Ho khan ra máu – Biểu hiện nguy hiểm cần đi khám ngay

Ho khan ra máu là một triệu chứng về bệnh lý về đường hô hấp, là tình trạng khạc ra máu khi ho. Tình trạng khạc ra máu có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Đây là một triệu chứng rất nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị. 

Ho khan ra máu - Biểu hiện nhiều sự nguy hiểm người bệnh chớ xem thường
Ho khan ra máu – Biểu hiện nhiều sự nguy hiểm người bệnh chớ xem thường

Tổng quan về bệnh ho khan ra máu – Biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm?

Ho khan ra máu là một trong những căn bệnh thuộc đường hô hấp. Đây là tình trạng cơn ho dai dẳng kèm theo đó là tình trạng khạc ra máu do cố gắng ho. Máu có thể xuất hiện trên lòng bàn tay hoặc trên miếng khăn giấy mà người bệnh sử dụng. Lượng máu nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa của từng đối tượng. Đôi khi, lượng có bị tống ra ngoài cùng với lượng đờm, có bọt.

Đây là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng khá lớn đối với sức khỏe người bệnh. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Triệu chứng của chứng ho khan ra máu

Ho khan ra máu thường biểu hiện khạc ra máu khi cơn ho đến, khi ho thì người bệnh thường bị rát trước ngực gây tức ngực, ngứa cổ, nóng ran ở xương ức, khó thở người bệnh thường ho có đờm kèm theo máu đỏ tươi và có bọt, sau đó theo thời gian máu có thể chuyển dần sang màu sẫm. 

Ho khan ra máu thường đi kèm với một số triệu chứng khác như: chóng mặt, sốt, đau đầu, khó thở, đau bụng, khó chịu dạ dày,… Máu khi bạn ho có thể xuất hiện ở trong cổ họng, phổi có thể là dạ dày của bạn.

Thời gian ho khan ra máu tùy thuộc vào từng bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải, có thể từ một vài giờ hay kéo dài đến nhiều ngày liền. Bệnh nhân nên chú ý đến màu máu có thể khác nhau theo từng giai đoạn. Nếu gặp biểu hiện ho khan ra máu tốt nhất các bạn nên thăm khám để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Ho khan ra máu thường biểu hiện khạc ra máu khi cơ thể cố gắng ho hoặc cơn ho kéo dài dai dẳng
Ho khan ra máu thường biểu hiện khạc ra máu khi cơ thể cố gắng ho hoặc cơn ho kéo dài dai dẳng

Nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan ra máu

Hiện có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho khan ra máu, cơn ho của bạn có thể xuất hiện từ các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn gây suy giảm hệ miễn dịch đường hô hấp. Tình trạng nhiễm virus có thể dẫn đến một số bệnh lý khác như: bệnh lao phổi, bệnh ung thư phổi, co giãn phế quản, viêm khí quản,…;
  • Lạm dụng sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch;
  • Tiếp xúc thường xuyên với các đối tượng mắc bệnh lao cũng có thể là tác nhân lây truyền bệnh;
  • Hút thuốc lá quá nhiều và liên tục trong một thời gian dài gây ảnh hưởng đến bản thân cũng như những người xung quanh. Khi đó, hệ hô hấp bị tổn thương và gây ra tình trạng viêm đường hô hấp.
Hút thuốc lá quá nhiều cũng chính là "thủ phạm không đeo mặt nạ" gây nên tình trạng ho khan ra máu
Hút thuốc lá quá nhiều cũng chính là “thủ phạm không đeo mặt nạ” gây nên tình trạng ho khan ra máu

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan ra máu có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác, đó có thể là yếu tố ngoại khoa, tim mạch, phổi,… Khi người bệnh có dấu hiệu ho ra máu nên đến các cơ sở y tế thăm khám bệnh để chẩn đoán tình trạng bệnh và chữa trị một cách kịp thời.

Ho khan ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tình trạng ho khan ra máu không chỉ là biểu hiện thông thường của bệnh ho mà đây có thể là dấu hiệu khởi phát của một bệnh lý khác thuộc đường hô hấp. Chẳng hạn như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi,…:

  • Lao phổi: Đây là bệnh lý dẫn đến tình trạng ho khan ra máu thường thấy nhất. Người bệnh có biểu hiện ho khan, khạc đờm kèm máu tươi từ ít đến nhiều trên hai tuần. Cùng với đó là đi kèm với các hiện tượng sút cân, sốt, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, khó thở, tức ngực,… Đây là căn bệnh rất nguy hiểm người bệnh nên cần lưu ý để khám chữa bệnh kịp thời;
  • Giãn phế quản: Cũng là một nguyên nhân phổ biến gây là tình trạng ho khan ra máu. Chứng giãn phế quản là một di chứng của lao phổi hay là sau khi nhiễm trùng mạn tính ở phổi do hít phải dị vật dẫn đến ảnh hưởng đến đường thở. Ho khan ra máu thường ho trong vòng từ ba đến năm ngày nhưng lại bị tái phát và thường ho ra máu với số lượng ít. Người bị bệnh này thường chữa trị bằng phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi bị giãn, hoặc giảm tắc mạch máu;
  • Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Thường đi kèm với những cơn sốt nhẹ đến sốt cao, đau tức ngực, ho khạc đàm phổi,… Nếu tình trạng ho khạc ra máu bị kéo dài có thể dẫn đến bệnh viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, nấm phổi, u nấm phổi,…;
  • Ung thư phổi: Đây là bệnh rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh ít có dấu hiệu ngay ở giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện, bệnh ở giai đoạn nặng thì dẫn đến ho kéo dài ra máu ít, sụt cân.

Ngoài các bệnh lý thường gặp được kể đến, tình trạng ho khan ra máu ở trên cũng có thể là một biểu hiện của một bệnh lý khác, chẳng hạn như: 

  • Viêm phế quản cấp mãn tính;
  • Viêm phổi, nấm phổi, tắc mạch phổi,… thuộc các bệnh lý về phổi gây ra hiện tượng ho ra máu;
  • Có thể xuất hiện ở các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim,…;
  • Chảy máu cam hay nôn mửa nhiều;
  • Bệnh về ngoại khoa: dập lồng ngực, gãy xương sườn, viêm mạc,…

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến thăm khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện tình trạng ho khan ra máu bị kéo dài, kéo theo đó là tình trạng cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sụt cân, chán ăn,… Tùy theo bệnh lý người bệnh mắc phải nhưng đều gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng tinh thần đời sống, có thể dẫn đến nguy hiểm khi bị bệnh nặng.

Ho ra lượng máu quá nhiều hoặc sau khi bị thương bạn ho ra máu thì bạn cũng nên thăm khám. Một số trường hợp còn kèm theo máu trong nước tiểu hoặc trong phân, tùy vào từng cơ địa mỗi người mà triệu chứng cũng khác nhau tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ cho lời khuyên để chữa trị bệnh.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh sẽ được các bác sĩ tiến hành một số bài kiểm tra và chẩn đoán để đưa ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, một số chỉ định thường được bác sĩ đưa ra như: xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào (nếu nghi ngờ mắc bệnh ung thư), chụp X – quang ngực, chụp CT Scan ngực, chụp CT ngực có cản quang, nội soi phế quản, soi cấy đàm, siêu âm tim, sinh thiết u,…

Gặp bác sĩ để được tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và gợi ý những biện pháp điều trị phù hợp
Gặp bác sĩ để được tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và gợi ý những biện pháp điều trị phù hợp

Phương pháp điều trị bệnh ho khan ra máu

Để điều trị chứng bệnh ho khan ra máu, trước hết các bạn phải đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám chẩn đoán bệnh gây ra tình trạng trên, tùy theo từng bệnh lý gặp phải mà có các phương pháp điều trị hiệu quả, có thể kể đến một số cách như sau:

  • Bước đầu tiên để ngăn chặn máu thoát ra ngoài khi ho, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nội soi phế quản cầm máu, giảm tắc động mạch phế quản hay phẫu thuật. Tùy theo sức khoẻ của mỗi người bệnh mà tiến hành các bước điều trị tiếp theo, và phụ thuộc vào bệnh mắc phải;
  • Bệnh nhân điều trị viêm phổi hay lao phổi sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh;
  • Sử dụng thuốc steroid giảm tình trạng viêm nhiễm vùng họng, hạn chế nhiễm trùng khiến bệnh bị nặng hơn;
  • Sử dụng thuốc ức chế ho, hạn chế cơn ho cũng như giảm thiểu lượng máu nôn khan ra ngoài;
  • Nếu bị ung thư phổi cách điều trị là sử dụng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị để chữa trị.
  • Nếu trường hợp bệnh nhân ra quá nhiều máu thì cần phải phải sử dụng phương pháp truyền máu để đảm bảo tình trạng đủ máu trong cơ thể, tránh tình trạng thiếu máu dẫn đến ngất xỉu, sức khỏe yếu không thể tiếp tục điều trị.
Điều trị ho khan ra máu bằng thuốc là phương pháp mọi bệnh nhân đều hướng tới
Điều trị ho khan ra máu bằng thuốc là phương pháp mọi bệnh nhân đều hướng tới

Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn và chỉ được sử dụng thuốc theo đúng lộ trình được bác sĩ đề ra.

Ho khan ra máu còn có thể điều trị bằng thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Phương pháp này giúp hạn chế tình trạng chảy máu khi ho, còn giúp bồi dưỡng cơ thể để giúp quá trình điều trị có kết quả tốt nhất.

Một số biện pháp làm giảm tình trạng ho khan ra máu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, cụ thể như sau:

  • Bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết từ rau củ xanh, hoa quả tươi giàu vitamin mà cơ thể thiếu hụt;
  • Uống nhiều nước hoặc có thể bổ sung cho cơ thể những loại nước ép, sinh tố từ hoa quả tươi. Những loại đồ uống này không chỉ có công dụng bù nước mà còn giúp bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết;
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya;
  • Biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tránh căng thẳng quá mức. Vấn đề căng thẳng quá mức, thường xuyên bị stress cũng có thể khiến bệnh lý càng trở nặng thêm;
  • Nâng cao sức khỏe bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe của bản thân;
  • Không nên hút thuốc lá, nếu người bệnh đang hút thì nên bỏ để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng sử dụng rượu, bia, trà đặc hay cà phê;
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn cay, nóng, đồ ăn mặn,…;
  • Bảo vệ cơ thể bằng các vật dụng cần thiết khi đi ra ngoài để tránh bụi, gió, không khí lạnh như: khẩu trang, khăn choàng cổ, áo ấm,…
Chế độ ăn uống khoa học cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh ho khan ra máu
Chế độ ăn uống khoa học cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh ho khan ra máu

Tóm lại, ho khan ra máu là một bệnh lý thuộc hệ hô hấp không được xem thường và đây cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng con người. Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải tình trạng này, khi đó, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về căn bệnh ho khan ra máu và một số biện pháp điều trị. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích được bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như có hướng điều trị phù hợp.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *