Kinh nguyệt kéo dài có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển, gây ra nhiều bệnh lý Phụ khoa. Vậy, kinh nguyệt kéo dài gây nguy hiểm ra sao và điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây.

Thế nào là kinh nguyệt kéo dài?

Kinh nguyệt kéo dài là một trong những biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt rất hay gặp ở phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường ở người phụ nữ thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày với lượng máu kinh khoảng 80ml. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thời gian hành kinh của chị em kéo dài bất thường (trên 7 ngày). Lượng máu kinh mất đi có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ.

Kinh nguyệt kéo dài là hiện tượng khiến nhiều chị em thấy hoang mang, lo lắng
Kinh nguyệt kéo dài là hiện tượng khiến nhiều chị em thấy hoang mang, lo lắng

Một số dấu hiệu điển hình chị em có thể nhận biết khi gặp tình trạng này như:

  • Hành kinh kéo dài nhiều ngày với lượng máu đào thải lớn.
  • Người mắc kinh nguyệt kéo dài sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong kỳ kinh do thiếu máu, mất máu nhiều ngày.
  • Máu kinh vón cục. Một số trường hợp có thể đi kèm theo triệu chứng đau bụng dưới, thống kinh.
  • Ngứa ngáy vùng kín.

Khi thấy những biểu hiện kể trên, chị em nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng của mình. Thông thường có hai nhóm nguyên nhân chính gây tình trạng kinh nguyệt kéo dài, bao gồm:

Nguyên nhân sinh lý:

  • Rối loạn nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết có nghĩa buồng trứng của bạn đang gặp vấn đề, quá trình rụng trứng bất ổn và vì vậy dẫn đến kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày.
  • Căng thẳng, stress do công việc, cuộc sống, mệt mỏi quá độ, ăn uống, nghỉ ngơi thất thường, không có giờ giấc khoa học,…
  • Vệ sinh không sạch sẽ, gây viêm nhiễm Phụ khoa, lâu dần cũng gây tình trạng kinh nguyệt kéo dài.
  • Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và thường xuyên cũng gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ, thời gian và lượng máu kinh trong kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân bệnh lý: Một số bộ phận sinh dục như tử cung, buồng trứng bị viêm nhiễm, tổn thương cũng gây ra hiện tượng kinh nguyệt kéo dài.

Kinh nguyệt ra ít cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là ở tử cung và buồng trứng, thậm chí có nguy cơ gây vô sinh - hiếm muộn
Kinh nguyệt kéo dài cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là ở tử cung và buồng trứng

Kinh nguyệt kéo dài có nguy hiểm không?

Nhiều trường hợp chủ quan, ngại đi khám, nghĩ rằng kinh nguyệt kéo dài là do sự mất cân đối trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tâm lý ảnh hưởng nên thường bỏ qua. Do đó, tình trạng không những không được cải thiện mà còn trở nên nghiêm trọng hơn với những nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày gây mất máu trầm trọng. Chị em bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, chân tay lạnh, da tái, khó thở, giảm hiệu quả làm việc và chất lượng sống, kém tập trung, dễ mắc bệnh do đề kháng kém,…Đặc biệt, tình trạng này rất nguy hiểm với những chị em phải hoạt động ngoài đường.
  • Kinh nguyệt kéo dài tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, phát triển, tấn công lên các bộ phận sinh dục sâu bên trong. Các loại nấm, khuẩn này gây viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm tắc vòi trứng,…) làm thay đổi môi trường, độ pH bên trong, tăng tiết dịch nhầy, từ đó cản trở tinh trùng đến gặp trứng, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
  • Kinh nguyệt kéo dài do bệnh lý phụ khoa như viêm tử cung, polyp tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… nếu không phát hiện và có biện pháp điều trị, bệnh có chiều hướng phát triển, cản trở quá trình thụ tinh và sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non rất cao.
  • Kinh nguyệt kéo dài đôi khi còn kèm theo ra khí hư, đau bụng kinh, căng tức ngực,… ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt hàng ngày như quan hệ vợ chồng, cản trở kế hoạch sinh con.

"<yoastmark

Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài

Điều trị kinh nguyệt kéo dài là việc tác động vào những nguyên nhân gây bệnh bằng nhiều phương pháp như Tây y, Đông y hoặc thậm chí khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám trước khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị để đảm bảo hiệu quả sau cùng.

Phương pháp Tây y

Dùng thuốc

Những trường hợp nhẹ, xuất phát từ tình trạng rối loạn nội tiết hay một số dạng viêm nhiễm cơ bản có thể khắc phục bằng những thuốc dạng uống, thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo. Những loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, bổ sung và ổn định nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định nhanh chóng, khắc phục một số triệu chứng khi hành kinh. Khi dùng thuốc, người bệnh lưu ý không sử dụng thuốc bừa bãi, tùy tiện mà chưa có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp ngoại khoa

Một số phương pháp can thiệp ngoại khoa như: Đốt diệt tuyến, dao Leep, oxygen (O3), phẫu thuật, nội soi…

Với những trường hợp kinh nguyệt nhiều ngày do các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách áp dụng phương pháp ngoại khoa tiên tiến này nhằm tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện vùng viêm, phục hồi các bộ phận như tử cung, buồng trứng về tình trạng ban đầu. Những phương pháp này điều trị nhanh bệnh lý nên thường được áp dụng với trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu quá trình chăm sóc sau hậu phẫu không tốt rất có thể tái phát và gây ra những biến chứng nguy hại.

Tây y là phương pháp điều trị các vấn đề kinh nguyệt, kinh nguyệt ra ít nhanh chóng, tiện lợi
Tây y là phương pháp điều trị các vấn đề bệnh lý dẫn đến kinh nguyệt kéo dài nhanh chóng, tiện lợi

Mẹo dân gian

Kinh nguyệt kéo dài còn có thể khắc phục bằng mẹo dân gian tại nhà với những trường hợp nhẹ, rối loạn kinh do thói quen xấu ảnh hưởng đến nội tiết tố và sự cân bằng của các hormone sinh dục. Một số mẹo chị em thường sử dụng khá hiệu quả như: uống nước gừng, nước lá nhọ nồi, nước lá ngải cứu,….

Tuy nhiên, nếu sử dụng mẹo dân gian không có hiệu quả, bạn cần nhanh chóng thăm khám Phụ khoa để biết rõ nguyên nhân. Một vài loại lá, củ được áp dụng để điều trị các vấn đề kinh nguyệt có thể không phù hợp với một số đối tượng mắc bệnh về huyết áp, đường tiêu hóa và đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau sinh,…Vậy nên, với phương pháp này, bạn cũng cần tham khảo kỹ thông tin và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi thực hiện.

Phương pháp Đông y

Đông y là sự kết hợp nhiều loại thảo dược như ích mẫu, bồ công anh, hoàng bá, đương quy, hoàng kỳ, trần bì, ngải cứu,….có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, điều kinh và ổn định lại vòng kinh về lâu dài. Những vị thuốc này tác động dần dần và cải thiện nội tiết tố, điều hòa chức năng, phục hồi viêm, tổn thương của tử cung cũng như buồng trứng. Tùy vào thể bệnh và nguyên nhân, các bác sĩ, thầy thuốc sẽ vận dụng kết hợp vị thuốc sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả.

Đông y cũng là một phương pháp được sử dụng trong rất nhiều trường hợp ổn định vòng kinh
Đông y cũng là một phương pháp được sử dụng trong rất nhiều trường hợp ổn định vòng kinh

Thuốc Đông y là sự kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành tính và không khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ hay ảnh hưởng sức khỏe kể cả khi sử dụng lâu dài. Ngoài việc khắc phục, điều chỉnh vòng kinh, thuốc Đông y còn giúp bạn cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn điều trị bằng Đông y, bạn cần xác định thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng lại an toàn và yên tâm hơn dùng thuốc Tây cải thiện triệu chứng mà không trị được tận gốc.

Ngoài ra các bài thuốc Y học cổ truyền này còn có thể sử dụng để hỗ trợ hiệu quả của Tây y, nhất là trong các trường hợp sau phẫu thuật, cắt, đốt giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, chống viêm, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Hy vọng với những thông tin trên, chị em có thể hiểu thêm về tình trạng kinh nguyệt kéo dài, những mối nguy hiểm mà nó đem lại cũng như biết cách điều trị cho phù hợp. Chúc các bạn gái mạnh khỏe và hạnh phúc!

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Bài thuốc YHCT của thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà hiện đang được hàng ngàn người bệnh sử dụng và truyền tai nhau hiệu quả. Vậy lý do nào khiến chị em tin dùng bài thuốc này? CLICK NGAY để có câu trả lời chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *