động quá sức, bao hoạt dịch của bạn sẽ bị viêm.

Viêm bao hoạt dịch không chỉ gây ra tình trạng cứng khớp mà còn khiến khuỷu tay của bạn có cảm giác đau nhức. Khi dùng tay sờ sẽ cảm nhận được vùng da bị viêm ấm hơn những vùng da khác.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hiện tượng mô sụn bị bào mòn dẫn đến các xương va chạm và cọ xát vào nhau khi vận động. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể kể cả khớp khuỷu tay.

Để bù đắp vào những vị trí có mô sụn bị bào mòn, gai xương sẽ hình thành. Tình trạng đau nhức sẽ nghiêm trọng và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn khi gai xương phát triển.

Ngoài cơn đau xuất hiện ở khuỷu tay, bệnh thoái hóa khớp còn khiến bạn bị cứng khớp, khó khăn khi vận động và giảm độ linh hoạt. Khi những mô sụn bị bào mòn nghiêm trọng, các đầu xương va vào nhau sẽ tạo ra âm thanh.

Hội chứng Tennis elbow

Hội chứng Tennis elbow là một dạng chấn thương thường xảy ra ở những người chơi Tennis. Hội chứng này khi xuất hiện sẽ khiến cơ bắp và các gân ở khuỷu tay đau nhức.

Triệu chứng điển hình của hội chứng Tennis elbow là đau khớp khuỷu tay, cứng khớp, yếu cơ và ngứa ran. Thông thường những cơn đau phát sinh từ hội chứng này có thể đều được khắc phục bằng các phương pháp nội khoa. Rất ít bệnh nhân phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa.

Hội chứng Tennis elbow
Triệu chứng điển hình của hội chứng Tennis elbow là đau khớp khuỷu tay, cứng khớp, yếu cơ và ngứa ran

Loạn sản xương

Cơn đau khớp khuỷu tay cũng có thể xuất hiện khi bạn bị loạn sản xương. Đây là tình trạng phần xương bên dưới mô sụn gặp vấn đề hoặc bị hoại tử do lượng máu lưu thông đến vị trí này không được đảm bảo. Bệnh xuất hiện sẽ gây đau nhức, làm giảm khả năng vận động. Đồng thời làm tăng nguy cơ nứt xương và gãy xương.

Loạn sản xương là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh thường xảy ra ở đầu gối. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể hình thành ở mắt cá chân, khuỷu tay hoặc những khớp khác.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn. Bệnh có khả năng tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khớp xương. Bệnh hình thành và phát triển do hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, tự tấn công vào những mô đang khỏe mạnh của cơ thể.

Không giống như bệnh thoái hóa khớp hay các bệnh xương khớp khác, bệnh viêm khớp dạng thấp tác động và làm ảnh hưởng sâu bên trong niêm mạc khớp. Từ đó gây đau đớn. Đồng thời dẫn đến biến dạng khớp và xói mòn xương.

Trong một số trường hợp nặng, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng khác. Cụ thể như tim, phổi, mắt, da và mạch máu.

Ngoài những triệu chứng điển hình xảy ra ở xương khớp, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp còn đối mặt thêm một số triệu chứng toàn thân. Đó là cơ thể mệt mỏi, chán ăn và sốt.

Viêm gân

Viêm gân là tình trạng cơ quan nối liền nối liền giữa xương và các cơ (gân) bị kích thích dẫn đến sưng viêm. Bệnh thường gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng ở gần khớp. Tình trạng đau nhức sẽ trở nên nặng nề hơn khi bạn cử động.

Viêm gân
Viêm gân thường gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng ở gần khớp, trong đó có khớp khuỷu tay

Bong gân

Bong gân thể hiện cho sự kéo giãn dây chằng quá mức. Ở trường hợp nặng, dây chằng có thể bị rách hay thậm chí là bị đứt.

Nếu bạn bị bong gân nhẹ, bạn có thể áp dụng những phương pháp chữa bệnh tại nhà. Đối với những trường hợp nặng, bạn nên nhờ đến sự chăm sóc y tế.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

Để chẩn đoán cũng như xác định chính xác nguyên nhân khiến tình trạng đau khớp khuỷu tay xuất hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Một số xét nghiệm dưới đây có thể được thực hiện:

  • Kiểm tra thể chất: Việc kiểm tra thể chất sẽ giúp bác sĩ có thể quan sát những dấu hiệu và những phản ứng bất thường. 
  • Chụp X-quang: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này cho thấy hình ảnh cụ thể về khớp khuỷu tay và những vấn đề xảy ra xung quanh khớp khuỷu tay. Qua hình ảnh bác sĩ sẽ giúp bạn xác định được tình trạng nứt xương, gãy xương, có gai xương…
  • Chụp CT: Phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT có thể giúp bạn và bác sĩ xác định được mật độ tế bào xương. Đồng thời xác định được khả năng mắc bệnh loạn sản xương hoặc loãng xương.
  • MRI: Phương pháp chụp cộng hưởng từ sẽ cho bác sĩ một hình ảnh chi tiết về các mô mềm tồn tại xung quanh khớp như dây thần kinh, sụn, dây chằng và mao mạch.
  • Điện cơ (EMG): Phương pháp chẩn đoán này được thực hiện nhằm đo khả năng phản ứng của cơ bắp khi tại vị trí này bị kích thích bởi một dòng điện.
  • Sinh thiết: Sinh thiết sẽ được áp dụng khi bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ bạn mắc những bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng hoặc các rối loạn tự miễn.

Trên thực tế bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn áp dụng một số xét nghiệm hình ảnh khác nhằm đáp ứng cho quá trình kiểm tra, chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

Đau khớp khuỷu tay được điều trị như thế nào?

Quá trình điều trị đau khớp khuỷu tay phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây đau. Chính vì thế, ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân cụ thể. Đồng thời áp dụng những phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Đối với những trường hợp bong gân, gãy tay nghiêm trọng, người bệnh cũng nên nhờ đến sự chăm sóc y tế và điều trị tại bệnh viện.

Đối với những trường hợp có cơn đau khớp khuỷu tay do thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, hội chứng Tennis elbow, loạn sản xương… người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp điều trị sau:

Chữa trị đau khớp khuỷu tay bằng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp có khả năng kiểm soát tốt tình trạng đau nhức tại khuỷu tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe và mức độ đau nhức mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc thích hợp.

Một số loại thuốc có khả năng kiểm soát cơn đau và những triệu chứng khó chịu đi kèm:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến
  • Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids
  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID: Naproxen, Diclofena, Ibuprofen, Aspirin…
  • Thuốc giãn cơ
  • Corticosteroid sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

Những loại thuốc nêu trên có thể giúp bạn giảm đau và mang đến cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc với liều cao hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra việc sử dụng thuốc chỉ mang tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Những loại thuốc này không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh. Chính vì thế bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết.

Hoạt động của thuốc có khả năng tác động làm ảnh hưởng đến một vài vấn đề sức khỏe. Bạn cần thông báo với bác sĩ khi bị dị ứng hoặc cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Chữa trị đau khớp khuỷu tay bằng thuốc
Chữa trị đau khớp khuỷu tay bằng thuốc

Vật lý trị liệu khắc phục đau khớp khuỷu tay

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng của bác sĩ chuyên khoa, vật lý trị liệu cũng là một phương pháp được áp dụng để kiểm soát tình trạng đau khớp khuỷu tay và những triệu chứng khó chịu đi kèm.

So với việc sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu ít phát sinh rủi ro nhưng lại phát huy tác dụng chậm. Người bệnh cần phải kiên trì thực hiện thì mới cảm nhận được hiệu quả.

Bạn có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện những biện pháp vật lý trị liệu sau:

  • Liệu pháp siêu âm
  • Bài tập trị liệu cho khuỷu tay
  • Massage giảm đau
  • Liệu pháp nhiệt
  • Nẹp, băng khuỷu tay
  • Kích thích dòng điện qua da.

Điều trị đau khớp khuỷu tay bằng phẫu thuật

Theo kết quả thống kê, có rất ít trường hợp đau khớp khuỷu tay phải điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi bạn bị gãy tay, đứt dây chằng hoặc nguyên nhân gây đau là một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến khả năng vận động.

Đối với những bệnh mãn tính như viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp hoặc viêm gân, phương pháp phẫu thuật sẽ  được bác sĩ yêu cầu thực hiện khi những tổn thương xuất hiện ở các khớp quá nghiêm trọng. Đồng thời không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng những phương pháp điều trị nội khoa.

Việc điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật có thể tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng. Bao gồm: Nhiễm trùng, Tổn thương dây thần kinh, lệch khớp, tổn thương mạch máu… Chính vì thế, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra trước khi can thiệp ngoại khoa.

Điều trị đau khớp khuỷu tay bằng phẫu thuật
Điều trị đau khớp khuỷu tay bằng phẫu thuật

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong trường hợp tình trạng đau khớp khuỷu tay của bạn ở giai đoạn nhẹ, đau do bong gân, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm đau.

  • Nghỉ ngơi: Bong gân là kết quả của tình trạng gân bị tác động và bị kéo giãn quá mức. Chính vì thế, khi bị đau, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp gân và các cơ quan xung quanh có thời gian được phục hồi.
  • Đeo nẹp: Khi gân bị tổn thương, các khớp sẽ trở nên lỏng lẻo hơn. Bên cạnh đó, khớp cũng có nguy cơ cao lệch ra khỏi vị cân bằng. Trong trường hợp này, người bệnh nên sử dụng nẹp để ngăn ngừa những tác động xấu từ bên ngoài và cố định khớp khuỷu tay.
  • Chườm đá: Tình trạng bong gân có thể khiến khuỷu tay của bạn sưng to. Việc sử dụng nhiệt độ thấp từ phương pháp chườm đá có thể giúp bạn vừa kiểm soát cơn đau vừa giảm sưng và viêm. Để thực hiện, bạn dùng một ít đá lạnh cho vào túi chườm. Sau đó áp túi chườm lên vị trí bị tổn thương 2 lần/ngày, mỗi lần 20 phút.

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng đau khớp khuỷu tay, nguyên nhân gây đau, phương pháp chẩn đoán và cách chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân ngay khi cơn đau xuất hiện. Điều này sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị thích hợp. Từ đó phòng ngừa cơn đau kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động.

BẠN QUAN TÂM

Ngày Cập nhật 18/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *