Hay bị chuột rút và tê chân – Bạn đang gặp vấn đề gì?

Hay bị chuột rút và tê chân thường xảy ra trên nhiều người do quá trình các cơ bị co thắt đột ngột gây nên cơn đau dữ dội ở bắp thịt khiến cho người bệnh khó cử động trong một khoảng thời gian ngắn.  

Hay bị chuột rút và tê chân là gì?

Hay bị chuột rút và tê chân là tình trạng mà nhiều người gặp phải
Hay bị chuột rút và tê chân là tình trạng mà nhiều người gặp phải

Chuột rút hay còn được gọi là vọp bẻ, dùng để chỉ tình trạng các cơ co rút một cách đột ngột, mạnh và kéo dài từ vài giây đến vài phút gây ra cảm giác khó chịu và đau đối với người xuất hiện tình trạng này. Thông thường, tình trạng chuột rút hay đi kèm với dấu hiệu tê chân và hay xảy ra nhất là vào ban đêm ở các bộ phận trên cơ thể như hai bắp chân, đùi, bàn chân, bụng lúc bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc và khiến cho việc vận động của các cơ quan đó gặp nhiều khó khăn. 

Đôi khi hay gặp chuột rút và tê chân trong quá trình tập thể dục hoặc lao động tay chân trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là trong những ngày thời tiết đầy nắng nóng. Chuột rút và tê chân sẽ rất nguy hiểm khi bạn đang lái xe, đang bơi dưới nước hay ngồi gần bên bếp lửa,… Biểu hiện hay gặp chuột rút và tê chân sẽ không có gì đáng lo ngại nếu thỉnh thoảng xảy ra, trong tình huống tình trạng này xuất hiện với tần số càng nhiều thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh. 

Triệu chứng thường gặp ở người hay bị chuột rút và tê chân có thể kể đến như:

  • Những người hay bị chuột rút và tê chân hầu hết thường xảy ra ở bắp chân, bên cạnh chuột rút xảy ra đột ngột, người bệnh có thể cảm nhận được chúng thông qua những khối cứng trong mô cơ bên dưới lớp da. 
  • Chuột rút sẽ gây ra những cơn đau thắt, các cơ co thắt đột ngột và tê chân. Cơn co thắt chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay bị chuột rút và tê chân 

Chuột rút và tê chân không phải là một bệnh lý, chỉ là một dấu hiệu, triệu chứng của quá trình ít vận động, ngồi lâu một tư thế, hoặc vận động quá mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá lâu và thường xuyên thì bạn nên lưu ý về vấn đề sức khỏe của mình. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay bị chuột rút và tê chân, bạn cần chú ý: 

1. Thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu

Thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu là lý do gây nên tình trạng hay bị chuột rút và tê chân. Bởi vì thiếu máu nghĩa là lượng máu không đủ để nuôi cơ thể, máu không đủ đến bàn chân, cánh tay và các bộ phận khác trong cơ thể nên khiến cho người bệnh hay gặp tình trạng này. 

2. Chuột rút chân tự phát

Chuột rút chân tự phát và tê chân đôi khi có những nguyên nhân không thể xác định được, khi cơ bắp bị rút lại, co rút tiếp tục có thể khiến cơ bắp bị co thắt. Vấn đề này thường xảy ra vào ban đêm trên giường ngủ, như vị trí tự nhiên chúng ta nằm với đầu gối hơi cong và với bàn chân chỉ hơi xuống. 

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ chuột rút và tê chân, hoặc có thể khiến cho tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn. Hay là những người đang trong quá trình lọc máu thận, tuyến giáp kém, bệnh động mạch ngoại biên, rối loạn các dây thần kinh hoặc một số bệnh lý hiếm gặp như xơ gan, nhiễm độc chì, uống quá nhiều rượu bia,…

3. Cơ thể mất nước

Nước chiếm một vị trí quan trọng trong cơ thể, thiếu nước thì cơ thể sẽ suy nhược, mệt mỏi, tinh thần không minh mẫn. Chính vì vậy, sự mất nước trong cơ thể sẽ khiến cơ thể thiếu hụt các ion khoáng, chất điện giải, mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Trong trường hợp đó, cơ thể không thể nhận dạng được tín hiệu từ não hay đó là tín hiệu của sự mất cân bằng điện xung quanh các tế bào, dẫn đến một số cơ quan bị rối loạn và xuất hiện tình trạng co rút không thể đoán trước được. 

4. Giữ nguyên một tư thế quá lâu

Những người có tính chất công việc thường xuyên ngồi một chỗ rất dễ bị chuột rút và tê chân
Những người có tính chất công việc thường xuyên ngồi một chỗ rất dễ bị chuột rút và tê chân

Giữ lâu một tư thế cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hay bị chuột rút và tê chân. Bạn có thể dễ dàng kiểm chứng nguyên nhân này bằng cách ngồi thật lâu với một tư thế hoặc đứng ở một vị trí trong khoảng thời gian nhất định. Các cơ trong lúc này bị căng ra và lúc di chuyển một cách đột ngột vận động hoặc di chuyển thì chúng bị co lại một cách đầy bất ngờ, gây nên cơn chuột rút và tê chân. 

5. Dây thần kinh bị chèn ép

Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp đốt sống thắt lưng,.. là những bệnh lý có thể gây nên sự chèn ép lên các dây thần kinh và dẫn đến việc co rút chân, tay và tê chân. Trong những trường hợp này bạn có thể đi bộ ở tư thế hơi cong người như đẩy giỏ hàng sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng chuột rút và tê chân. 

6. Thiếu canxi khi mang thai 

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ hay xuất hiện tình trạng thiếu máu, thiếu canxi, photpho, magie,… Bên cạnh đó, do sức nặng và kích thước lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hay nói cách khác hai chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể, trọng lượng của thai nhi khiến cho các cơ co rút và nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị tê chân khi phải đứng quá lâu. 

7. Bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút và tê chân. Bệnh giãn tĩnh mạch là hiện tượng các mạch xanh nổi lên vùng da, nó không chỉ nhìn mất thẩm mỹ, ghê rợn mà còn có thể gây nên tình trạng chuột rút tê chân. Nếu bệnh nặng hơn thì xuất hiện những cục máu đông trong mạch, khi các mạch máu đông này về tim sẽ gây nên hiện tượng tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, phổi ngạt khí hay tai biến mạch máu não.

8. Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương chủ yếu do lượng canxi trong xương bị hao hụt nên khiến các khớp tiết chất dịch nhờn ít khiến cho quá trình vận động gây đau nhức xương khớp và xuất hiện tình trạng tê chân chuột rút. 

9. Hạ đường huyết, thiếu máu

Hạ đường huyết, thiếu máu khiến cho cơ thể người bệnh xanh xao, ốm yếu, suy nhược, chân tay bị tê cứng, chuột rút, tê chân. Chính vì vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đang tham gia giao thông, bơi lội dưới nước hay leo cầu thang mà xảy ra tình trạng chuột rút, tê chân.

Cách xử trí tạm thời khi xảy ra tình trạng chuột rút và tê chân 

Nếu bạn đang vận động, hoạt động mà đột ngột xảy ra tình trạng chuột rút ở chân, cánh tay hay ở các bộ phận khác thì người bệnh cần giữ bình tĩnh, tránh tình trạng hoảng loạn, dừng tất cả hoạt động và thả lỏng cơ thể. Bạn cần thả chùng chi bị chuột rút để thư giãn các bắp thịt đang bị co rút, nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì xoa lên vùng bị co rút và nhẹ nhàng mát xa để giảm cơn đau. Trong trường hợp chuột rút ở vị trí cẳng chân thì bạn nên nhẹ nhàng duỗi chân theo chiều đối ngược, sau đấy kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về phía đầu gối. 

Trước khi bạn đi ngủ, để ngăn ngừa triệu chứng hay bị chuột rút và tê chân xảy ra ban đêm thì bạn hãy kéo căng các cơ hay bị chuột rút trong vài phút trước khi đi ngủ. Khi ngủ bạn nên giữ chăn dưới chân giường để ngăn chặn các ngón ngón chân và bàn chân khỏi bị gập xuống trong khi ngủ khiến bạn bị chuột rút và tê chân. 

Cách phòng ngừa hay bị chuột rút và tê chân 

1. Uống nước đầy đủ

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp phòng ngừa chuột rút hiệu quả
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp phòng ngừa chuột rút hiệu quả

Như đã nói ở phần trên, nước là một phần quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể con người. Để phòng ngừa tình trạng hay bị chuột rút và tê chân thì bài tập đầu tiên, đơn giản nhất là hãy uống đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại nước giàu chất khoáng như nước chanh, đường muối, nước dừa, nước oresol,… Bên cạnh đó, nên uống đầy đủ nước trước và sau khi lao động vất vả, tập luyện, leo núi hay đi bộ,… để bù lại lượng nước đã mất trong cơ thể. 

Luyện tập các bài tập vận động 

Trước khi tập luyện, bạn cần khởi động thật kỹ lưỡng để co giãn các cơ bắp, máu lưu thông đến để ngăn ngừa trường hợp chúng ta hoạt động mạnh, đột ngột khiến cho các cơ co rút và chân bị tê. Hoặc có thể tập những bài tập đơn giản làm căng bắp chuối, giúp cơ thể được giãn nở, khỏe khoắn và các cơ dẻo dai hơn. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ. 

Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng

Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm tránh tình trạng chuột rút và tê chân ở các cơ. Chúng ta nên ăn nhiều rau xanh trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại trái cây như chuối, xoài, cam, mơ đủ,… Bên cạnh đó cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ chất đạm, đường, béo, vitamin, khoáng chất,…

Không dùng chất kích thích, có chứa nồng độ cồn

Các chất kích thích, có chứa nồng độ cồn như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,… là những chất không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Chính vì vậy, bạn cần hạn chế và tránh sử dụng những chất kích thích, thuốc lá, rượu bia để giữ một sức khỏe tốt hơn. 

Hay bị chuột rút và tê chân vốn không phải là hiện tượng hiếm gặp và không gây nhiều nguy hại đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên nếu tình trạng chuột rút và tê chân xảy ra một cách thường xuyên thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tìm nguyên nhân và xác định phương hướng điều trị bệnh.  

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *