Phụ nữ bị đau nhức xương khớp sau sinh và cách điều trị

Đau nhức xương khớp sau sinh là tình trạng rất phổ biến. Nó có thể hết sau một vài tháng nhưng vẫn đau âm ỉ nếu không biết cách điều trị hoặc sinh hoạt không đúng cách. Một số trường hợp đau do bệnh lý thì nhất thiết phải điều trị để tránh những biến chứng khôn lường. 

Đau nhức xương khớp là tình trạng hầu hết phụ nữ sau sinh thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị.
Đau nhức xương khớp là tình trạng hầu hết phụ nữ sau sinh thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị.

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp sau sinh

Hầu hết các trường hợp bị đau nhức xương khớp sau sinh là do những thay đổi sinh lý trong cơ thể hoặc do các tác động cơ học. Chỉ một số ít phụ nữ bị tình trạng này là có nguyên nhân từ bệnh lý.

Nhóm nguyên nhân do thay đổi sinh lý gây đau xương khớp sau sinh

Thiếu canxi

Vào những tháng cuối của thai kỳ, em bé cần rất nhiều chất dinh dưỡng từ người mẹ để phát triển toàn diện. Lượng canxi mà thai nhi cần cũng nhiều hơn so với trước. Trong khi đây là giai đoạn người mẹ rất mệt mỏi, ăn uống kém và chậm hấp thụ dinh dưỡng. Thiếu lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự lấy từ xương của người mẹ để bù vào.

Tiếp đến, ở giai đoạn cho con bú, lượng canxi tiếp tục “thất thoát” qua sữa. Nếu người mẹ không chủ động bù đắp lượng khoáng chất bị thiếu hụt này, đau nhức xương khớp là điều không tránh khỏi.

Thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến khí huyết không đủ

Một số phụ nữ mang thai bị nghén nhiều vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Họ thường xuyên ăn không được mà mất ngủ. Đến khi sinh con, cơ thể trải qua quá trình biến đổi lớn khiến họ tiếp tục bị chán ăn và hấp thụ dinh dưỡng kém. Những điều này khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Kéo dài tình trạng này dẫn đến khí huyết lưu thông kém.

Trong khi đó, lưu thông khí huyết liên quan nhiều đến việc nuôi dưỡng các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Một khi việc lưu thông gặp vấn đề, các khớp xương sẽ là nơi bị ảnh hưởng trước nhất. Nó biểu hiện rõ ràng qua những cơn đau nhức toàn thân.

Dây chằng thắt lưng bị giãn

Nguyên nhân này thường chỉ gây đau nhức lưng sau sinh. Nó là kết quả của các thay đổi sinh lý bình thường trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai và sinh con. Không phải do bệnh lý. Em bé càng lớn thì áp lực lên tử cung càng nhiều. Áp lực này khiến cho dây chằng (vốn đang lỏng lẻo bởi sự thay đổi nội tiết tố) phải giãn ra và chùng xuống.

Cùng với đó, các dây thần kinh và mạch máu ở vùng chậu cũng chịu nhiều áp lực gấp nhiều lần bình thường. Sau khi sinh em bé, áp lực không còn nhưng dây chằng, các dây thần kinh và mạch máu vẫn chưa thể phục hồi. Chúng cần một khoảng thời gian nhất định để tự hồi phục.

Dây chằng thắng lưng bị giãn nhiều khi mang thai và chưa kịp hồi phục là nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng sau sinh. cơn đau có thể theo dây thần kinh tọa lan xuống chân.
Dây chằng thắng lưng bị giãn nhiều khi mang thai và chưa kịp hồi phục là nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng sau sinh. cơn đau có thể theo dây thần kinh tọa lan xuống chân.

Nhóm nguyên nhân do sinh hoạt không đúng cách sau sinh

Nguyên nhân này thường gây ra các cơn đau lưng. Cụ thể là một số mẹ bỉm có thói quen gập người lại khi cho con bú hoặc bế con. Cột sống vốn đang rất yếu nếu phải chịu thêm áp lực sẽ rất dễ bị đau. Bên cạnh đó, một số mẹ bỉm làm việc quá sức hoặc vận động quá ít cũng có thể bị đau thắt lưng nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung. 

Những nguyên nhân khác khiến phụ nữ sau sinh bị đau xương khớp

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị đau xương khớp. Thường gặp nhất là do cơ thể bị nhiễm lạnh. Khí huyết của phụ nữ sau sinh vốn lưu thông rất kém. Nếu bị nhiễm lạnh, xương khớp sẽ bị đau nhức. Cơn đau thường xuất hiện toàn thân. Nhiều nhất là ở cột sống. Nguyên nhân là nơi đây từng chịu nhiều áp lực khi mang thai.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc viêm khớp cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau nhức xương khớp sau sinh. Thông thường, ít có trường hợp bị đau nhức do nguyên nhân này.

Bởi trước khi mang thai, người phụ nữ luôn được khuyến khích kiểm tra, điều trị và phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Trường hợp bị bệnh trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ sẽ cân nhắc các biện pháp can thiệp tạm thời. Kết thúc giai đoạn thai kỳ, người bệnh sẽ được điều trị thích hợp.

Các bệnh về xương khớp (tiêu biểu như loãng xương) có thể là nguyên nhân gây đau xương khớp sau sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường không phổ biến.
Các bệnh về xương khớp (tiêu biểu như loãng xương) có thể là nguyên nhân gây đau xương khớp sau sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường không phổ biến.

Sau sinh bị đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?

Nếu nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp là do những thay đổi sinh lý trong cơ thể thì đa số không gây nguy hiểm. Nó thường sẽ hết sau một vài tháng khi được nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.

Với nguyên nhân gây đau do sinh hoạt không đúng cách thì còn tùy vào từng người. Thực tế là có nhiều trường hợp cơn đau sẽ chỉ hết tạm thời. Khi người phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ quay trở lại.

Còn trường hợp bị đau do bệnh lý, có thể không gây nguy hiểm tính mạng người mẹ nhưng ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động. Đồng thời, nó có thể gây mất đường cong sinh lý, thay đổi dáng đi, thậm chí mất khả năng vận động. 

Tạm bỏ qua những biến chứng hoặc tác động lâu dài của tình trạng đau nhức xương khớp sau khi sinh con, ở thời điểm hiện tại, tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ. Nó khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên và mất tập trung. Kéo dài tình trạng này làm cho cơ thể chậm hồi phục và suy yếu sức đề kháng.

Bên cạnh đó, những cơn đau sẽ hạn chế rất nhiều đến các sinh hoạt hàng ngày. Và điều này khiến cho việc chăm sóc em bé trở nên khó khăn hơn bình thường. Ngoài ra, nếu để tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến lần mang thai tiếp theo.

Đau xương khớp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ sau sinh.
Đau xương khớp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ sau sinh.

Cách điều trị đau xương khớp cho phụ nữ sau sinh

Các cách điều trị dưới đây có thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng đau nhức xương khớp sau khi sinh con có nguyên nhân do thay đổi sinh lý hoặc sinh hoạt không đúng cách. Với nguyên nhân do bệnh thì các cách này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Điểm chung của các phương pháp được trình bày dưới đây là có thể điều trị tại nhà. Các nguyên liệu dễ tìm, khá an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì. Đồng thời, để tăng hiệu quả tác dụng, bạn nên phối hợp nhiều phương pháp với nhau.

Chữa đau xương khớp cho mẹ bỉm bằng chườm nóng ngải cứu và muối hạt

Đây là phương pháp chữa đau nhức xương khớp có từ rất lâu trong dân gian. Hiệu quả của nó được nhiều người công nhận. Phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể dùng cách này để giảm đau bởi nó là loại thảo dược lành tính.

Bạn cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu và một ít muối hạt. Cho chúng vào chảo rang nóng trong khoảng vài phút thì dùng khăn bọc lại và chườm lên vị trí bị đau nhức. Dược tính từ ngải cứu dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ giúp các cơ, dây chằng và dây thần kinh được thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu và giải phóng vùng máu bị ứ đọng. Đồng thời, nó còn có tác dụng kháng viêm và giảm sưng khớp.

Dùng rượu gừng xoa bóp giúp giảm đau xương khớp

Gừng có tính nóng ấm và kháng viêm rất tốt. Đây vừa là gia vị vừa là vị thuốc không thể thiếu đối với phụ nữ sau sinh. Rượu chủ yếu giữ vai trò là chất xúc tác để các dược tính trong gừng ngấm sâu hơn. Đồng thời, nó còn giữ cho gừng không bị hư. Dùng rượu gừng xoa bóp sẽ có tác dụng tán hàn, tăng lưu thông khí huyết. Qua đó, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện. 

Để thực hiện cách điều trị này, bạn cần chuẩn bị khoảng nửa kilogam gừng tươi và 1 lít rượu trắng (loại 45 độ và lên men tự nhiên). Gừng sau khi đập dập thì bỏ vào bình sành (hoặc thủy tinh). Sau đó cho rượu vào ngập gừng. Ngâm liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần là có thể dùng được.

Ngâm chân với nước gừng giảm đau xương khớp và lạnh tay chân sau sinh

Cách điều trị này vừa giảm được các cơn đau nhức xương khớp vừa giúp phụ nữ sau sinh dễ ngủ hơn. Ngâm chân với nước gừng đặc biệt hiệu quả trong trường hợp nguyên nhân gây đau do nhiễm lạnh. Bởi dược tính có trong gừng cộng với nhiệt độ thích hợp sẽ kích thích quá trình lưu thông máu tốt hơn và giải cảm.

Đồng thời, nó còn giúp các cơ ở chân được thư giãn và tạo cảm giác dễ chịu. Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh thường hay bị lạnh tay chân. Việc ngâm chân trong nước gừng sẽ giảm được đáng kể tình trạng này.

Để chuẩn bị cho một lần ngâm chân, bạn cần khoảng 200g gừng. Gừng sau khi đập dập thì bỏ vào ấm đun sôi 1 – 2 lần. Pha nước gừng với nước lạnh đến khi nước còn ấm ấm thì ngâm chân. Ngoài ra, bạn có thể cho vào ấm nước một ít chanh hoặc sả nguyên cây đập dập để có mùi dễ chịu hơn. Mỗi ngày nên ngâm chân với nước gừng 1 lần trước khi đi ngủ. Kiên trì vài tuần, tình trạng đau nhức sẽ giảm đáng kể.

Ngâm chân với nước gừng vừa là cách giảm đau nhức xương khớp vừa khắc phục tình trạng lạnh tay chân cho phụ nữ sau sinh.
Ngâm chân với nước gừng vừa là cách giảm đau nhức xương khớp vừa khắc phục tình trạng lạnh tay chân cho phụ nữ sau sinh.

Chữa đau nhức xương khớp bằng món ăn

Món ăn “kinh điển” chữa đau nhức xương khớp cho phụ nữ sau sinh là canh rau mồng tơi và chân giò. Ngoài công dụng giảm đau, đây còn là món ăn nhiều dinh dưỡng. Đồng thời, món ăn này còn tốt cho sữa mẹ bởi nó chứa nhiều vitamin A3, B3 và saponin. Mẹ bỉm có thể dùng thường xuyên dù đã hết bị đau nhức.

Trong chế biến món này, ngoài các nguyên liệu như bình thường, bạn cần thêm một ít rượu trắng. Chân giò sau khi hầm chính thì niêm gia vị và cho rau mồng tơi vào. Nước sôi lên 1 lần nữa thì tắt bếp và cho vào một chút rượu. Bạn nên ăn khi còn nóng. 

Hỗn hợp nước ép trị đau nhức xương khớp sau sinh ở phụ nữ

Một số loại trái cây khi kết hợp với nhau dạng nước ép có tác dụng chữa đau nhức xương khớp cho phụ nữ sau khi sinh con. Tiêu biểu là sự kết hợp giữa chanh (¼ trái) , táo hoặc cà rốt (1 củ) với gừng (1 nhánh) và bột nghệ (1 muỗng cà phê).

Các thành phần này đều có tác dụng giảm viêm và giãn nở mạch máu. Nhờ đó, quá trình lưu thông máu đến các vị trí đau nhức sẽ tốt hơn. Bạn cần kiên trì uống mỗi ngày 1 ly nước ép hỗn hợp này. Trong khoảng 1 tuần thì tình trạng đau sẽ được cải thiện rõ nét. 

Lưu ý khi chữa đau xương khớp sau sinh

Bên cạnh áp dụng các cách điều trị đau nhức xương khớp sau sinh, bạn cần lưu ý lại chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình. Nếu thực hiện đúng cách, hai yếu tố này sẽ góp phần rất quan trọng để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào tình trạng thoái hóa xương khớp khi bước vào độ tuổi xế chiều.

Đối với sinh hoạt

Trong khoảng 1 tháng đầu sau sinh là giai đoạn bạn cần hạn chế vận động. Tuy nhiên, không nên vì thế mà suốt ngày cứ nằm yên một chỗ. Nó sẽ khiến máu huyết bị ứ đọng và gây đau nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên đi lại nhẹ nhàng. Vào những tháng tiếp theo, tùy vào tình trạng sức khỏe, bạn nên tập thể dục vừa sức.

Mẹ bỉm nên vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông thuận lợi và giảm đau nhức xương khớp.
Mẹ bỉm nên vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông thuận lợi và giảm đau nhức xương khớp.

Trong vấn đề ăn uống

Bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả. Đặc biệt là canxi, vitamin D và K. Canxi là khoáng chất tối quan trọng cho sự chắc khỏe của xương. Còn vitamin D và K là chất xúc tác không thể thiếu giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất này.

Ngoài ra, khi bị đau nhức xương khớp, mẹ bỉm không được tự ý dùng thuốc. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe vốn đang rất nhạy cảm. Đồng thời, nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến bé thông qua chất lượng nguồn sữa. Nhiều trường hợp lạm dụng thuốc giảm đau hoặc dùng không đúng cách khiến mẹ bỉm bị mất sữa, chán ăn, căng thẳng quá mức và làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương của xương khớp.

Trường hợp sau sinh bị đau xương khớp cần đến gặp bác sĩ

Phần lớn các trường hợp đau nhức xương khớp sau sinh đều không đáng lo và có thể điều trị tại nhà. Một số ít trường hợp có nguyên nhân từ bệnh lý hoặc ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người mẹ thì cần nhanh chóng gặp bác sĩ.

Đối với tình trạng đau có nguyên nhân từ bệnh lý, người mẹ còn bị thêm một số tình trạng như sốt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn… Đồng thời, cơn đau sẽ kéo dài nhiều tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi đó, mẹ bỉm cần liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chữa càng sớm thì tỷ lệ hết bệnh càng cao. Đồng thời, mẹ cũng sẽ tránh được những biến chứng.

Ngoài ra, nếu như trước khi mang thai, mẹ bỉm có tiền sử mắc bệnh xương khớp thì tốt nhất là nên đi kiểm tra nếu tình trạng đau xuất hiện sau sinh. Về bản chất, các bệnh xương khớp không có thuốc điều trị dứt điểm hoàn toàn. Thay vào đó, người ta chỉ có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát. Khi mang thai, các yếu tố về thay đổi nội tiết tố và sức nặng của thai nhi có thể khiến bệnh tái phát hoặc gây tổn thương đến xương khớp nhiều hơn.

Xem thêm: Đau nhức xương khớp khi mang thai và cách giảm đau

Ngày Cập nhật 06/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *