Đau vai gáy khó thở có nguy hiểm không? Làm sao khỏi?

Đau vai gáy khó thở xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như chấn thương, hoạt động không đúng tư thế, bệnh lý… Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể thường xuyên có cảm giác khó thở, thở dốc, đau nhói ở lưng và đau thắt ở ngực. Vậy đau vai gáy khó thở có nguy hiểm không? Làm sao khỏi?

Đau vai gáy khó thở có nguy hiểm không? Làm sao khỏi?
Tìm hiểu đau vai gáy khó thở có nguy hiểm không? Làm sao khỏi?

Đau vai gáy khó thở có nguy hiểm không? 

Đau vai gáy khó thở là một dạng của bệnh đau vai gáy. Tuy nhiên do kèm theo chứng khó thở, xuất hiện cùng với nhiều nguyên nhân gây đau khác nhau nên tình trạng này nguy hiểm hơn so với những trường hợp khác.

Đa số những bệnh nhân bị đau vai gáy khó thở sẽ có cảm giác khó chịu, nhói ở vùng lưng, tim và ngực. Sau khi xuất hiện, cơn đau sẽ nhanh chóng phát triển. Sau đó lan sang cánh tay, bàn tay và nhiều vị trí khác. Điều này khiến người bệnh bị đau nhức âm ỉ và cảm thấy khó thở. Lâu ngày cơ thể sẽ trở nên vô cùng mệt mỏi và suy nhược.

Tình trạng đau vai gáy kèm theo chứng khó thở không chỉ là một bệnh lý thông thường mà còn dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số vấn đề, bệnh lý nguy hiểm khác. Cụ thể như:

Chấn thương 

Chấn thương là một trong những nguyên nhân điển hình khiến bạn bị đau vai gáy kèm theo chứng khó thở. Khi mang vác vật nặng, mang vác vật cồng kềnh sai tư thế, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, té ngã… các cơ và xương khớp ngay tại phần vai sẽ bị tác động dẫn đến chấn thương. Trong thời gian này, cơn đau sẽ xuất hiện một cách âm ỉ ngay tại vùng vai gáy, lưng và cánh tay. Ở một số trường hợp khác, cơn đau có thể xảy ra đột ngột, đau nhói khiến người bệnh vận động khó khăn.

Bên cạnh tình trạng đau nhức, khi bị chấn thương, người bệnh còn cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó thở, nhói ở ngực và xuất hiện một vài triệu chứng khó chịu khác.

Thoát vị đĩa đệm

Khi đĩa đệm bị chấn thương và thoát vị, hai đầu xương sẽ thường xuyên tiếp xúc, va vào nhau. Bên cạnh đó chất dịch nhờn bôi trơn suy giảm, hệ thống dây thần kinh bị chèn ép khiến những cơn đau thường xuyên xuất hiện đột ngột tại khu vực cổ vai gáy, vùng thắt lưng.

Nếu không có biện pháp can thiệp, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu tại vùng ngực, thường xuyên thở gấp, khó thở, cơ thể mệt mỏi, đau tức ở vùng lưng. Cảm giác khó chịu và tình trạng đau tức sẽ rõ ràng hơn khi bạn dùng tay ấn nhẹ.

Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm bị chấn thương và thoát vị là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy khó thở

Rối loạn khớp

Tình trạng đau vai gáy khó thở có thể hình thành và phát triển do bệnh rối loạn khớp. Bởi khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau mỏi vùng vai gáy, đau mỏi lưng. Cơn đau sẽ xảy ra một cách âm ỉ, dai dẳng, đôi khi là đột ngột khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị rối loạn khớp còn phải thường xuyên đối mặt với tình trạng đau tức ngực, nhói tại ngực, khó thở. Một số trường hợp khác, tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ cũng sẽ xảy ra. Lâu ngày khiến cơ thể của bệnh nhân bị suy nhược nghiêm trọng.

Thoái hóa cột sống và gai cột sống

Thoái hóa cột sống và gai cột sống là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở những người lớn tuổi. Theo thời gian, cột sống, xương và các khớp sẽ bị lão hóa. Điều này khiến cho vùng ngực và vùng lưng thường xuyên xuất hiện tình trạng khó thở và căng tức. Khi bệnh phát triển, cơn đau không chỉ xuất hiện tại vùng lưng mà còn lan tỏa sang vùng cổ vai gáy và nhiều vị trí khác. Đồng thời kèm theo triệu chứng khó chịu, đau nhói tại ngực và khó thở.

Bệnh phổi

Bệnh phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau vai gáy kèm theo chứng khó thở. Khi bị bệnh phổi, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu, căng tức tại vùng ngực, khó thở. Đồng thời ho dữ dội trong một thời gian dài. Ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân thường ho ra máu. Trong thời gian này, tình trạng khó thở và triệu chứng căng tức tại vùng ngực, vai gáy cũng thường xuyên xuất hiện và trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh phổi
Bệnh phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau vai gáy kèm theo chứng khó thở

Áp lực cơ liên sườn

Tương tự như một số vị trí khác trên cơ thể, khi hoạt động quá mức hoặc phải chịu nhiều áp lực, cơ liên sườn sẽ bị tổn thương. Đồng thời gây ra tình trạng khó thở, đau nhức, đau mỏi tại nhiều vị trí khác nhau. Trong đó có vùng vai gáy. Người bệnh sẽ nhận thấy rõ tình trạng này khi hắt hơi hoặc ho.

Áp lực cơ liên sườn xuất hiện phổ biến ở những người thường xuyên lao động nặng như bốc vác, nhân viên vận chuyển hàng hóa… hoặc ít vận động, phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may…

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thường gây ra những cơn đau nghiêm trọng tại vùng vai gáy và ngực. Kèm theo cơn đau là tình trạng khó thở, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Ở một số trường hợp, cơn đau tức tại vùng vai gáy sẽ phát triển và lan dần xuống cánh tay, bàn tay. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị đột quỵ. Nếu nặng hơn người bệnh có thể tử vong.

Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn (viêm khớp sụn sườn) được xác định là nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai gáy khó thở. Khi hít thở sâu, phần sụn sườn sẽ bị tác động khiến cho cơn đau xuất hiện rõ ràng hơn. Đồng thời gây khó khăn trong việc thở.

Đối với những trường hợp bệnh nặng, tần suất xuất hiện và mức độ của tình trạng đau vai gáy sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong thời gian này người bệnh không thể cử động một cách bình thường. Nếu không có biện pháp khắc phục, người bệnh sẽ bị mất chức năng vận động.

Viêm sụn sườn
Viêm sụn sườn (viêm khớp sụn sườn) được xác định là nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai gáy khó thở

Biện pháp khắc phục đau vai gáy khó thở

Đối với tình trạng đau vai gáy khó thở, người bệnh cần phải thận trọng, sớm tiến hành kiểm tra và áp dụng những phương pháp xử lý phù hợp theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, để cơn đau mau chóng thuyên giảm, quá trình hít thở trở nên thuận lợi hơn, người bệnh nên lưu lại và áp dụng thêm một số biện pháp giảm đau, cải thiện tình trạng khó thở như sau:

Sử dụng bài tập vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và áp dụng một số phương pháp điều trị khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên hỗ trợ điều trị tình trạng đau vai gáy khó thở bằng các bài tập vật lý trị liệu.

Tuy nhiên bạn cần phải thực hiện bài tập đúng cách, kiên trì áp dụng thì cơn đau và tình trạng khó thở mới được cải thiện. Nếu áp dụng bài tập sai cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Người bệnh không tự ý luyện tập để tránh gây nguy hiểm.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là biện pháp giảm đau, cải thiện tình trạng khó thở khá tốt. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những đối tượng có cơn đau cấp tính, bệnh vừa mới khởi phát. Đối với những trường hợp bệnh nặng, cơn đau đã phát triển và chuyển sang thể mãn tính, cả biện pháp chườm lạnh và chườm nóng đều không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Để thực hiện, bạn cần sử dụng miếng vải bọc lấy đá lạnh với một lượng vừa đủ. Sau đó áp trực tiếp túi vải này lên vị trí đang bị đau. Trong 48 giờ đầu, cách 1 – 2 tiếng chườm lạnh một lần. Chườm lạnh từ 10 – 15 phút/lần. Sau 48 tiếng bạn có thể kéo dài khoảng cách giữa các lần chườm lạnh. Đồng thời có thể thay thế biện pháp chườm lạnh bằng chườm nóng.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là biện pháp giảm đau, cải thiện tình trạng khó thở khá tốt

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý và khoa học

Để cải thiện tốt tình trạng đau vai gáy khó thở, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý và khoa học. Đặc biệt bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại vitamin (vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K…), canxi, kali có trong các loại trái cây tươi, rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa…

Việc cung cấp các loại vitamin, canxi, kali… cho cơ thể không chỉ giúp bạn cải thiện tốt bệnh lý mà còn giúp bạn nâng cao sức khỏe xương khớp, cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch… Đồng thời phòng ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống và một số bệnh lý xương khớp khác.

Bên cạnh việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn nên hạn chế sử dụng các loại rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cà phê và một số chất kích thích khác. Bởi đây đều là những sản phẩm có thể kích hoạt cơn đau. Đồng thời khiến bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cần lưu ý, trong mỗi bữa ăn cần phải có đa dạng cũng như đầy đủ các chất dinh dưỡng. Người bệnh không nên tập trung để ăn quá nhiều một chất nào đó mà lại không bổ sung cho cơ thể những thành phần quan trọng khác.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mức

Để quá trình điều trị tình trạng đau vai gáy khó thở trở nên tốt nhất, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, chế độ làm việc phù hợp để tránh cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng quá mức. Bên cạnh đó, bạn nên suy nghĩ tích cực, sống vui vẻ và lạc quan, không lo lắng nhiều. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị của bạn đạt hiệu quả cao hơn.

Sau khi đến bệnh viện và tiến hành thăm khám, người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị đúng với những chỉ định mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Bệnh nhân không nên suy nghĩ nhiều. Bởi điều này sẽ khiến quá trình chữa bệnh của bạn gặp nhiều khó khăn. Hơn thế sức khỏe tổng thể của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mức
Để quá trình điều trị tình trạng đau vai gáy khó thở trở nên tốt nhất, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, chế độ làm việc phù hợp để tránh cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng quá mức

Bài viết là thông tin cơ bản giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau vai gáy khó thở và biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để tiến hành thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh ngay khi bệnh vừa khởi phát. Đồng thời trao đổi thông tin và áp dụng những phương pháp chữa bệnh phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và đạt tối đa hiệu quả điều trị bệnh.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *