Kim Ngân Hoa - Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh

Bên cạnh trồng làm cảnh sinh tài lộc, kim ngân hoa còn được sử dụng trong điều trị bệnh. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa, thảo dược thường dùng chữa các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng hô hấp như cảm, viêm phổi,… Ngoài ra, dược liệu còn dùng cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp, rối loạn nước tiểu và một số bệnh lý khác.

kim ngân hàng
Kim ngân hoa có tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn

+ Tên gọi khác: Kim đằng, song bào hoa, nhẫn đông hoặc nhị hoa

+ Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb

+ Họ: Kim ngân Caprifoliaceae

Đặc điểm thực vật của kim ngân hoa

Kim ngân hoa là loại cây thân quấn, mọc leo. Cây có chiều dài khoảng 10 m hoặc hơn. Cành cây nhỏ, có màu xanh nhạt khi còn non, có phủ lông tơ mịn. Khi về già, cây chuyển sang màu đỏ với bề mặt nhẵn, không có lông.

Lá cây hình trứng hoặc mác, mọc đối xứng. Hoa mọc thành cụm, có mùi thơm nhẹ. Khi mới nở, hoa thường có màu trắng. Sau thời gian nở, hoa chuyển sang màu vàng. Vì vậy, trên chùm hoa thường thấy xen lẫn giữa trắng và vàng. Hoa thường nở vào tháng 4 – 7 hàng năm. Quả kim ngân hoa thuộc quả mọng, có hình cầu và màu đen.

Phân bố và môi trường sống của kim ngân hoa

Thảo dược được tìm thấy nhiều ở các quốc gia trên thế giới như Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản hoặc các nước Đông Bắc Mỹ. Ngoài ra, ở Việt Nam, cây tập trung ở các tỉnh sau:

  • Thanh Hóa
  • Lạng Sơn
  • Vĩnh Phúc
  • Sơn La
  • Cao Bằng
  • Hưng Yên
  • Hà Nội

Thành phần hóa học của kim ngân hoa

Dược liệu chứa nhiều hoạt chất flavonoid và tinh dầu. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng bộ phận khác nhau mà thành phần hóa học tìm thấy ở thảo dược không giống nhau. Cụ thể:

Hoa chứa các thành phần chính sau:

  • α-pinen
  • hex -1 –en
  • Eugenol
  • Geraniol
  • α – pinen
  • Lonicerin
  • Carvacrol
  • Luteolin-7-glucosid
  • Axit clorogenic

Cành, lá và quả chứa:

  • Axit clorogenic
  • Axit malic
  • Oxalic
  • Citric
  • Saponin
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa chứa nhiều hoạt chất saponin và flavonoid

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản của kim ngân hoa

  • Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận trên mặt đất của thảo dược đều có thể sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, hoa chính là phần được dùng làm thuốc chính
  • Thu hái: Thảo dược thường được thu hái sau 1 năm kể từ khi trồng. Tùy thuộc vào bộ phận dùng làm thuốc mà thời gian thu hoạch thường khác nhau. Cụ thể, lá có thể hái quanh năm, hoa thường hái khi sắp nở hoặc chưa nở. Tốt nhất nên hái hoa vào lúc 9 – 10 giờ sáng.
  • Chế biến: Dược liệu sau khi thu hoạch được rửa sạch và đem phơi khô
  • Bảo quản: Cho dược liệu vào túi bóng hoặc lọ thủy tính đậy kín miệng, đặt ở nơi khô ráo. Không để thảo dược ở nơi ẩm ướt tránh lên mốc gây ảnh hưởng đến tác dụng chữa trị.

Tính vị và quy kinh của kim ngân hoa

  • Tính vị: Tính hàn, có vị đắng ngọt, không chứa độc tố
  • Qui kinh: Tâm Tỳ, Phế, Dương Minh Vị, Vị, Túc Thái Âm

Tác dụng của kim ngân hoa

Theo Y học cổ truyền, kim ngân hoa có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và trị sốt. Do đó, thảo dược thường dùng chữa các bệnh lý sau:

  • Thủy đậu
  • Rôm sảy
  • Mụn nhọt
  • Tả lỵ
  • Bệnh sởi
  • Vẩy nến
  • Tổ đỉa

Theo nghiên cứu Y học hiện đại, dược liệu chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như flavonoid và saponin. Hai hoạt chất này có tác dụng giảm đau và chống viêm. Vì vậy, chúng thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như:

  • Dị ứng
  • Thấp khớp
  • Viêm mũi
  • Đau dạ dày

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra đặc tính kháng khuẩn của kim ngân hoa đối với một loại vi khuẩn. Do đó, chúng có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến vi khuẩn như:

  • Dịch hạch
  • Thương hàn
  • Trực khuẩn lỵ
  • Cận thương hàn
  • Liên cầu khuẩn tan huyết
  • Phế cầu
  • Bạch cầu
  • E. coli
  • Tụ cầu vàng
Kim ngân hoa
Hoa kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, giúp làm hạ cholesterol trong máu

Cách dùng và liều lượng sử dụng kim ngân hoa

Thảo dược được sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi theo cách bào chế sau đây:

  • Đối với hoa kim ngân tươi: Đem rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước đun sôi rồi uống
  • Dùng dưới dạng khô: Đem sắc lấy nước đặc uống hoặc đem tán bột, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần
  • Hoa ngâm rượu: Ngâm theo tỷ lệ 1 kg hoa kim ngân hoa tươi ngâm trong 5 lít rượu

Liều dùng mỗi ngày từ 12 – 16 gram. Có thể gia giảm liều dùng ở mỗi người, điều này phụ thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như tuổi tác và tình trạng sức khỏe ở từng đối tượng bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân hoa

+ Điều trị cảm, mụn nhọt và sốt bằng bài thuốc cổ Ngân kiều tán

Sử dụng 24 gra cát cánh, 40 gram nhẫn đồng, 20 gram đậu xị, 16 gram trúc diệp, 40 gram liên kiều, 24 gram ngưu bàng tử và 16 gram kinh giới. Tất cả các vị thuốc đem sắc uống.

+ Chữa viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh viêm khớp bằng bài thuốc Bạch hổ quế chi

Dùng 20 gram kim ngân hoa, 8 gram trương truật 12 gram tri mẫu, 40 gram thạch cao, 8 gram cam thảo, 12 gram hoàng bá, 6 gram quế chi, 12 gram ngạnh mễ và 12 gram tang chi. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.

+ Trị mẩn ngứa và dị ứng

Sử dụng 20 gram nhẫn đông, 10 gram liên kiều, 6 gram thổ phục linh, 8 gram mạch môn, 10 gram huyền sâm, 6 gram quyết minh tử sao, 8 gram hoàng đằng và 8 gram sinh địa. Sắc uống.

+ Chữa quai bị hoặc đau họng

Dùng 16 gram nhẫn đông, 12 gram ngưu bàng tử, 18 gram đậu xị, 12 gram liên kiều, 4 gram bạc hà, 4 gram cam thảo, 8 gram tinh giới tuệ và 8 gram cát cánh. Sắc thuốc uống.

+ Điều trị bệnh viêm ruột thừa và viêm phúc mạc

Chuẩn bị 120 gram nhẫn đông, 40 gram địa du, 12 gram cam thảo, 80 gram đương quy, 2 gram ý dĩ nhân, 80 gram huyền sâm và 40 gram mạch môn. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

+ Trị ung nhọt mới khởi phát

Dùng 500 gram kim ngân hoa sắc chung với 80 gram đương quy và 10 chén nước. Sắc cho đến khi nước thuốc cạn còn 1 chén, tắt bếp và lọc lấy thuốc uống.

+ Điều trị mụn nhọt sắc đỏ chuyển sang đen

Sử dụng 80 gram lá và canh nhẫn đông, 160 gram hoàng kỳ và 40 gram cam thảo đem rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó cho vào bát và chưng chung với  1 lít rượu trắng trong vòng 3 tiếng. Cuối cùng vớt bỏ bã và uống.

Kim ngân hoa
Chữa quai bị bằng bài thuốc sắc từ kim ngân hoa

Một số câu hỏi khi dùng kim ngân hoa chữa bệnh

Tác dụng phụ của kim ngân hoa là gì?

Theo một số nghiên cứu chứng minh, nhẫn đông không chứa độc tính nên khá an toàn khi sử dụng ở người. Tuy nhiên, trong quá trình dùng dược liệu điều trị bệnh, bạn nên chú ý liều lượng. Bởi nhẫn đông có tính hàn, sử dụng thảo dược ở liều cao trong thời gian dài có thể gây nên các phản ứng sau:

  • Ợ hơi
  • Không tiêu
  • Đầy bụng
  • Tiêu chảy

Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải các biểu hiện nêu trên, bạn nên ngưng sử dụng hoặc giảm liều.

Chống chỉ định dùng kim ngân hoa

Những đối tượng sau không nên dùng nhẫn đông để điều trị bệnh tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Người có cơ thể hư hàn
  • Người có cơ địa dị ứng
  • Người gặp các vấn đề về da như sinh mủ, mụn nhọt đã vở hoặc bị lở loét

Kim ngân hoa có tương tác thuốc nào không?

Thảo dược có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi sử dụng kèm theo. Do đó, để giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, các bạn không nên dùng kim ngân hoa chung với các loại thuốc sau đây:

  • Clopidogrel (Plavix®)
  • Naproxen
  • Aspirin
  • Enoxaparin
  • Warfarin
  • Dalteparin
  • Diclofenac
  • Ibuprofen
  • Heparin

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phối hợp dùng kim ngân hoa với bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược khác.

Kim ngân hoa có tác dụng chữa bệnh nhưng các bài thuốc từ dược liệu vẫn chưa được khoa học khẳng định hiệu quả. Do đó, trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào, các bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về cách dung cũng như liều lượng sử dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *