La Hán Quả - Công Dụng Với Sức Khỏe Và Cách Dùng

La Hán quả tính mát, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, hỗ trợ nhuận tràng thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm phế quản, ho lâu ngày, táo bón do nhiệt, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ung thư và một số bệnh lý khác.

cách sử dụng quả la hán
La Hán quả vị ngọt tính mát có nhiều công dụng đối với sức khỏe

  • Tên gọi khác: Quả La Hán, Giải khổ qua, quả Mộc miết
  • Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle
  • Họ: Bầu bí – Bottle gourd 

Mô tả dược liệu La Hán quả

1. Đặc điểm sinh thái

La Hán quả là thực vật lưỡng niên có dạng dây leo, thân có thể dài từ 1 – 3 mét. Dọc theo thân dây có nhiều tua có thể bám vào các thân cây khác để leo lên cao.

Lá có hình trái tim, nhọn ở đầu lá, chiều dài đạt khoảng 10 – 20 cm, chiều rộng khoảng 3.5 – 12 cm. Lá cây có xu hướng rộng theo mùa.

Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 2 – 3 hoa, cánh hoa vàng nhạt, mỏng, các phiến hoa bao nhỏ, cuống hoa dài khoảng 3 – 5 cm.

2. Phân bố

Cây La Hán có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc và Bắc Thái Lan, thường mọc hoang và được trồng để thu hái dược liệu. Hiện tại La Hán được nhân giống và trồng ở nhiều nơi để thu hoạch dược liệu.

3. Bộ phận sử dụng dược liệu

Quả La Hán được ứng dụng làm dược liệu.

Dược liệu La Hán quả có hình cầu, đường kính khoảng 5 – 8 cm, màu xanh lục. Sau khi bào chế dược liệu thì lớp vỏ chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu sẫm, vỏ ngoài bóng và được phủ một lớp lông nhung mỏng.

Bên trong quả có chứa nhiều thịt quả và hạt. Vỏ quả khi già rất giòn, dùng tay bóp nhẹ có thể vỡ và để lộ lớp thịt quả màu trắng ngà. Hạt quả La Hán hình tròn, dẹt, ở giữa hơi trũng xuống tạo thành một cái rãnh nhỏ.

quả la hán khô có tác dụng gì
Dược liệu quả La Hán hình cầu, vỏ màu nâu sẫm hoặc nâu vàng

4. Thu hái – Sơ chế

Quả La Hán thường được thu hái vào tháng 7 – 9. Khi thu hoạch chỉ chọn những quả già, kích thước lớn, bên ngoài cứng chắc và khi lắc không nghe thấy tiếng động bên trong.

Sau khi thu hái, để trên mặt đất khoảng 8 – 10 ngày để vỏ quả chuyển từ màu xanh sang vàng. Sau đó, dùng lửa sấy khô liên tục qua 5 – 6 ngày cho quả khô lại, khi gõ có tiếng kêu. Sau đó tẩy sạch phần lông tơ, gói giấy, bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

La Hán quả sau khi sơ chế cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và độ ẩm cao để tránh ẩm mốc, nhiễm khi khuẩn.

6. Thành phần hóa học

Trong La Hán quả chứa một số thành phần phổ biến như:

  • Vitamin C
  • Đường glucoseNiken
  • Mangan
  • Kẽm
  • Sắt
  • Thiếc
  • Các nguyên tố vi lượng khác

Vị thuốc La Hán quả

uống quả la hán có giảm cân không
Vị thuốc quả La Hán vị ngọt, tính mát, không chứa độc tố

1. Tính vị

La Hán quả vị ngọt (theo Lĩnh Nam Thái Dược Lực)

La Hán quả tính mát, vị ngọt, không chứa độc tố (theo Quảng Tây Trung Dược Chí)

2. Quy kinh

Dược liệu quy vào kinh Tỳ và Phế

3. Tác dụng dược lý của La Hán quả

Theo nghiên cứu của y học hiện đại:

  • Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da, bảo vệ các tế bào bên trong cơ thể, ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra và hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý.
  • Tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng ở khu vực tổn thương.
  • Tác dụng thanh nhiệt cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong người, táo bón.
  • Tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường, ngăn ngừa béo phì nhờ vào hàm lượng Calo thấp và chất tạo ngọt tự nhiên có thể thay thế đường trong một số công thức nấu ăn. Ngoài ra, quả La Hán cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu, kích thích sản xuất Insulin, phòng chống đái tháo đường và ngăn bệnh biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
  • Tác dụng chống nhiễm trùng, điều trị các bệnh nhu chu, sâu răng. Ngoài ra, dược liệu được cho là có thể điều trị tình trạng nhiễm nấm Candida.
  • Chống dị ứng nhờ vào khả năng kháng Histamine tự nhiên, hỗ trợ giảm ngứa, chống viêm và các triệu chứng dị ứng khác.
  • Kích thích tiêu hóa, làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan, làm sạch đường ruột, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
  • Tác dụng lên hệ thống tim mạch và hô hấp, ngăn ngừa viêm phế quản, viêm thanh quản, ho gà, viêm Amidan. Dược liệu được cho là có thể cải thiện tình trạng huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
  • Tác dụng dưỡng tóc, cải thiện làn da nhờ vào hàm lượng vitamin cao và các khoáng chất giúp da luôn mịn màng và tóc chắc khỏe.
  • Tác dụng kéo dài tuổi thọ, tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, ức chế tăng sinh tế bào, ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng.
quả la hán có tốt không
Quả La Hán có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ giải độc và điều trị nhiều bệnh lý

Theo y học cổ truyền:

  • Nhuận trường, thanh phế
  • Thanh nhiệt lương huyết
  • Giải độc, tiêu đờm, giảm ho

Chủ trị:

  • Táo bón
  • Đại tiện bí
  • Ho gà, ho khan, ho có đờm
  • Nóng trong người
  • Dị ứng
  • Viêm phế quản, viêm họng, viêm Amidan
  • Dị ứng
  • Lao phổi

4. Cách dùng – Liều lượng

Quả La hán có thể sử dụng để nấu nước dùng uống thay trà hoặc sắc thành thuốc dùng điều trị nhiều bệnh lý. Dược liệu có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các dược liệu khác đều được.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 9 – 15 g quả khô. Tuy nhiên, liều lượng có thể thay đổi tùy vào đơn thuốc và chỉ định của thầy thuốc.

Bài thuốc sử dụng La Hán quả

cách nấu nước la hán quả
La Hán quả có thể dùng pha trà hoặc sắc thành thuốc dùng uống

1. Trà La Hán thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ làm đẹp da, dài tóc

+ Bài thuốc thứ nhất:

Dùng 2 quả La Hán, rửa sạch phần lông nhung bên ngoài, tách thành nhiều phần nhỏ, hãm cùng 1.5 lít nước sôi, ủ trà trong 20 phút, dùng uống nóng hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần đều được.

+ Bài thuốc thứ hai:

Sử dụng 3 quả La Hán phân thành nhiều mảnh, đun nhỏ lửa cùng 1.5 lít nước, trong thời gian 30 phút. Sau đó cho thêm 25 g Cúc hoa, đun thêm 10 phút là được. Lọc lấy phần nước, uống thay trà hàng ngày.

2. Điều trị viêm họng, nóng trong, mất tiếng, khàn tiếng, táo bón do nhiệt

Sử dụng 1 quả La Hán, đập nhỏ, hãm với nước sôi, dùng uống như trà hoặc sắc thành thuốc, mỗi ngày dùng uống 2 lần.

3. Điều trị ho lao

Dùng La Hán quả 50 g, thái nhỏ, xào chín cùng 1 lạng thịt lợn băm nhỏ, gia thêm một tô nước nấu kỹ thành canh. Nêm gia vị vừa miệng, dùng ăn kèm cơm.

4. Dùng thay đường cho người bệnh tiểu đường

Sử dụng 2 – 3 quả La Hán nấu lấy nước đặc, làm thành nước đường. Khi cần dùng lấy một lượng nhỏ thêm vào thức ăn để tạo vị ngọt.

5. Chữa dị ứng, ho gà

Sử dụng quả La Hán và mứt hồng, mỗi vị đều 1 quả, đập vụn, thêm 500 ml nước, sắc cạn cọn 250 ml, chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.

6. Chữa viêm phế quản, viêm khí quản, ho nhiều đờm, cảm mạo, phong hàn

Sử dụng 1 quả La Hán quả, đập nhỏ, Hạnh nhân 10 g, sắc kỹ cùng 1 lít nước, chia thành 3 – 4 lần, dùng uống trong ngày.

7. Điều trị viêm họng, họng khô, ho khan, cổ họng có ít đờm hoặc không có đờm

Dùng 1 quả La Hán đập vụn, Xuyên bối mẫu 10 g sắc thành thuốc, gia thêm một lượng nhỏ Đường mật để cải thiện hương vị. Dùng uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày một thang.

Kiêng kỵ sử dụng La Hán quả

Những người tạng hàn, dương hư, hàn hư, sợ lạnh, da tái nhợt nhạt, đi ngoài phân lỏng, tứ chi đều lạnh, lưỡi trắng, không nên dùng dược liệu quả La Hán.

Người Tỳ vị hư hàn, ăn uống khó tiêu, thường hay trung tiện kèm tiêu chảy, bụng kêu óc ách, mất ngủ kỵ dùng quả La Hán.

Khi cần sử dụng kết hợp với các loại thuốc hoặc dược liệu khác, vui lòng trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ có chuyên môn.

La Hán quả là vị thuốc quý có tác dụng điều trị, ngăn ngừa một số bệnh lý và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu cần được chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn. Không tự ý sử dụng dược liệu để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trao đổi với thầy thuốc khi có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào nào có liên quan.

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *