Khớp gối bị lỏng – Nguyên nhân và cách điều trị

Lỏng khớp gối là hiện tượng khớp gối lỏng lẻo khi tổn thương dây chằng chéo phía trước do chấn thương thể thao hoặc tai nạn trong lao động. Tình trạng này rất khó phục hồi nếu không có sự can thiệp kịp thời và hợp lý. Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng này? Vậy làm sao để khắc phục tình trạng trên? Hãy tìm hiểu ngay dưới bài viết sau.

Khớp gối bị lỏng

Khớp gối bị lỏng là gì?

Khớp gối bị lỏng là hiện tượng các khớp xương ở đầu gối kết nối với nhau một cách lỏng lẻo và không chắc chắn. Theo các chuyên gia, khớp gối được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản, bao gồm cấu trúc xương (xương bánh chè, xương lồi cầu đùi và mâm chày), lớp sụn bao bọc đầu xương và cấu trúc mềm (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau và các cơ, gân bên trong, ngoài khớp).

Trong đó, dây chằng chéo trước đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết, giúp khớp chắc chắn hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp dây chằng chéo bị tổn thương hoặc dứt vì lý do nào đó, phần mâm chày sẽ bị lệch ra phía trước xương đùi khiến khớp gối trở nên lỏng lẻo. Lúc này, khớp gối sẽ mất dần đi sự vững chắc và rất dễ bị trật, gây đau nhức và khó khăn trong việc đi lại . Nếu tình trạng này không được quản lý tốt, các tổn thương ở bộ phận này ngày càng nghiêm trọng, gây khó khăn trong chữa trị và làm tăng nguy cơ biến chứng.

Nguyên nhân gây khớp gối bị lỏng

Theo các bác sĩ khoa xương khớp, nguyên nhân gây lỏng khớp gối chủ yếu là do khớp bị tổn thương trong quá trình vận động hoặc thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh hình thành cũng có thể là do người bệnh tham gia các bộ môn thể thao có tính chất thay đổi hướng quá nhanh. Mặt khác, tổn thương khớp gối cũng có thể là do các tình huống vận động sau:

  • Đang chạy nhanh dừng lại đột ngột
  • Thay đổi hướng quá nhanh như trong bóng đá
  • Tiếp đất không tốt sau khi nhảy (bóng rổ, nhảy cao,..)
  • Tiếp xúc trực tiếp với lực mạnh như đầu gối va đập vào nhau

Ngoài các nguyên nhân này, khớp gối bị lỏng có thể là do người bệnh mắc các bệnh lý về xương khớp gây nên. Trong đó, thoái hóa khớp gối chính là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh lỏng khớp gối. Khi mắc phải căn bệnh này, phần sụn trong khớp gối bị bào mòn, làm tổn thương các khớp xương và dây chằng. Đồng thời, bệnh còn làm giảm tiết dịch bôi trơn khớp khiến khớp xơ cứng và kém linh hoạt. Theo thời gian làm các khớp xương ở đầu gối bị lỏng và yếu dần.

Nguyên nhân gây lỏng khớp gối
Chơi bóng rổ với các động tác nhảy cao chuyền bóng làm tăng nguy cơ mắc bệnh khớp gối bị lỏng

Triệu chứng nhận biết khớp gối bị lỏng

Để xác định khớp gối của có bị lỏng hay không, người bệnh có thể dựa vào dấu hiệu sau đây:

  • Khớp gối có triệu chứng hơi sưng, đau hoặc ít đau. Thông thường, các biểu hiện này sẽ tự thuyên giảm hoặc biến mất sau đó một thời gian
  • Chân có dấu hiệu yếu khi cử động, đi lại. Nếu đi nhanh trên đường không bằng phẳng, chân rất dễ bị trẹo và mất khả năng giữ vững chân để tránh vấp phải vật cản trở nhỏ trên đường như hố nhỏ, đá,.. Đặc biệt, người bệnh rất dễ bị vấp ngã mỗi khi chạy nhanh, leo lên hoặc bước xuống cầu thang
  • Cảm giác khó khăn, không trụ vững khi đứng bằng chân bị bệnh 
  • Đối với vận động viên thể thao dùng lực chân, lực tác động chân thường giảm dần kèm theo hoạt động của chân trở nên cứng nhắc, không linh hoạt. Hiện tượng này dễ thấy nhất là ở cầu thủ bóng đá. Khi khớp gối bị lỏng, lực đá lên bóng của người chơi yếu hơn trước khiến cho đường đi của bóng không còn chuẩn xác và rất dễ bị chệch hướng

Ngoài các triệu chứng này ra, người bị khớp gối lỏng lẻo có thể quan sát thấy khớp gối bị teo lại sau đó một khoảng thời gian. Lúc này, chức năng vận động của khớp suy giảm một cách rõ rệt. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời có thể gây mất khả năng vận động, tàn phế suốt đời.

Cách phòng ngừa khớp gối bị lỏng

Người bệnh có thể tuân thủ theo các lời khuyên sau đây:

  • Bổ sung chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Tốt nhất nên ăn nhiều rau xanh và tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo. Đồng thời nên hạn chế ăn đồ ăn ngọt hoặc quá ngọt
  • Giữ ấm cho khớp gối mỗi khi trời trở lạnh bằng cách mặc quần dài hoặc dùng tất chân
  • Thường xuyên cử động khớp gối giúp khớp trở nên linh hoạt bằng cách đứng lên và ngồi xuống sau 20 – 30 phút làm việc
  • Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc nhằm giúp khớp thư giãn, giảm bớt áp lực của cơ thể tác động lên khớp gối
  • Hạn chế dùng bia, rượu hoặc đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích
  • Ngừng hút thuốc lá để ngăn ngừa các hoạt chất độc hại có trong thuốc khiến bệnh thêm nặng

Khớp gối bị lỏng nếu không điều trị đúng thời điểm và đúng cách có thể khiến khớp gối bị lệch trục hoặc trật. Do đó, khi thấy triệu chứng sưng đau, người bệnh không nên chịu đựng mà hãy đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Điều trị khớp gối bị lỏng bằng cách nào?

Để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gây ra và ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp liên quan khác, cách tốt nhất là người bệnh nên thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, để chữa trị khớp gối bị lỏng, người bệnh thường áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Chữa khớp gối bị lỏng bằng thuốc Tây

Bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như Ibuprofen, Tylenol, Paracetamol và Aspirin,… Các loại thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên. Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng ở đầu gối, người bệnh có thể dùng kèm thêm một số loại thuốc kháng viêm không steroid.

Tuy nhiên, các thuốc này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn hạn. Nếu dùng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng phù hợp.

Điều trị khớp gối bị lỏng
Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng ở khớp gối bị lỏng

2. Điều trị bảo tồn giúp chữa khớp gối

Điều trị bảo tồn là biện pháp chữa trị không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật nhưng vẫn giúp giảm đau và cải thiện bệnh. Đặc biệt, phương pháp này khá an toàn, không gây tổn hại đến các khớp xương. Thông thường, điều trị bảo tồn khớp gối chỉ áp dụng ở những đối tượng bị trật khớp gối từ 3 tuần trở lại hoặc trật khớp gối đơn thuần không có gãy xương.

Các biện pháp chữa trị có thể kể đến như:

  • Xoa nắn bằng tay: Nhân viên y tế sẽ dùng tay tác động một lực vừa phải lên khớp gối giúp giảm đau và tạo cảm giác thoải mái ở khớp chân. Đồng thời, cách làm này còn giúp điều chỉnh các sai lệch bên trong khớp xương, từ đó giúp khớp trở nên linh hoạt hơn. Ưu điểm của biện pháp xoa nắn bằng tay là không gây đau, thời gian điều trị ngắn và tỷ lệ phục hồi cao
  • Châm cứu trị liệu: Điều trị khớp gối bị lỏng bằng châm cứu trị liệu khá an toàn và không gây ảnh hưởng xấu đến các khớp xương. Để giảm đau nhức, bác sĩ sẽ căn cứ vào các điểm huyệt đạo trên cơ thể và lựa chọn vị trí huyệt day bấm phù hợp. Thông thường, để kiểm soát đau và tăng khả năng chữa lành bệnh, chuyên viên y tế sẽ bấm vào một số huyệt vị như huyết hải, âm lăng tuyền, can du,… 

Ngoài các biện pháp này, vận động trị liệu cũng là một trong những biện pháp điều trị bảo tồn thường được bác sĩ đề nghị bệnh nhân áp dụng. Phương pháp chữa trị này được thực hiện bằng cách áp dụng các bài tập vận động, hoạt động hoặc các tư thế thể lực một cách có hệ thống theo hướng dẫn của chuyên viên. Mục đích của biện pháp này là tăng tính linh hoạt của khớp gối và giúp khớp bình phục nhanh. 

Một số bài tập vận động tại nhà giúp giảm đau và tăng khả năng linh hoạt cho khớp gối như:

  • Bài tập 1: Đứng thẳng, nhấc chân trái lên trước 2 bước, chân phải giữ nguyên. Sau đó, gập gối phải xuống sàn nhà và giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây. Tiếp đó, từ từ đưa chân về lại vị trí đầu. Đổi bên và thực hiện thao tác tương tự. Mỗi bên chân nên thực hiện 5 lần.
  • Bài tập 2: Đứng thẳng, lưng tựa vào tường và chân dang rộng bằng vai. Sau đó, hít vào đồng thời từ từ hạ đầu gối song song với sàn nhà. Giữ nguyên tư này trong vòng 10 giây rồi từ từ thở ra và quay về vị trí lúc đầu. Lưu ý, trong quá trình tập nên hít thở đều. Đặc biệt, khi hạ gối nên giữ cho phần lưng và xương chậu thẳng. Tốt nhất nên chống vào tường.

3. Giảm đau khớp gối bị lỏng bằng thảo dược

Một số loại thảo dược tự nhiên như lá lốt, ngải cứu và cỏ xước,… có tác dụng giúp dưỡng gân bổ cốt và thúc đẩy lưu thông khí huyết. Không những thế, chúng còn hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm sưng và tăng cường sức đề kháng, giúp phòng tránh bệnh.

Chữa khớp gối bị lỏng bằng thảo dược
Dùng ngải cứu sao chườm lên khớp gối giúp cải thiện tình trạng đau nhức do lỏng khớp gối gây nên

Cách dùng thảo dược chữa bệnh:

  • Lá lốt: Sử dụng 20 – 30 gram lá lốt tươi hoặc 15 gram lá lốt khô đem rửa sạch. Sau đó sắc chung với 2 chén nước cho đến khi cạn còn 1/2 thì ngừng. Lọc lấy thuốc chia đều và uống
  • Lá ngải cứu: Dùng một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, để ráo và sao với muối. Cho hỗn hợp này vào miếng vải sạch, chờ nguội bớt và chườm lên đầu gối. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần giúp giảm đau đáng kể
  • Cỏ xước: Sử dụng 10 – 16 gram cây cỏ xước, rửa sạch và đem sắc nước uống. Thường xuyên sử dụng nước uống này giúp giảm sưng và đau ở khớp gối

4. Chữa khớp gối bị lỏng bằng phẫu thuật

Phương pháp điều trị khớp gối bị lỏng bằng phẫu thuật được chỉ định thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa và bảo tồn không mang lại kết quả. Lúc này để giảm đau và ngăn ngừa bệnh phát triển xấu, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mổ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà nhân viên y tế sẽ đề nghị biện pháp phẫu thuật khác nhau. Cụ thể có các phương pháp mổ nội soi chữa khớp gối bị lỏng như:

  • Chọc rửa khớp
  • Mở bao cơ co rút
  • Cắt đốt viêm mô
  • Thay khớp gối

Các biện pháp này giúp giảm đau và ngăn ngừa bệnh chuyển nặng nhưng chi phí điều trị hơi cao. Ngoài ra, chữa khớp gối bị lỏng bằng phẫu thuật luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ và tăng tỷ lệ thành công, người bệnh nên lựa chọn cơ sở chữa bệnh uy tín, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại.

5. Chữa khớp gối bị lỏng bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y sử dụng nhiều thảo dược tự nhiên, gia giảm thành phần theo cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người. Thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp với mọi đối tượng.

Đặc biệt, cơ chế của thuốc Đông y (nhất là thuốc nam) là tác động sâu, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh từ gốc, phục hồi phần sụn khớp tổn thương, tăng cường chức năng ngũ tạng, cải thiện sức khỏe. Vì vậy, hiệu quả đem lại lâu dài và vững chắc.

Có thể nói, đây là phương pháp chữa khớp gối bị lỏng tối ưu và đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, hạn chế của thuốc Đông y là công dụng từ từ, cần kiên trì dùng lâu dài mới đạt kết quả. Bên cạnh đó, thuốc Đông y có dạng thô, cần đun sắc cầu kì tốn thời gian, do đó nhiều người vẫn còn e ngại khi lựa chọn biện pháp này.

Khắc phục vấn đề đó, một số đơn vị đã cải tiến thuốc thành dạng cao, viên hoàn, giúp người bệnh tiện lợi sử dụng. Trong đó, phải kể đến bài thuốc gia truyền 150 năm tuổi của Đỗ Minh Đường.

Bài thuốc Đông y gia truyền chữa khớp gối bị lỏng dòng họ Đỗ Minh giúp xương khớp chắc khỏe, đẩy lùi bệnh tận gốc

Bài thuốc có thành phần 100% từ tự nhiên, gồm 20 – 30 vị thảo dược quý, kết hợp theo tỉ lệ Vàng trong 4 phương thuốc nhỏ, gồm:

  • Thuốc đặc trị: Dây đau xương, gối hạc, phòng phong, xuyên quy, tơ hồng xanh…
  • Thuốc bổ gan giải độc: Bồ công anh, kim ngân cành, diệp hạ châu, hạ khô thảo…
  • Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Xích đồng, cà gai, hạnh phúc, gắm, cành sung…
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng: Phục linh, hoàng kỳ, trần bì, bạch truật, đẳng sâm…

Nhờ sự tổng hòa “4 trong 1”, bài thuốc có công dụng toàn diện:

  • Trừ thấp, khu phong, giảm viêm, giảm đau.
  • Thông kinh lạc, hỗ trợ tái tạo dịch và sụn khớp, giúp các khớp chắc khỏe.
  • Nâng cao chức năng gan, thận, tỳ vị.
  • Tăng cường sức khỏe, phòng tái phát.

Thuốc của Đỗ Minh Đường có nguồn gốc rõ ràng, các thảo dược bào chế thuốc thu hái từ các vườn dược liệu sạch chuyên canh, được Bộ y tế kiểm định chất lượng. Do đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.

Trong trường hợp người bệnh quá bận bịu không thể sắc thuốc uống hàng ngày, Nhà thuốc sẽ hỗ trợ sắc thuốc thành dạo cao.Thuốc được đun trong 48 giờ liên tiếp ở nhiệt độ chuẩn, cho ra thành phẩm dạng cao đặc, sánh mịn, thơm dịu, đựng trong lọ thủy tinh nhỏ gọn. Việc này không chỉ tiết kiệm được thời gian sử dụng mà còn giữ được tối đa dược tính của các loại thảo dược. Cao thuốc thấm nhanh vào thành dạ dày, giúp phát huy công dụng tối đa. 

Hiệu quả bài thuốc đã được chứng minh qua hơn một thế kỷ. Hàng ngàn bệnh nhân đau khớp gối, khớp gối bị lỏng đã hết đau nhức, khỏi bệnh hoàn toàn nhờ uống bài thuốc của Đỗ Minh Đường. Trong số Nghệ sĩ Xuân Hinh cũng là một “nhân chứng sống” đã chữa khỏi bệnh xương khớp tại nhà thuốc, xem ngay tại đây

>> Giảm đau, vận động trở lại sau 3 ngày nhờ bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp uống thuốc với châm cứu, bấm huyệt và tập luyện, ăn uống khoa học. 

Khớp gối bị lỏng nếu không điều trị đúng thời điểm và đúng cách có thể khiến khớp gối bị lệch trục hoặc trật. Do đó, khi thấy triệu chứng sưng đau, người bệnh không nên chịu đựng mà hãy đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Bệnh nhân cũng có thể liên hệ trực tiếp đến số 024 62 536 649 – 0984 650 816 9 (Hà Nội) hoặc 028 3899 1677 – 0932 088 186 (Hồ Chí Minh) để được chuyên gia xương khớp tư vấn MIỄN PHÍ.

⇒ Có thể bạn quan tâm:

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *