Kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến để bệnh không tái phát

Vảy nến là một bệnh lý mạn tính, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong đời và hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Do đó việc điều trị vảy nến bằng thuốc không diễn ra thường xuyên liên tục, mà chủ yếu đẩy lùi triệu chứng cấp tính của bệnh. Bài viết thông tin về những kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến phòng ngừa tái phát tránh các biến chứng xấu xảy ra.

Kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến để bệnh không tái phát
Bệnh vảy nến là triệu chứng mãn tính có thể tái phát lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời

Mặc dù vảy nến là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi các đợt vảy nến cấp tính bùng phát, người bệnh gặp không ít phiền toái. Những biểu hiện điển hình của bệnh là tình trạng khô da, bong tróc da thành từng mảng, đôi khi kèm theo mụn nước gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vảy nến nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khớp xương và để lại sẹo mất thẩm mỹ. 

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Việc điều trị vảy nến  theo mục đích đẩy lùi triệu chứng từng đợt bùng phát bệnh, khi triệu chứng hết thì không cần điều trị. Vảy nến là căn bệnh tự miễn, có biểu hiện ngoài da nên bệnh có xu hướng phát triển ăn sâu vào máu và chịu ảnh hưởng của nội tiết. Vì thế, cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh. Các loại thuốc điều trị vảy nến chỉ có tác dụng chính là ức chế tiến triển của bệnh và phòng ngừa nguy cơ biến chứng.

Phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lý. Trong trường hợp bệnh nhân bùng phát dữ dội các triệu chứng như: bề mặt da khô và bong tróc, hình thành các mảng da đóng vảy lan rộng, người bệnh gặp phải các biến chứng như nhiễm trùng, sốt cao… Ngoài ra những đợt bùng phát cấp tính gây đau nhức cơ nghiêm trọng, điều trị phục thuộc vào thuốc và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. 

Bệnh vảy nến cũng có thể tái phát trở lại khi người bệnh bị stress, sang chấn tâm lý kéo dài. Hoặc do thay đổi thời tiết, nhiễm khuẩn,… những nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch sẽ tạo điều kiện để vảy nến bùng phát và phát triển mạnh mẽ.

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
Kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến để bệnh không tái phát
Chữa bệnh vảy nến mất nhiều thời gian nhưng người bệnh nên chuẩn bị tâm lý “sống chung với bệnh”

Hiện nay các loại thuốc có thể ngăn chặn các cơn bùng phát cấp tính như Corticoid, retinoid, vitamin D, các loại kem dưỡng ẩm, axit salicylic,… là chủ yếu. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bên ngoài vì một số loại thuốc có thể gây ra các phản ứng không mong muốn. Việc lạm dụng corticoid có thể khiến triệu chứng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến thận và hàng loạt các bệnh lý khác.

Nhìn chung quá trình điều trị bệnh vảy nếu có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Do những đợt bùng phát bệnh thường xảy ra khi hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu. Do đó cách phòng tránh bệnh tái phát tốt nhất là duy trì thể trạng khỏe mạnh. Bệnh được xem là điều trị thành công khi giảm thiểu được triệu chứng và kéo dài thời gian tái bệnh trong tương lai.

Kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến tránh tái phát

Người bị vảy nến ở giai đoạn nhẹ có thể khắc phục bệnh lý hoàn toàn. Bằng nhiều cách như sử dụng thuốc bôi, thuốc uống kết hợp với bổ sung các dưỡng chất tăng cường miễn dịch từ bên trong. Trong đó những kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến mang đến hiệu quả tích cực gồm:

Điều trị vảy nến tại chỗ

  • Thuốc mỡ Salicylé (loại 2%, 3% hoặc 5%): Có khả năng làm bạt sừng và làm bong các vị trí da bị vảy  nến.
  • Thuốc mỡ Corticoid: Thường dùng Eumovate hoặc Diprosalic để chống viêm, giảm thương tổn. Tuy nhiên những loại thuốc này không được sử dụng điều trị trong thời gian dài, sử dụng quá nhiều có thể khiến triệu chứng tiến triển nặng thêm.
  • Thuốc mỡ có Vitamin A axit: Bao gồm các loại thuốc như Differin, Erylick hoặc thuốc Isotrex. Đây là các nhóm thuốc hỗ trợ làm ổn định tình trạng sừng hóa trên da, đồng thời giúp làm giảm khô da do vảy nến gây ra. 
  • Quang trị liệu bằng tia cực tím: Sử dụng tác động từ tia cực tím UVB, UVA có bước sóng ngắn và dài. Đây cũng là phương pháp điều trị vảy nến khắc phục được hoàn toàn bệnh lý giai đoạn nhẹ, phương pháp được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến.
  • PUVA : Phương pháp điều trị sử dụng thuốc kết hợp chiếu tia UVA. Người bệnh được hướng dẫn dùng Psoralene dưới dạng uống hoặc bôi. Sau đó chiếu tia UVA tác động đến vùng da bị bệnh vảy nến.
chữa bệnh vảy nến
Sử dụng thuốc điều trị vảy nến chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng tạm thời
  • Kháng sinh, vitamin: Bao gồm Soritane hoặc Tigasone (nhóm Vitamin A axit) hoặc Methotrexate hay Cyclosporin… Nhóm thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng khả năng gây ra tác dụng phụ như gây giảm bạch cầu, và gây rối loạn chức năng của gan, thận. Phụ nữ có thai và người có sức khỏe yếu cần cân nhắc ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc.
  • Corticoid: Gồm Prednisolone hoặc Medrol dùng dưới dạng uống, hoặc Methylprednisolone dùng dưới dạng tiêm. Đây là những loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh vảy nến đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên những tác dụng phụ của thuốc cũng được khuyến cáo gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho bệnh nhân.

Điều trị vảy nến tại nhà tránh tái phát

Điều trị vảy nến tại nhà rất quan trọng, bởi việc khắc phục triệu chứng càng sớm thì bệnh sẽ càng được kiểm soát tốt hơn. Trong đa số các trường hợp bệnh nhân vảy nến chăm sóc đúng cách, vảy nến có thể không quay lại suốt nhiều năm. Để làm được điều này, người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc điều trị cơ bản sau:

  • Tăng cường nhóm thực phẩm cải thiện miễn dịch

Một nghiêm cứu tại Tổ chức Bệnh Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (National Psoriasis Foundation) cho biết. Người bị vảy nến có những biểu hiện tích cực khi được bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Các chất này có thể đẩy lùi được triệu chứng vảy nến thể nhẹ. Trong đó, đặc biệt là thành phần vitamin D có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da và tăng cường hoạt động miễn dịch.

Trong đó nhóm thực phẩm có tác dụng tốt cho quá trình tái tại và hình thành lớp thượng bì mới bao gồm dầu thực vật, quả hạch và các loại hạt. Chúng có thể hỗ trợ quản lý bệnh vảy nến hiệu quả, ức chế sự hình thành lớp sừng gây bong tróc da. 

Ngoài ra, trong những thực phẩm trên cũng có nhiều axit béo và omega-3 làm tăng sinh kháng thể, hỗ trợ phòng bệnh vảy nến tái phát. Bổ sung đạm và omega-3, axit béo bằng các loại cá biển như cá hồi, cá trích,… và từ bỏ thịt đỏ, thức ăn nhanh, tinh bột, đường tinh luyện,… sẽ ngăn chặn sự tái  bùng phát bệnh vảy nến.

  • Sử dụng thảo dược chữa vảy nến

Việc người bệnh chủ động khắc phục triệu chứng vảy nến bằng cách dùng thảo dược mang lại cải thiện nhanh chóng trong thời gian đầu. Khi nhận thấy dấu hiệu bùng phát vảy nếu, người bệnh có thể áp dụng các phương thức điều trị vảy nến tại nhà sau:

– Sử dụng lô hội (nha đam)

Lô hội có thành phần chất chống viêm da cơ địa, chàm và hỗ trợ dưỡng ẩm cần thiết cho quá trình điều trị vảy nến. Trong đó, hỗn hợp mật ong, dầu ô liu và sáp ong được sử dụng phổ biến để bôi ngoài da giúp giảm nhẹ triệu chứng vảy nến. Tác dụng của lô hội được đánh giá mang đến hiệu quả tương đương với corticosteroid. Do đó, người bệnh có thể sử dụng lô hội để quản lý bệnh vảy nến trong thời gian đầu.

– Sử dụng nghệ

Thành phần curcumin có trong nghệ là một hoạt chất rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vảy. Nhờ có tính sát khuẩn cao, curcumin có trong nghệ có tác dụng làm thay đổi cấu trúc thượng bì theo hướng tích cực. Có thể áp dụng đắp nghệ trực tiếp lên da hoặc thêm nghệ vào các món ăn thường ngày mang đến những hiệu quả đáng kể.

điều trị bệnh vảy nến không tái phát
Kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến bằng nghệ có thể áp dụng tại nhà với các triệu chứng nhẹ

– Dầu cây chè

Tinh dầu cây chè có công dụng kháng khuẩn tốt, nhờ đó có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Người bệnh vảy nên sử dụng dầu cây chè phòng ngứa và bong tróc da, đồng thời tinh dầu này cũng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu người bệnh có phản ứng dị ứng với nó, nên ngừng sử dụng và tìm phương pháp khác điều trị thay thế.

  • Sử dụng muối biển Chết hay muối Epsom

Một kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến không tái phát được các bác sĩ khuyến khích là sử dụng muối biển Chết hoặc muối Epsom để ngâm rửa vùng da bệnh. Người bệnh vảy nến ngâm mình trong bồn nước ấm có pha muối biển Chết hay muối Epsom sẽ nhanh chóng nhận thấy cơn ngứa được cải thiện, các kích ứng da được kiểm soát kịp thời.

Muối có thể hỗ trợ rút chất lỏng ra khỏi các mô, làm mềm da và giảm hiện tượng phù nề đặc trưng ở bệnh vảy nến. Lưu ý, sau khi tắm hoặc ngâm rửa vùng bệnh với muối, người bệnh cần dưỡng ẩm da sau đó để làn da được phục hồi độ ẩm cân bằng.

  • Thay đổi lối sống lành mạnh điều trị vảy nến

– Giảm stress

Tâm lý căng thẳng và stress là những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến mạn tính. Sau khi điều trị bệnh, người bệnh tiếp tục stress có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh và tạo thành vòng lẩn quẩn khó khắc phục dứt điểm.

Điều trị vảy nến cần tiến hành song song với điều trị tâm lý, giảm stress bất cứ khi nào có thể. Những liệu pháp giúp giảm stress như tập yoga hoặc thiền định sẽ cải thiện tâm lý người bệnh tốt hơn. Từ đó phòng ngừa được nguy cơ tái phát vảy nến.

– Không uống đồ uống có cồn

Người bệnh vảy nến cần kiêng tuyệt đối các loại bia rượu, thuốc lá và chất kích thích. Chúng là những nguyên nhân gây kích hoạt bệnh vảy nến trầm trọng . Điều này xảy ra đối với cả những người hút thuốc lá thụ động. Vì thế khi gia đình có người mắc bệnh vảy nến, các thành viên trong gia đình cũng nên kiên hút thuốc lá để phòng các kích ứng xảy ra.

– Tắm và vệ sinh cơ thể đúng cách

Người bị vảy nên không nên sử dụng các sản phẩm hóa mỹ phẩm có mùi hương, thay vào đó chỉ sử dụng các sản phẩm dành riêng cho người có làn da nhạy cảm. Sử dụng dầu gội đầu, sữa tắm hoặc kem dưỡng da không có hóa chất gây kích ứng da gây bùng phát bệnh vảy nến. Sau khi tắm, sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da mềm và giảm các lớp sừng bong tróc rõ rệt.

Kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến để bệnh không tái phát
Tắm nước ấm và tắm không quá lâu là nhữngkinh nghiệm chữa bệnh vảy nến không tái phát
Người bệnh không nên tắm nước nóng, điều này sẽ làm khô da. Nước nóng không được khuyến khích cho bệnh vẩy nến hay chàm. Nhiệt độ nước tắm vừa đủ ẩm, có thể kết hợp tắm nước thảo dược điều trị vảy nến và tắm lại bằng nước sạch sau đó.  Thời gian tắm không lâu hơn 10-15 phút.

– Thường xuyên tắm nắng

Đối với người bị bệnh vảy nến, thói quen tắm nắng là cách tăng cường sức đề kháng cho làn da và phòng bệnh tái phát rất hiệu quả.  Tia cực tím của ánh nắng mặt trời hỗ trợ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da kích hoạt khi bị vảy nến. Điều trị bằng ánh nắng mặt thời cần được thực hiện trong thời gian lâu dài, vào thời điểm nhất định và người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Cũng cần ưu ý rằng, ánh nắng mặt trời vào thời điểm 6 – 8h sáng là tốt nhất cho da. Việc để da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng gắt sẽ làm triệu chứng trầm trọng thêm. 

  • Phòng bệnh khi chuyển mùa

Khi hệ miễn dịch suy yếu, bệnh nhân vị vảy nến có nguy cơ bùng phát triệu chứng cao hơn so với những người khỏe mạnh thông thường. Vì thế, kinh nghiệm điều trị vảy nến không tái phát là người bệnh cần duy trì sức sống khỏe mạnh. 

Cần giữ ấm cơ thể để phòng bệnh vẩy nến mùa lạnh. Khi để cơ thể bị cảm cúm, người bệnh tránh sử dụng thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng khả năng miễn dịch. Đồng thời tăng cường bổ sung các loại rau củ và trái cây để xây dựng miễn dịch tự nhiên,  điều này sẽ góp phần ngăn chặn triệu chứng vẩy nến bùng phát.

  • Giữ ẩm cho da thường xuyên

Một nguyên tắc quan trọng tất yếu trong điều trị vảy nến là người bệnh cần giữ ẩm cho da. Nếu da bị khô, khả năng vảy nến tái phát cao hơn.  Người bệnh nên giữ da luôn ẩm bằng việc dùng các sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho da nhạy cảm, uống nhiều nước và tránh ngồi phòng máy lạnh quá lâu.

Chữa bệnh vảy nến
Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm vùng da bị sừng hóa do vảy nến

Nếu không có điều kiện sử dụng kem dưỡng ẩm, người bệnh có thể sử dụng dầu oliu hoặc dầu dừa bôi trực tiếp lên da giảm bớt kích ứng. Ngoài ra việc dưỡng ẩm ngay sau khi tắm mang đến cải thiện đáng kể cho người bệnh vảy nến.

Những kinh nghiệm điều trị bệnh vảy nến phòng bệnh tái phát kể trên chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Đối với bệnh lý mãn tính, bệnh nhân cần được hướng dẫn chữa bệnh cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời bệnh nhân cần xác định tư tưởng “chung sống hòa bình” với bệnh.

Hiện nay, có rất nhiều người bệnh vảy nến tự ý mua thuốc về sử dụng dẫn đến những biến chứng toàn thân. Điều này có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến xương khớp, nhiễm trùng nguy hiểm. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, bệnh nhân cần thông qua sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tổn thương đáng tiếc xảy ra.

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *