Hậu sản có nguy hiểm không? Biến chứng nghiêm trọng bạn phải biết

Hậu sản sau sinh là thời kỳ mà bất cứ mẹ bỉm nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, điều khiến các mẹ băn khoăn, lo lắng nhất là những bệnh lý hậu sản. Để giải đáp những thắc mắc, trăn trở của chị em, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với bạn đọc toàn bộ thông tin hậu sản liệu có nguy hiểm không, những biến chứng nghiêm trọng nào các bà mẹ phải đề phòng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Bệnh hậu sản có nguy hiểm không?

Với thắc mắc hậu sản có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Bệnh hậu sản là không thể xem thường và cần được xử lý một cách nhanh chóng, nhất là tình trạng băng huyết, nhiễm khuẩn hậu sản, sản dịch sau sinh, trầm cảm… Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các mẹ sẽ gặp rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng sinh sản sau này và thậm chí là cả tính mạng.

Bệnh hậu sản gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của chị em
Bệnh hậu sản gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của chị em

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, bệnh hậu sản còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Người bệnh hậu sản sẽ luôn cảm thấy khó chịu trong người, chán ăn, ăn không ngon miệng. Những cơn đau đôi khi còn gây mất ngủ, cơ thể mẹ bị suy nhược, không đủ sức khỏe để chăm sóc cũng như đủ sữa cho con bú. Nhất là với những mẹ bị nhiễm khuẩn hậu sản, viêm tuyến vú, tắc sữa, khiến các bé không có đủ sữa mẹ, phải dùng sữa ngoài, sức đề kháng yếu, chậm lớn, dễ bị bệnh.

Tâm trạng của mẹ lúc nào cũng hoang mang, lo lắng và nhiều áp lực, cảm thấy suy sụp, chán nản dẫn đến trầm cảm sau sinh. Việc này rất nguy hiểm và cần điều trị sớm để không ảnh hưởng đến cuộc sống của các mẹ.

Các mẹ cần chú ý những biểu hiện nguy hiểm của bệnh hậu sản như đau bụng, chảy máu, sản giật sau sinh (buồn nôn, co giật, hôn mê…), viêm nhiễm đường sinh dục để tìm đến bác sĩ chuyên khoa và nhận được sự hỗ trợ kịp thời, tránh gây hậu quả đáng tiếc.

Cố gắng dùng mọi cách “gọi sữa” nhưng không được, chị mệt mỏi và stress vô cùng khi chịu đựng tiếng con khóc vì khát sữa mỗi ngày. Thật may mắn, được một người bạn giới thiệu đến bác sĩ Đỗ Thanh Hà, chị đã tìm được cho con nguồn sữa dạt dào, dinh dưỡng.

Một số biến chứng nguy hiểm của hậu sản

Bệnh hậu sản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu các mẹ không quan tâm chăm sóc sức khỏe và tâm lý thật tốt. Một số biến chứng nguy hiểm của hậu sản thường thấy như:

  • Nhiễm khuẩn hậu sản: Sau khi sinh nở, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ rất dễ bị ảnh hưởng do: Sót nhau, môi trường, điều kiện phòng sinh chưa được tiệt trùng, vệ sinh âm đạo sau sinh kém, tổn thương tử cung và bộ phận sinh dục trong quá trình sinh (đặc biệt với sinh mổ),… Những vấn đề này diễn ra, lâu dần gây nhiễm khuẩn hậu sản, là một biến chứng nguy hiểm do cơ quan sinh dục nữ bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng,…bị nhiễm vi khuẩn. 
Sức khỏe suy yếu cùng những tổn thương ở bộ phận sinh dục sau sinh là một trong những nguyên nhan gây hậu sản
Sức khỏe suy yếu cùng những tổn thương ở bộ phận sinh dục sau sinh là một trong những nguyên nhan gây hậu sản
  • Nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa sau sinh: Sau khi sinh, tử cung của phụ nữ thường chưa co lại và có thể sờ nắn để cảm nhận được tử cung trên bụng nhưng. Khoảng 1 – 2 tuần tiếp theo thì không còn cảm giác và không thấy hiện tượng đó nữa. Có thể tử cung bạn đang gặp vấn đề, tệ hơn là bạn có thể bị nhiễm trùng dạ con hoặc viêm ruột thừa sau sinh. Trường hợp này cần được tiến hành thăm khám ngay, tránh để lâu có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và các bộ phận sinh dục.
  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn: Sau khi cắt tầng sinh môn, sản phụ có thể bị đau, vết thương mưng mủ, bục chỉ, ngứa,…lâu dần sẽ gây nhiễm trùng tầng sinh môn bao gồm các cơn đau, sốt, chảy máu, mủ rỉ ra có mùi hôi. Trong trường hợp này bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ cắt chỉ và vệ sinh, thụt rửa sát khuẩn để tránh viêm nhiễm lan rộng hơn. Vùng tầng sinh môn khá dễ lành vết thương nên bạn có thể tự mình giữ vệ sinh ngay từ những ngày đầu sau sinh.
  • Sốt hậu sản: Mẹ bỉm có thể bị sốt hậu sản khi nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung; viêm phần phụ; viêm phúc mạc, tiểu khung; viêm phúc mạc toàn bộ; nhiễm trùng máu; viêm tĩnh mạch, viêm tắc tuyến vú… Bất cứ là sinh thường hay sinh mổ cũng có thể gặp phải biến chứng này trong thời kỳ hậu sản, tuy nhiên trường hợp sinh mổ tỷ lệ gặp phải thường cao hơn.
  • Sản giật: Là một biến chứng cấp tính của tiền sản giật, có biểu hiện lâm sàng là những cơn co giật liên tục, sau đó người phụ nữ rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tiếp tục co giật cho đến khi tử vong. Biến chứng này cần được đề phòng, cảnh giác cao độ vì có thể xảy ra trước, trong và sau sinh.
Sản giật là biến chứng nguy hiểm ở một số trường hợp hậu sản
Sản giật là biến chứng nguy hiểm ở một số trường hợp hậu sản
  • Băng huyết sau sinh: Băng huyết thường xảy ra vào 24 giờ đầu sau sinh. Trong khoảng thời gian này, sản phụ bị chảy máu ồ ạt ở đường sinh dục, máu chảy ra có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, loãng hoặc vón cục thì tử cung cũng sẽ bị đẩy lên cao và to ra theo bề ngang do lượng máu chảy không kịp, ứ lại trong buồng tử cung. Người bệnh lúc này, da dẻ trở nên tím tái, tụt huyết áp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, choáng váng…cần lập tức đưa đi cấp cứu để xử lý kịp thời.

Những lưu ý phòng ngừa biến chứng hậu sản

Hậu sản là khoảng thời gian người mẹ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nguy hiểm về sức khỏe lẫn tâm lý nên luôn cần được quan tâm, chăm sóc chu đáo. Một số vấn đề cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng hậu sản như:

  • Cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
  • Phụ nữ sau sinh cần được quan tâm, động viên, khích lệ để tâm lý luôn thoải mái, ổn định, thích nghi dần với việc làm mẹ.
  • Nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám chữa và chăm sóc kịp thời.
  • Tuyệt đối giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mọi lúc, mọi trường hợp, tránh nhiễm khuẩn. Nên tránh hoặc hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này.
  • Vận động nhẹ nhàng, vừa giúp tinh thần được thư giãn, vừa tốt cho sức khỏe và việc phục hồi cơ thể. 

Hy vọng những chia sẻ trên của chuyên trang đã giúp các mẹ có thêm kiến thức về hậu sản, giải đáp thắc mắc hậu sản có nguy hiểm không. Bạn không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân và cần có ý thức tự bảo vệ mình khỏi những biến chứng hậu sản, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Rong kinh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và phụ nữ sau sinh là một trong những người dễ gặp phải tình trạng này hơn cả. Rong kinh khiến chị em sau sinh mệt mỏi bởi số ngày kinh kéo dài cùng với việc chăm sóc con tình trạng này càng trở thành nỗi ám ảnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *