Gai Đôi Cột Sống S1 Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Gai đôi cột sống S1 là bệnh bẩm sinh khá hiếm gặp. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh chưa được làm rõ. Đến nay vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm. Thay vào đó, người ta chỉ có thể kiểm soát bệnh thông qua thuốc hoặc các biện pháp vật lý trị liệu.

Gai đôi cột sống là bệnh hiếm gặp và chưa có thuốc trị khỏi hoàn toàn.
Gai đôi cột sống là bệnh hiếm gặp và chưa có thuốc trị khỏi hoàn toàn.

Cột sống S1 ở đâu và gai đôi cột sống S1 là gì

Trước khi tìm hiểu gai đôi cột sống S1 là gì, bạn cần biết sơ qua về cấu tạo cột sống của con người. Chúng ta có từ 33 – 35 đốt sống. Cột sống được chia thành 4 đoạn. Mỗi đoạn có cấu tạo tương ứng với chức năng mà nó đảm nhận. Trong đó, đốt sống thắt lưng ký hiệu là L (gồm 5 đốt sống). Còn đốt sống cùng gồm có 5 đốt (kí hiệu từ S1 đến S5).

Đặc điểm của đốt sống thắt lưng là không có lỗ ngang. Đồng thời, nó cũng không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân. Trong khi đó, các đốt sống cùng dính chặt với nhau. Phía trên tiếp giáp với đốt sống thắt lưng, phía dưới tiếp giáp với xương cụt và hai bên thì tiếp giáp với xương chậu.

Bệnh gai đôi cột sống S1 có tên tiếng Latin là Spina bifida. Nghĩa là cột sống bị tách đôi. Đây là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp ở cột sống. Gai đôi cột sống S1 hình thành từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Cơ chế gây bệnh liên quan đến quá trình phân bào ở cột sống của trẻ. Nó bị tách ra làm đôi dẫn đến các dây thần kinh và ống sống không thể đóng lại hoàn toàn. 

Bệnh thường thường được phân thành 2 loại: Gai đôi cột sống S1 và gai đôi cột sống L5. Bất kỳ thai nhi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh gai đôi cột sống. Nhiều kết quả thống kê cho thấy, trên toàn thế giới cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 2 trẻ mắc bệnh này. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh gai đôi cột sống S1 nhiều hơn L5. 

Đốt sống cùng S1 và thắt lưng S5 là những vị trí thường xuất hiện tình trạng gai đôi cột sống.
Đốt sống cùng S1 và thắt lưng S5 là những vị trí thường xuất hiện tình trạng gai đôi cột sống.

Nguyên nhân gây gai đôi cột sống S1

Gai đôi cột sống S1 do bẩm sinh. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành bệnh vẫn đang được các nhà khoa học làm rõ. Tuy nhiên, người ta tin rằng một số yếu tố dưới đây có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh này:

  • Trong quá trình mang thai người mẹ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ;
  • Người mẹ mắc bệnh liên quan đến hấp thụ canxi hoặc bệnh về cột sống.
  • Phụ nữ đang mang thai thường xuyên phải làm việc nặng nhọc.

Các triệu chứng thường gặp của gai đôi cột sống S1

Rất khó để phát hiện bệnh gai đôi cột sống S1 từ giai đoạn đầu. Bởi đây là bệnh hình thành từ trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, khi trẻ đã được sinh ra thì cũng rất khó phát hiện bệnh. Nguyên nhân là nó không có triệu chứng rõ ràng. Thông thường, trẻ bị gai đôi cột sống S1 chỉ được phát hiện khi tình cờ chụp X – quang cột sống.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp bị gai đôi cột sống S1 sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu như:

  • Đau vùng cổ. Cảm giác đau tăng lên khi dùng tay ấn nhẹ vào đốt sống cổ. Bên cạnh đó, cơn đau cũng có thể lan xuống hai cánh tay;
  • Vận động khó khăn do co cứng cơ. Trường hợp nặng có thể gây rối loạn vận động hoặc rối loạn phản xạ do rễ dây thần kinh bị chèn ép;
  • Có thể gây mất đường cong sinh lý trong một số trường hợp nghiêm trọng.

Tóm lại, triệu chứng của gai đôi cột sống S1 không rõ ràng và không giống nhau. Những trường hợp mắc bệnh này thường chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển nặng hoặc chuyển sang biến chứng.

Gai đôi cột sống S1 là bệnh bẩm sinh và thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.
Gai đôi cột sống S1 là bệnh bẩm sinh và thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.

Biến chứng gai đôi cột sống S1

Các biến chứng của gai đôi cột sống S1 khá giống với bệnh gai cột sống thông thường. Tuy nhiên, nó dễ diễn biến ở mức độ nghiêm trọng. Điều đó cũng có nghĩa là việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn. Một số biến chứng thường gặp là:

  • Đau thần kinh liên sườn

Nếu gai đôi cột sống S1 chuyển sang biến chứng đau thần kinh liên sườn, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức ở vùng ngực và ức xương. Cơn đau tăng lên dữ dội khi hắt hơi, ho hoặc vận động sai tư thế.

  • Đau dây thần kinh tọa

Biến chứng này ít khi xuất hiện trong trường hợp gai đôi cột sống S1. Thay vào đó, nó thường gặp ở bệnh nhân bị gai đôi cột sống L5. Khi bị đau thần kinh tọa, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội từng đợt từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, bắp chân, thậm chí xuống tận các ngón chân.

Đặc biệt, các cơn đau nhức thường xuất hiện nhiều khi trời lạnh hoặc vào thời điểm nửa đêm về sáng. Do đó, người bị biến chứng này thường mất ngủ, dẫn đến suy nhược cơ thể và suy yếu sức đề kháng.

  • Thoát vị đĩa đệm

Là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài. Nó gây chèn ép rễ dây thần kinh và ống sống. Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức khó chịu ngay cả khi người bệnh chỉ cử động bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đếnliệt chi.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những biến chứng có thể xảy ra bởi gai đôi cột sống S1.
Thoát vị đĩa đệm là một trong những biến chứng có thể xảy ra bởi gai đôi cột sống S1.
  • Các biến chứng nguy hiểm khác

Bên cạnh 3 biến chứng thường gặp như đã trình bày, bệnh gai đôi cột sống S1 ở dạng nặng có thể xuất hiện một số tình trạng nguy hiểm khác như: Biến dạng đường cong sinh lý, vẹo cột sống; Mất khả năng vận động ở hai tay, hai chân hoặc cả tay và chân; Yếu cơ; Rối loạn đại tiện và tiểu tiện hoặc mất tự chủ trong các hoạt động này; Rối loạn cảm giác ở đốt sống cổ, tay hoặc chân.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến gai đôi cột sống S1

1/ Gai đôi cột sống S1 có nguy hiểm không?

Gai đôi cột sống S1 có nguy hiểm không tùy từng trường hợp. Có nhiều yếu tố tác động đến vấn đề này. Trong đó có mức độ bệnh, cơ địa, phương pháp và thời điểm điều trị. Nếu điều trị sớm và đúng phương pháp thì bệnh không gây nguy hiểm. Ngược lại, để càng lâu hoặc không đúng phương pháp thì nguy cơ bệnh chuyển sang biến chứng là rất lớn. Đồng thời, nguy cơ liệt chi sẽ rất cao, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.

2/ Gai đôi cột sống S1 có chữa khỏi được không?

Gai đôi cột sống cũng tương tự như nhiều bệnh lý xương khớp khác ở chỗ không thể điều trị dứt điểm. Mặc dù sự phát triển của y học đã tìm ra phương pháp tiêm sinh học nhưng người ta vẫn không thể chắc rằng bệnh có thể được chữa tận gốc. Các giải pháp điều trị hiện nay chỉ có thể tập trung vào khắc phục triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Chính vì thế mới có khái niệm điều trị bảo tồn đối với các bệnh lý về xương khớp.

3/ Gai đôi cột sống S1 có di truyền không?

Đến nay vẫn chưa có kết luận về vấn đề gai đôi cột sống S1 có di truyền không. Tuy nhiên, một số trường hợp ghi nhận bố mẹ mắc bệnh này, con sinh ra cũng sẽ bị bệnh. Thậm chí có trường hợp tất cả anh chị em trong gia đình đều đồng thời bị gai đôi cột sống. Chính vì thế, nếu bản thân hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh gai đôi cột sống S1 thì khi sinh con, bạn nên chủ động tầm soát bệnh cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Chưa có bằng chứng để khẳng định gai đôi cột sống S1 có di truyền hay không.
Chưa có bằng chứng để khẳng định gai đôi cột sống S1 có di truyền hay không.

Điều trị gai đôi cột sống S1 bằng phương pháp bảo tồn

Điều trị bảo tồn là giải pháp ưu tiên đối với các trường hợp mắc bệnh gai đôi cột sống. Cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu. Việc điều trị sẽ cần tiến hành theo phác đồ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều lượng dùng và những phương pháp vật lý trị liệu cụ thể.

Thuốc tân dược hỗ trợ kiểm soát gai đôi cột sống S1

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Thường dùng là loại không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuflophen… Một số trường hợp nặng có thể cân nhắc dùng thuốc tiêm steroid. Đây là thuốc có dược tính mạnh, giảm đau nhanh nhưng thường đi kèm nhiều tác dụng phụ;
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal hoặc Decontractyl…;
  • Thuốc Methylprednisolon: Sử dụng khi người bệnh bị gai đôi cột sống dẫn đến tổn thương mô sụn khớp. Thuốc thường dùng ở dạng tiêm;
  • Hỗ trợ hoạt động của cơ xương từ một số loại vitamin: Thường dùng là vitamin nhóm B;

Vật lý trị liệu điều trị gai đôi cột sống S1

Gồm một số biện pháp như:

  • Sử dụng nẹp cổ;
  • Châm cứu;
  • Bấm huyệt;
  • Massage nhẹ nhàng;
  • Chườm nóng hoặc lạnh.

Phẫu thuật chữa gai đôi cột sống S1 tiến hành khi nào?

Phẫu thuật chỉ ngăn bệnh tiến triển nặng. Nó không thể giải quyết tận gốc gai đôi cột sống S1. Thông thường, chỉ khi điều trị bảo tồn không có kết quả mới dùng đến phẫu thuật. Hoặc khi bệnh đã chuyển sang những biến chứng nguy hiểm như rễ dây thần kinh hoặc ống tủy bị chèn ép, cột sống bị cong vẹo… thì mới dùng đến biện pháp phẫu thuật.

Phẫu thuật gai đôi cột cốt S1 chỉ tiến hành khi thật sự cần thiết. Bởi phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh.
Phẫu thuật gai đôi cột cốt S1 chỉ tiến hành khi thật sự cần thiết. Bởi phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh.

Cách phòng tránh gai đôi cột sống S1

Gai đôi cột sống S1 là bệnh bẩm sinh. Thế nên sinh hoạt cũng như ăn uống của người mẹ trước và trong giai đoạn mang thai đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể, để phòng bệnh này cho bé, người mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Trước khi mang thai, người phụ nữ cần được uống acid folic để ngăn ngừa một số bệnh bẩm sinh;
  • Bổ sung acid folic từ các loại thực phẩm: Ngũ cốc, măng tây, đậu, các loại rau sẫm màu và hải sản;
  • Thường xuyên luyện tập thể dục vừa sức;
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ;
  • Không sử dụng các chất kích thích
  • Tránh mang vác các vật nặng trong giai đoạn mang thai;
  • Hạn chế mang giày cao gót khi mang thai thai;
  • Không nên nằm hoặc ngồi quá lâu một chỗ;
  • Tránh để tâm trạng căng thẳng quá mức.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *