Đau lưng bên trái – Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Đau lưng bên trái là bệnh đau nhức xương khớp xuất hiện phổ biến. Đặc biệt là những người đang trong độ tuổi trung niên và người lớn tuổi. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh, tình trạng này có thể xảy ra cùng với một hoặc nhiều triệu chứng khó chịu khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Đau lưng bên trái - Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tìm hiểu nguyên nhân, vị trí đau và phương pháp điều trị đau lưng bên trái

Nguyên nhân gây đau lưng bên trái

Tình trạng đau lưng bên trái xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm:

Chấn thương

Những chấn thương do va chạm, té ngã khi lao động, vận động, lái xe hoặc chơi thể thao có thể khiến cột sống lưng, cơ, dây chằng và các mô bị tổn thương. Từ đó khiến cơn đau xuất hiện một cách âm ỉ và dai dẳng. Điều này làm cản trở khả năng vận động và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Chấn thương được xếp vào danh sách nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng đau lưng bên trái hình thành.

Tuổi tác

Theo thời gian, cơ thể cùng với hệ thống xương khớp bắt đầu bị thoái hóa và có dấu hiện suy giảm chức năng. Từ đó khiến cho vùng thắt lưng dễ bị tổn thương và kéo theo những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Lười vận động hoặc làm việc quá sức

Những người lười vận động, đứng lâu, ngồi lâu một chỗ hoặc ngồi sai tư thế có thể khiến vùng eo sau lưng bị nhức mỏi. Ngoài ra, những người có công việc nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật cồng kềnh hoặc mang vác vật nặng có thể khiến vùng lưng bên trái (phía trên) của bạn gặp vấn đề. Đồng thời kéo theo những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Lười vận động hoặc làm việc quá sức
Lười vận động hoặc làm việc quá sức là một trong những nguyên nhân gây đau lưng bên trái

Đau lưng bên trái là bệnh gì?

Đau thắt lưng bên trái có thể là dấu hiện điển hình của nhiều bệnh lý phức tạp. Bao gồm:

Bệnh sỏi thận

Khi xuất hiện, bệnh sỏi thận có thể khiến vùng thắt lưng bên trái của bạn hình thành những cơn đau nhức nghiêm trọng. Trong thời gian này, cơn đau sẽ xảy ra âm ỉ tại vùng thắt lưng, vùng bụng, hông và sườn trái. Khi làm việc hoặc khi vận động, cơn đau sẽ phát triển và trở nên nặng nề hơn. Tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm khi người bệnh thư giãn và nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh sỏi thận, ngoài chứng đau nhức lưng, người bệnh còn đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác. Bao gồm tiểu ra máu và tiểu buốt.

Viêm loét dạ dày

Những cơn đau nhức âm ỉ tại vùng thắt lưng bên trái có thể xuất hiện khi bạn bị viêm loét dạ dày. Điều này xảy ra là do các dây thần kinh nhận được tín hiệu cảnh báo về mức độ căng thẳng, sau đó truyền về não bộ. Trong thời gian mắc bệnh cơ thể sẽ hình thành một số phản ứng co thắt, rút hoặc giãn dây chằng dẫn đến tê chân và đau lưng. Cơn đau sẽ tự động thuyên giảm sau khi lực căng của dây chằng ổn định và trở về vị trí ban đầu.

Bệnh về phổi

Tình trạng đau nhức vùng lưng bên trái sẽ xuất hiện khi bạn mắc một số bệnh về phổi. Cụ thể như: Bệnh lao phổi, viêm phổi, phổi trái có khối u. Ngoài triệu chứng đau nhức lưng, các bệnh về phổi còn khiến bệnh nhân có cảm giác ngực đau rát, xuất huyết phổi, thở khò khè.

Ban đầu, những vị trí bị tổn thương do bệnh phổi sẽ ổn định tại chỗ. Tuy nhiên nếu không có biện pháp khắc phục, những tổn thương và triệu chứng sẽ tăng dần theo cấp độ và lan tỏa sang nhiều vị trí khác. Những cơn đau lưng do các bệnh về phổi thường xảy ra vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng và thường kéo dài một cách âm ỉ.

Bệnh về phổi
Vùng lưng bên trái sẽ xuất hiện cơn đau khi bạn mắc một số bệnh về phổi

Hội chứng ruột kích thích 

Khi hội chứng ruột kích thích xuất hiện, người bệnh sẽ nhận thấy vùng lưng bên trái có cảm giác đau nhức âm ỉ. Kèm theo đau nhức là tình trạng nôn mửa, tiêu chảy do bị dị ứng với thức ăn. Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng tê chân trái, đau bụng, đau thắt lưng và tiêu chảy nặng.

Những triệu chứng nêu trên xuất hiện là do đại tràng bị kích thích đột ngột do ống tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến tăng co bóp.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thể hiện cho tình trạng đĩa đệm bị tổn thương và lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này khiến hệ thống dây thần kinh bị chèn ép, bao gồm cả những dây thần kinh bên trái. Khi xuất hiện, bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng mà còn khiến vùng mông, vùng lưng, đùi và chân bị tê bì.

Trong trường hợp bệnh nhân không sớm thăm khám và điều trị, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể phát triển mạnh. Điều này khiến khả năng di chuyển và khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể bị tê liệt.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm khiến tình trạng đau nhức lưng bên trái hình thành và phát triển

Đau dây thần kinh tọa

Khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Đau âm ỉ tại vùng thắt lưng bên trái
  • Tê chân trái
  • Xuất hiện cảm giác tê buốt tại lưng như đang có kim châm. Cảm giác này hình thành tại vùng thắt lưng, chạy dọc theo dây thần kinh tọa xuống dưới mặt sau của chân.
  • Nếu tình trạng tổn thương tồn tại ở rễ dây thần kinh số 5, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau xuất hiện dọc eo đến ngoài ngón út.

Gai cột sống lưng

Gai cột sống lưng thể hiện cho tình trạng những chỏm gai xương xuất hiện tại rìa cột sống. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng, đau âm ỉ tại vùng thắt lưng trái hoặc phải khi các gai xương này cọ xát vào nhau. 

Thông thường cơn đau do gai cột sống gây ra sẽ xuất hiện vào lúc nửa đêm. Cơn đau kéo dài âm ỉ đến sáng sớm. Tình trạng đau nhức sẽ càng trở nên nặng nề khi người bệnh không áp dụng những biện pháp can thiệp phù hợp.

Gai cột sống lưng
Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng, đau âm ỉ tại vùng thắt lưng trái hoặc phải khi các gai xương cọ xát vào nhau

Thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống xuất hiện phổ biến ở những người đang trong độ tuổi trung niên và người lớn tuổi. Khi xuất hiện, bệnh sẽ tác động và khiến cấu trúc cột sống thay đổi. Bên cạnh đó, hệ cơ xương khớp cũng không còn được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, chức năng bị suy thoái dẫn đến tình trạng đau lưng.

Bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau lưng bên trái xảy ra. Cơn đau sẽ nặng nề khi bạn mắc bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung… Ngoài tình trạng đau nhức lưng, người bệnh còn phải đối mặt với chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, vùng kín thay đổi mùi, thay đổi màu sắc của huyết trắng sinh lý.

Khi bị đau lưng  bên trái kèm theo những triệu chứng nêu trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới

Bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới khi xuất hiện có thể hình thành nên những cơn đau nhức nghiêm trọng ở vùng thắt lưng bên trái. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Tiểu buốt, tiểu rát, đi tiểu nhiều lần, có cảm giác căng tức khó chịu tại vùng bụng dưới.

Bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới
Bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới khi xuất hiện có thể hình thành nên những cơn đau nhức nghiêm trọng ở vùng thắt lưng bên trái

Đau lưng bên trái xuất hiện ở vị trí nào?

Vùng lưng bên trái có thể bị tổn thương và bị đau ở nhiều vị trí khác nhau. Bao gồm:

  • Đau sau lưng bên trái
  • Đau lưng dưới bên trái gần mông
  • Đau lưng trên bên trái
  • Đau lưng bên trái phía dưới
  • Đau nửa lưng bên trái

Phương pháp điều trị đau lưng bên trái

Đau lưng bên trái có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ đau, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp điều trị sau:

Phương pháp điều trị đau lưng bên trái tại nhà

Nếu bị đau lưng bên trái do chấn thương, ngồi sai tư thế, cơn đau vừa mới xuất hiện hoặc xuất hiện với mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp điều trị tại nhà. Bao gồm:

Nghỉ ngơi và thư giãn

Ngay khi cơn đau vừa mới xuất hiện dù là do bất kỳ nguyên nhân nào, người bệnh nên nhanh chóng nghỉ ngơi tại chỗ và thư giãn. Tránh di chuyển, tránh vận động động mạnh vì sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể thuyên giảm một cách đáng kể ngay sau khi bạn nghỉ ngơi mà không cần phải sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc không kê đơn OTC

Nếu cơn đau không thể thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng nề hơn mặc dù bạn đã sử dụng biện pháp nghỉ ngơi và thư giãn trong vài ngày, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau hoặc sử dụng các thuốc chống viêm không kê đơn. Cụ thể như Naproxen (Aleve), Ibuprofen (Advil), Aspirin (Bayer). Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc và không lạm dụng thuốc.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Khi áp dụng phương pháp chườm nóng, người bệnh có thể  được kích thích quá trình lưu thông máu. Đồng thời giúp dây chằng, xương khớp và các cơ được thư giãn. Khi áp dụng phương pháp chườm lạnh, tình trạng sưng và đau nhức thắt lưng của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là phương pháp điều trị đau lưng bên trái tại nhà hiệu quả

Kéo giãn cột sống

 Để cải thiện tình trạng đau nhức âm ỉ tại vùng thắt lưng bên trái, người bệnh có thể áp dụng bài tập giúp kéo giãn cột sống. Để thực hiện, người bệnh đặt điểm tỳ của lực kéo cố định ở phía trên bằng đai. Bạn có thể cố định vào nách hoặc hai bên sườn.

Tiếp đến, bạn đặt điểm tỳ lực kéo cố định ở phía dưới bằng đai kéo. Bước này cần cố định lực vào hai bên mào chậu. Cuối cùng bạn áp dụng những tư thế giúp kéo giãn cột sống thắt lưng. Từ đó giúp điều trị tình trạng đau nhức. Bạn có thể kéo giãn cột sống với tư thế nằm ngửa hoặc kéo giãn cột sống với tư thế nằm sấp.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị đau lưng bên trái

Khi cơn đau của bạn không thể thuyên giảm bằng những biện pháp nêu trên, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc. Trong đó có những loại thuốc điều trị sau:

Thuốc giảm đau thuộc nhóm Opioids

Đối với những bệnh nhân có cơn đau nhức nghiêm trọng tại phía bên trái thắt lưng (gần mông) hoặc cơn đau xuất hiện khiến khả năng vận động và khả năng di chuyển của người bệnh bị cản trở, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn điều trị ngắn hạn với những loại thuốc giảm đau thuộc nhóm Opioids. Cụ thể như Fentanyl (Actiq, Duragesic), Hydrocodone (Vicodin, Lortab).

Thuốc giãn cơ

 Những loại thuốc giãn cơ như Baclofen (Lioresal), Chlorzoxazone (Paraflex)… sẽ được sử dụng khi cơn đau xuất hiện cùng với tình trạng co thắt cơ và căng cơ.

Tiêm Steroid ngoài màng cứng

Tiêm Steroid ngoài màng cứng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho những bệnh nhân có cơn đau nhức nặng có kèm hoặc không kèm theo tình trạng viêm nghiêm trọng. Phương pháp này sẽ đưa thuốc Steroid vào sâu bên trong thắt lưng, tiếp xúc gần với phần rễ của thần kinh cột sống để chống viêm và cải thiện cơn đau.

Tiêm Steroid ngoài màng cứng
Tiêm Steroid ngoài màng cứng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho những bệnh nhân có cơn đau nhức nặng có kèm hoặc không kèm theo tình trạng viêm nghiêm trọng

Điều trị đau lưng bên trái bằng bài thuốc dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng đau nhức lưng bên trái. Tuy mang tác dụng chữa bệnh chậm nhưng những bài thuốc này tương đối an toàn, có thể sử dụng lâu ngày mà không mang đến các tác dụng ngoại ý.

Bài thuốc từ lá tướng quân điều trị đau lưng bên trái

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá cây đại tướng quân
  • 1 nắm lá cây bồ công anh
  • 1 nắm lá ngũ trảo
  • 10 gram muối trắng
  • Rượu trắng 40 độ với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Mang tất cả nguyên liệu gồm lá cây đại tướng quân, lá cây bồ công anh và lá ngũ trảo rửa sạch, sau đó để ráo nước
  • Cho muối và các nguyên liệu vào cối, giã nát
  • Thêm một ít rượu trắng 40 độ vào cối dược liệu và trộn đều 
  • Cho hỗn hợp vào chảo và xào nóng
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng lưng đang bị đau nhức
  • Áp dụng từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ gừng tươi khắc phục tình trạng lưng trái bị đau nhức

Nguyên liệu:

  • 20 gram gừng tươi
  • 15 gram hành củ
  • 30 gram bột mì.

Cách thực hiện:

  • Gừng rửa sạch và giã nát
  • Hành củ bóc vỏ và thái mỏng
  • Mang gừng, hành củ và bột mì cho vào chảo, sao nóng
  • Đắp hỗn hợp này 2 lần/ngày vào vùng lưng bên trái để giảm đau.

Bài thuốc điều trị lưng trái bị đau nhức bằng cây xấu hổ

Nguyên liệu:

  • 15 – 20 rễ cây xấu hổ.

Cách thực hiện:

  • Mang rễ cây xấu hỗ rửa sạch, để ráo
  • Cho rễ dược liệu vào chảo và sao vàng
  • Tiếp tục sắc rễ này cùng với nước lọc để uống hàng ngày, có thể uống thay cho nước trắng
  • Để tình trạng đau nhức mau chóng thuyên giảm, người bệnh nên kiên trì áp dụng bài thuốc mỗi ngày.
Bài thuốc điều trị đau lưng bên trái bằng cây xấu hổ
Bài thuốc điều trị đau lưng bên trái bằng cây xấu hổ

Bài thuốc khắc phục đau lưng bên trái bằng lá ngải cứu

Nguyên liệu: 

  • 1 nắm lá ngải cứu.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá ngải cứu
  • Sau khi ráo nước, cho dược liệu vào chảo và sao nóng
  • Đắp dược liệu vào những vị trí đang bị đau nhức
  • Người bệnh chườm lá ngải cứu vào vùng lưng bên trái mỗi ngày trong 7 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc điều trị lưng trái bị đau nhức bằng rễ cây đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 20 – 30 gram rễ đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ đinh lăng
  • Sắc dược liệu cùng với nước lọc
  • Uống nước rễ đinh lăng hàng ngày thay cho nước trắng
  • Người bệnh kiên trì uống thuốc mỗi ngày cho đến khi cơn đau được cải thiện.

Biện pháp chăm sóc thay thế trong điều trị đau lưng bên trái

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, bài thuốc dân gian, để cải thiện nhanh tình trạng đau nhức, người bệnh có thể sử dụng kết hợp các biện pháp chăm sóc thay thế. Bao gồm:

  • Thiền
  • Châm cứu
  • Xoa bóp
  • Tập Yoga
  • Tắm suối khoáng, tắm bùn.

Điều trị đau lưng bên trái bằng biện pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng và chỉ nên được áp dụng khi những phương pháp điều trị đau lưng bên trái khác không mang đến kết quả khả quan mặc dù đã áp dụng trong một thời gian dài (6 – 12 tuần). Bên cạnh đó bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật khi cơn đau xuất hiện do sự tác động của những bệnh lý nguy hiểm, khả năng đi lại và khả năng vận động bị đe dọa, bệnh nhân có thể bị liệt hoặc đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Một số phương pháp phẫu thuật bạn có thể áp dụng:

  • Phẫu thuật nội soi cột sống
  • Phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật qua ống banh (quadrant).

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định một phương pháp phẫu thuật phù hợp với thể trạng của bạn ở hiện tại.

Điều trị đau lưng bên trái bằng biện pháp phẫu thuật
Điều trị đau lưng bên trái bằng biện pháp phẫu thuật

Bài viết là tổng hợp các nguyên nhân khiến tình trạng đau lưng bên trái hình thành. Bên cạnh đó bài viết còn là thông tin về vị trí đau và phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo tối đa mức độ an toàn, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi cơn đau xuất hiện. 

Ngày Cập nhật 24/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *