Hắc lào ăn vào máu là gì? Có nguy hiểm không?

Hắc lào ăn vào máu khiến bệnh tái phát nhiều lần và rất khó để điều trị dứt điểm. Các đốm đỏ có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào. Một khi mầm bệnh đã đi vào máu, nguy cơ nhiễm trùng máu là rất lớn. Do đó người bệnh nên chủ động tìm kiếm và áp dụng những giải pháp điều trị thích hợp. Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, đem lại sự an toàn cao, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên áp dụng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ Y học cổ truyền.

Hắc lào ăn vào máu là gì?

Hắc lào là bệnh nhiễm trùng ngoài da liên quan đến vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Mầm bệnh có thể ẩn sâu dưới da và nhiễm vào máu. Tình trạng này gọi là hắc lào đã ăn vào máu. Nói cách khác, máu mang mầm bệnh tích tụ ở vị trí nào thì vùng da nơi đó sẽ bị hắc lào.

Hắc lào đã đi vào máu là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh.
Hắc lào đã đi vào máu là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh.

Người ta còn gọi tình trạng này là hắc lào mạn tính. Điều trị xong thì bệnh vẫn tái phát lại. Ngay cả khi mầm bệnh dưới da ở bị trí bị hắc lào đã được tiêu diệt thì bệnh vẫn sẽ bùng phát ở một vùng da khác. Hắc lào đã đi vào máu thì bất kỳ vùng da nào cũng có thể bị nhiễm bệnh khi có sự tác động của một số yếu tố dễ gây dị ứng.

Để biết một trường hợp nào đó có đang bị hắc lào mạn tính hay không, ngoài dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ cần đến thông tin về tiền sử bệnh. Bên cạnh đó, họ sẽ thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để xác định mức độ bệnh và tìm ra phác đồ điều trị thích hợp.

Biểu hiện cho thấy bệnh hắc lào đã ăn vào máu

Đối với những người bị hắc lào ở dạng nhẹ, nếu bệnh có tái phát thì thường là ngay vị trí đã điều trị. Nguyên nhân là do mầm bệnh ở vùng da này không được trị triệt để. Tuy nhiên, với những người bệnh đã ăn vào máu thì vị trí tái phát sẽ khác lần trước. Nó thường xuất hiện ở những chỗ không ngờ tới. Ngay cả bác sĩ cũng không đoán được vị trí xuất hiện bệnh tiếp theo nằm ở đâu.

Bên cạnh dấu hiệu xuất phát các đốm đỏ, người bị bệnh hắc lào ăn vào máu còn gặp phải tình trạng ngứa ngáy toàn thân. Điều này hoàn toàn khác với trường hợp bị bệnh nhẹ (chỉ ngứa ở vùng da bị nổi đốm đỏ). Có trường hợp bệnh đi vào máu sẽ xuất hiện rất nhiều những đốm nhỏ trên toàn cơ thể. Chúng có kích thước nhỏ hơn đốt ngón tay và khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu.

Với những trường hợp bệnh hắc lào đã đi vào máu. các đốm đỏ sẽ xuất hiện ở những vị trí mới và không thể đoán trước được.
Với những trường hợp bệnh hắc lào đã đi vào máu. các đốm đỏ sẽ xuất hiện ở những vị trí mới và không thể đoán trước được.

Ngoài những dấu hiệu lâm sàng khá đặc trưng khi hắc lào đi vào máu, các bác sĩ còn căn cứ vào thời gian xuất hiện và tái phát bệnh. Trường hợp bệnh dưới 3 tháng hoặc trong khoảng 9 tháng trở lại thì khả năng mầm bệnh đi vào máu ít hơn. Trong khi đó, với những trường hợp mắc bệnh từ 2 – 3 năm trở lên thì nguy cơ này là rất lớn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắc lào đi vào máu

Như đã trình bày, nguyên nhân gây bệnh hắc lào là do sự  xuất hiện và phát triển của vi nấm. Những yếu tố tác động cộng hưởng dẫn đến sự có mặt của chúng là: thời tiết, điều kiện môi trường sống, cơ địa quá nhạy cảm, ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, chăm sóc da không đúng cách và một số yếu tố khác.

Thói quen sử dụng nhiều thực phẩm hoặc thức uống dễ gây dị ứng trong và sau điều trị dễ khiến bệnh hắc lào chuyển sang mạn tính.
Thói quen sử dụng nhiều thực phẩm hoặc thức uống dễ gây dị ứng trong và sau điều trị dễ khiến bệnh hắc lào chuyển sang mạn tính.

Hắc lào ăn vào máu chủ yếu do biến chứng hắc lào mãn tính không được điều trị. Bệnh tái phát thường xuyên và liên tục tại các vị trí da khác nhau. Bên cạnh đó, điều trị sai cách gây viêm nhiễm, tổn thương da cũng là nguyên nhân khiến hắc lào ăn vào máu.

Khi bệnh hình thành, những yếu tố khiến hắc lào chuyển từ dạng nhẹ sang nặng rồi đi vào máu gồm: chế độ sinh hoạt và đặc biệt là ăn uống không đúng cách; cách chăm sóc da và tâm trạng của người bệnh; phương pháp và thời điểm điều trị.

Những nguy hiểm khôn lường khi hắc lào ăn vào máu

Hắc lào về bản chất không gây nguy hiểm cho tính mạng. Những trường hợp nhẹ có thể ảnh hưởng phần nào đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung thì nó có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.

Nếu người bệnh không được tạo kháng thể thì bệnh hắc lào sẽ tái phát lại nhiều lần với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Nếu người bệnh không được tạo kháng thể thì bệnh hắc lào sẽ tái phát lại nhiều lần với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Thế nhưng với những trường hợp bệnh đã đi vào máu thì đó lại là một câu chuyện khác. Tạm gác qua những khó khăn trong việc điều trị, những nguy hiểm mà tình trạng bệnh gây ra rất đáng để bạn lo lắng. Cụ thể là:

  • Dễ chuyển sang biến chứng hắc lào chàm hóa;
  • Nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng máu;
  • Nếu vị trí bị hắc lào ở bộ phận sinh dục hoặc gần cơ quan này thì nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Nó không những ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục mà còn tác động không tốt đến vấn đề sinh sản sau này. 
  • Các thương tổn trên da dễ để lại sẹo. Đây là những vết sẹo lõm rất khó để điều trị.

Ngoài ra, nếu người hiến máu bị hắc lào và mầm bệnh đã đi vào máu nhưng quá trình sàng lọc của bệnh viện không kỹ thì nguy cơ lây lan bệnh cho người tiếp nhận máu là rất lớn.

Nguyên tắc điều trị hắc lào ăn vào máu

Nguyên tắc thứ nhất khi điều trị bệnh hắc lào trong trường hợp mầm bệnh đã đi vào máu là chữa từng phần trên cơ thể. Bởi bác sĩ sẽ không biết vị trí xuất hiện tiếp theo của các đốm đỏ. Trong khi đó, với người bị bệnh ở dạng nhẹ thì chia theo vùng (gồm vùng dễ và khó điều trị).

Nguyên tắc thứ hai khi điều trị bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính đó là phải tạo được kháng thể cho từng vùng da bị hắc lào. Nếu vùng da từng điều trị và tạo kháng thể tái phát bệnh thì lại tiếp tục tạo kháng thể. Quá trình này sẽ tiếp nối và kéo dài khá lâu cho đến khi toàn bộ da trên cơ thể đều đã được tạo kháng thể.

Nói cách khác, với những cách điều trị không tạo được kháng thể cho người bệnh sẽ không có hiệu quả. Điều này cũng có nghĩa là các phương pháp chữa bệnh trong dân gian hoặc một số bài thuốc Đông y sẽ gần như không có tác dụng. Bởi đa phần những cách điều trị này chỉ tập trung làm giảm các triệu chứng, hạn chế tình trạng tổn thương và hỗ trợ da phục hồi. Nó hoàn toàn không giúp người bệnh tạo ra kháng thể.

Hắc lào ăn vào máu điều trị như thế nào hiệu quả nhất?

Một số trường hợp vì ngại nên không đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách. Thay vào đó, họ điều trị tại nhà, tin theo những phương pháp thiếu kiểm chứng và không có cơ sở khoa học rõ ràng. Một số trường hợp khác thì tìm đến những cơ sở y tế không uy tín hoặc các sản phẩm không chất lượng. Điều trị không đúng phương pháp khiến mầm bệnh không được tiêu diệt triệt để. Nó ẩn sâu dưới da và tìm cơ hội xâm nhập vào máu.

Nhiễm trùng máu là rủi ro nguy hiểm nhất khi bệnh hắc lào đi vào máu.
Nhiễm trùng máu là rủi ro nguy hiểm nhất khi bệnh hắc lào đi vào máu.

Bên cạnh đó, những trường hợp để lâu không điều trị bệnh cũng rất dễ chuyển sang mạn tính. Lúc này, việc điều trị không những khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức mà còn dễ bị tái phát.

Hắc lào ăn vào máu cần điều trị đồng thời bằng cả biện pháp bôi ngoài da lẫn thuốc uống điều trị bên trong. Hắc lào ở dạng này thường có nguy cơ để lại sẹo thâm rất cao, đặc biệt ở những vùng nhạy cảm. Người bệnh cần đặc biệt chú ý, tránh tâm lý nóng vội. Hiện nay, người bệnh có thể điều trị bằng các sản phẩm đến từ Tây y, mẹo dân gian hoặc Đông y. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và thể bệnh, người mắc hắc lào nên chủ động trang bị kiến thức để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Vì hắc lào thường diễn biến theo từng vùng, dễ lây nhiễm nên người bệnh nên ưu tiên các bài thuốc tạo được kháng thể cho cả vùng da và toàn cơ thể, điều trị tận gốc, chống lại tái phát lâu dài thay vì tập trung vào các biểu hiện ngoài da.

Điều trị dứt điểm hắc lào bằng bài thuốc Đông y thế hệ mới

Xuất phát từ mong muốn điều trị dứt điểm hắc lào của người bệnh, đội ngũ Y bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào. Nhờ chứa đựng sự kết tinh từ hơn 100 bài thuốc quý, kết hợp với hơn 20 loại thảo dược khác nhau, bài thuốc có khả năng loại bỏ căn bệnh hắc lào chỉ trong vòng 4 tháng. Có thể kể đến một số thảo dược chủ lực như: Xuyên khung, tang bạch bì, phòng phong, bạch truật, đơn đỏ, bồ công anh, ké đầu ngựa, xích đồng, bạch bộ, ngải cứu, diệp hạ châu, kim ngân hoa, cúc tần, hồng hoa, phục linh, hoàng kỳ…

Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào là công trình nghiên cứu đầy tâm huyết của Trung tâm Thuốc dân tộc. Không chỉ đem lại hiệu quả vượt trội trong việc điều trị bệnh, bài thuốc còn hỗ trợ phục hồi da và tăng cường sức đề kháng. Điều làm nên sự đặc biệt của bài thuốc đến từ công thức bào chế và cơ chế hoạt động ưu việt, khác biệt so với những sản phẩm điều trị hắc lào thông thường. Bài thuốc được kết hợp từ 3 chế phẩm nhỏ: Thảo mộc bôi ngoài da, cao giải độc hoàn, cao bình can hoàn hỗ trợ và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, vừa đảm bảo nguyên tắc điều trị trong Đông y vừa nâng cao cho phù hợp với cơ địa người Việt hiện đại.

>> Xem thêm chi tiết: Thảo mộc đặc trị lang ben – hắc lào Thuốc dân tộc

Bài thuốc đặc trị lang ben - hắc lào trung tâm Thuốc dân tộc
Bài thuốc đặc trị lang ben – hắc lào của Trung tâm Thuốc dân tộc

Thay vì tác động vào các biểu hiện bên ngoài, bài thuốc tập trung đi sâu vào chủ trị tận căn nguyên. Phục hồi can thận hư âm, giải phóng khí huyết ứ trệ, chống nhiễm trùng, giảm sưng viêm,  giảm ngứa, đồng thời tái tạo màng bảo vệ, tăng cường sức đề kháng. Nhằm thay thế cho dạng đun sắc truyền thống, bài thuốc được cải tiến với hai dạng cao cô đặc và dạng nước (dùng cho thuốc bôi). Người bệnh có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho việc bảo quản, sử dụng và mang đi xa.

Để bài thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, người bệnh cần tuân thủ đúng 3 giai đoạn khi điều trị bệnh. 

  • Giai đoạn 1: Đào thải độc tố, kéo dài từ 7 đến 15. Ở giai đoạn này, bài thuốc tập trung tăng cường chức năng can, thận nhằm thanh lọc cơ thể, thải độc tố ứ trệ tại bên trong cơ thể và dưới da.
  • Giai đoạn 2: Điều trị triệu chứng. Khi kết hợp sử dụng thuốc uống và bôi trong vòng 15 đến 30 ngày tiếp theo, dễ dàng nhận thấy các biểu hiện bệnh giảm rõ rệt. Các vi khuẩn hầu như bị tiêu diệt, vết viêm nhiễm ngừng lây lan và da sẽ phục hồi nhanh hơn.
  • Giai đoạn 3: Điều trị chống tái phát. Được đánh giá là giai đoạn bước ngoặt trong quá trình điều trị, trong 2 đến 4 tháng của pháp đồ đưa ra cơ thể người bệnh sẽ được tăng cường sức đề kháng, hình thành lớp bảo vệ tự nhiên cho da. Từ đó chống tái phát lâu dài kể cả khi đã ngưng sử dụng thuốc.

Bài thuốc được bào chế 100% từ các thảo dược lành tính, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, nhận được đánh giá tích cực về độ an toàn và hiệu quả từ người bệnh và cả những chuyên gia đầu ngành. 

Bài viết được quan tâm: Thảo mộc đặc trị hắc lào Thuốc dân tộc giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Lưu ý trong điều trị và phòng tránh bệnh hắc lào mạn tính

Bạn cần đến cơ sở y tế để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh cũng như sức khỏe hiện tại. Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể và thích hợp nhất. Điều bạn nên nhớ là khi mầm bệnh đã đi vào máu thì việc điều trị sẽ rất khó khăn và phức tạp. Bệnh sẽ không thể khỏi chỉ sau một vài lần dùng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải thực hiện nhiều liều trình điều trị thì hắc lào mới có thể được kiểm soát tốt.

Có chữa khỏi hoàn toàn bệnh hay không là phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của bạn. Bởi quá trình điều trị bệnh không chỉ mất nhiều thời gian mà bản thân bạn còn phải tuân theo rất nhiều những lưu ý của bác sĩ. Và có khi toàn bộ quá trình điều trị kéo dài từ 3 – 4 năm hoặc lâu hơn.

Người bị hắc lào mạn tính cần chuẩn bị tâm lý tốt. Bởi thời gian điều trị thường kéo dài nhiều năm.
Người bị hắc lào mạn tính cần chuẩn bị tâm lý tốt. Bởi thời gian điều trị thường kéo dài nhiều năm.

Ngoài ra, bạn cần chú ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị. Đồng thời, không được tự ý mua các loại thuốc chữa bệnh dùng ở nhà. Bởi điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm và khiến mầm bệnh phát tán trong máu nhanh hơn.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Những người bị bệnh hắc lào tái đi tái lại nhiều lần đa phần là do ăn uống không đúng cách. Nếu trước khi bệnh họ không được ăn những món gì thì sau khi điều trị cũng không nên ăn. Nguyên nhân là do cơ địa của người đó vốn đang nhạy cảm, nếu có thêm “tỳ vết” bệnh nhiễm khuẩn thì nguy cơ tái phát sẽ rất cao. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không cân bằng và sinh hoạt không điều độ cũng là những yếu tố dễ khiến bệnh này đi vào máu.

Tâm trạng và cách chăm sóc da

Nếu bạn vẫn nghĩ điều trị bệnh là câu chuyện của các loại thuốc và không liên quan gì đến tâm trạng thì thật là sai lầm. Rất nhiều những nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị, thậm chí là khả năng tái phát bệnh. Nếu đang bị hắc lào và tâm trạng lúc nào cũng tiêu cực thì bệnh rất dễ chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Bên cạnh đó, cách chăm sóc cũng sẽ quyết định nhiều đến việc bệnh có nhanh chóng được chữa khỏi hay nặng thêm. Nếu bạn cứ vô tư cào gãy vết thương khiến nó chảy máu thì tình trạng nhiễm trùng gần như là không tránh khỏi. Đồng thời, trong quá trình điều trị, bạn vẫn để cho vùng da bị bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc chất tẩy rửa có độ kiềm cao thì bệnh chắc chắn sẽ chuyển sang mạn tính. Nói cách khác, mầm bệnh sẽ dễ dàng đi vào máu và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn.

Phòng tình trạng hắc lào ăn vào máu

  • Điều trị bệnh càng sớm càng tốt;
  • Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ;
  • Đến cơ sở y tế kiểm tra nếu điều trị theo phác đồ nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc ngay khi có các biểu hiện bất thường;
  • Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng gà… Nhất là khi đang trong quá trình điều trị bệnh;
  • Ăn uống đủ chất. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Uống nhiều nước;
  • Hạn chế sử dụng chất kích. Nếu đang chữa bệnh thì tuyệt đối không được dùng;
  • Giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan;
  • Không cào, gãi làm trầy xước da;
  • Hạn chế để da tiếp xúc với chất tẩy rửa khi đang bị tổn thương;
  • Giữ cho vùng da bị bệnh được khô thoáng;
  • Không mặc quần áo quá chật, nhất là đồ lót. Nên sử dụng những loại có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt;

Hắc lào ăn vào máu là một biểu hiện nghiêm trọng của bệnh hắc lào, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho làn da. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể điều trị tận gốc, khôi phục làn da với giải pháp từ Y học cổ truyền. Càng phát hiện và điều trị sớm, thời gian chữa lành càng được diễn ra nhanh hơn. 

Bài đọc thêm: Chữa hắc lào tại Trung tâm Thuốc dân tộc có tốt không?

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *