Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là gì và giải pháp điều trị?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các mô khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

 bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là gì
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn phức tạp và có thể dẫn đến tử vong

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Bình thường hệ thống miễn dịch sẽ đẩy lùi nhiễm trùng và vi khuẩn để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi mắc các bệnh tự miễn, bao gồm bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh của cơ thể.

Lupus ban đỏ hệ thống là loại Lupus phổ biến nhất. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm đau đầu, sưng đau khớp, đau ngực, rụng tóc, lở loét miệng, sưng các hạch bạch huyết, cảm thấy mệt mỏi và thường phát ban hình bướm trên mặt.

Bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn các loại Lupus khác và có thể gây viêm da, thấp khớp, ảnh hưởng đến thận, phổi, máu, tim hoặc tổng hợp các tổn thương trên và gây tử vong.

Nguyên nhân gây Lupus ban đỏ hệ thống

Nguyên nhân cụ thể gây Lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số yếu tố và tác nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1. Di truyền học

Mặc dù bệnh không liên quan đến một gen quy định nào. Tuy nhiên, một số đối tượng mắc bệnh thường có các thành viên khác trong gia đình mắc các bệnh tự miễn khác.

2. Giới tính và nội tiết tố

Một số khảo sát cho biết, Lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và đang trong chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Điều này khiến một số chuyên gia tin rằng, nội tiết tố nữ Estrogen có thể liên quan đến việc dẫn đến Lupus ban đỏ hệ thống.

nguyên nhân gây  bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Nữ giới được cho là có nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống cao hơn nam giới

3. Yếu tố môi trường

Mặc dù không có nghiên cứu hoặc báo cáo cụ thể, tuy nhiên một số yếu tố môi trường có thể kích hoạt Lupus ban đỏ hệ thống. Các yếu tố tác động phổ biến bao gồm:

Tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím hoặc ánh sáng mặt trời

  • Nhiễm virus
  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc
  • Stress, căng thẳng về mặt thể chất và tinh thần
  • Chấn thương ngoài da

Triệu chứng nhận biết Lupus ban đỏ hệ thống

Các triệu chứng Lupus ban đỏ hệ thống có thể thay đổi và thường thay đổi theo thời gian. Bệnh thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan và hệ thống của cơ thể. Dấu hiệu nhận biết phổ biến thường bao gồm:

1. Ảnh hưởng đến da

Có khoảng 70% các trường hợp Lupus ban đỏ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến da. Tổn thương này có thể là cấp tính, bán cấp tính hoặc mạn tính.

Người bệnh có thể xuất hiện những mảng da đỏ, có vảy trên da. Ngoài ra, da mặt người bệnh có thể phát ban có dạng cánh bướm kéo dài cả hai bên má.

Ngoài ra, một số đối tượng bệnh có thể bị rụng tóc, loét mũi, miệng và xuất hiện các tổn thương da khác.

bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ thường gây ra phát ban trên cơ thể, đặc biệt là ở mặt

2. Triệu chứng liên quan đến máu

Có 50% các trường hợp trẻ em bệnh Lupus ban đỏ bị thiếu máu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị thiếu tiêu cầu, tế bào máu và rối loạn huyết khối.

3. Triệu chứng ảnh hưởng đến tim, phổi và thận

Bệnh có thể gây viêm ngoài màng tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, xơ vữa động mạch, hở van tim.

Đối với phổi, Lupus có thể gây viêm màng phổi, viêm phổi, tăng huyết áp phổi, xuất huyết phổi. Tuy nhiên, hiếm khi bệnh khiến giảm thể tích phổi hoặc hội chứng co thắt phổi.

Đối với thận, Lupus có thể dẫn máu, protein vào nước tiểu và dẫn đến thận yếu hoặc suy thận. Bệnh có thể dẫn đến suy thận cấp hoặc mạn tính.

lupus ban đỏ hệ thống bệnh học
Lupus ban đỏ có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến tim, thận và phổi

4. Ảnh hưởng đến cơ bắp và xương

Có khoảng 90% các trường hợp Lupus ban đỏ hệ thống bị đau khớp. Các khớp nhỏ như khớp bàn tay, cổ tay thường dễ bị ảnh hưởng, mắc dù tất cả các khớp đều có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Không giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do Lupus thường ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, gần 10% các trường hợp, người bệnh có thể bị lao xương, biến dạng các khớp xương ở tay và chân.

Ngoài ra, viêm khớp do Lupus có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ trẻ tuổi.

5. Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh

Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên. Theo chẩn đoán, có khoảng 19 hội chứng thần kinh có liên quan đến Lupus. Tuy nhiên, bệnh rất khó chẩn đoán chính xác, bởi vì thường gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh lý truyền nhiễm và đột quỵ.

Các biểu hiện thần kinh thường gặp Lupus ban đỏ hệ thống bao gồm rối loạn chức năng nhận thức, rối loạn tâm trạng, bệnh mạch máu não, co giật, viêm đa dây thần kinh, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn nhân cách,….

Rối loạn thần kinh làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, các tại các nhà khoa học đang nghiên cứu để làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong.

6. Triệu chứng ảnh hưởng đến mắt

Có khoảng 1/3 người bệnh Lupus ban đỏ gặp các triệu chứng liên quan đến mắt. Các bệnh phổ biến bao gồm hội chứng khô mắt, viêm màng cứng, viêm xơ cứng, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ, tăng nhãn áp góc thứ phát.

7.  Ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng Lupus ban đỏ hệ thống thường nghiêm trọng hơn khi mang thai. Ngoài ra, tỷ lệ thai nhi tử vong trong tử cung và sẩy thai ở người bệnh cũng rất cao.

bệnh lupus ban đỏ hệ thống có lây không
Các triệu chứng bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi mang thai

Bệnh cũng có thể lây lan cho thai nhi thông qua nhau thai và di truyền học. Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu phát ban tương tự như Lupus ban đỏ. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây tim và gan phát triển to bất thường.

Hầu hết các trường hợp, bệnh Lupus ở trẻ sơ sinh thường lành tính.

Lupus ban đỏ hệ thống thường dẫn đến các triệu chứng liên quan đến các bệnh lý khác. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống

Để chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống, bác sĩ có thể kiểm các các dấu hiệu và triệu chứng Lupus điển hình. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng Lupus.

Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng thể và công thức máu toàn bộ.
  • Xét nghiệm nước tiểu và phân.
  • Xét nghiệm hình ảnh X – quang ngực.

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh đến chuyên khoa xương khớp để kiểm tra tình trạng viêm đau khớp và cơ. Đôi khi Lupus ban đỏ hệ thống có thể dẫn đến rối loạn mô mềm.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có lây không?

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh xảy ra ở hệ thống miễn dịch của người bệnh. Bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác kể cả qua những tiếp xúc gần hoặc quan hệ tình dục. Các chuyên gia cho rằng, bệnh Lupus có liên quan đến gen di truyền và môi trường.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu?

Lupus ban đỏ là bệnh lý phức tạp và nguy hiểm. Hiện tại, không có biện pháp cụ thể để điều trị Lupus. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Có khoảng 95% người bệnh Lupus có thể sống hơn 10 năm kể từ lúc được chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh được điều trị phù hợp đều có tuổi thọ như người bình thường.

Ngoài ra, suy thận là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người bệnh Lupus. Có khoảng 2/3 ca tử vong ở bệnh nhân Lupus có liên quan đến suy thận.

bệnh lupus ban đỏ hệ thống song duoc bao lau
Nếu được điều trị phù hợp, bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có thể có tuổi thọ như người bình thường

Nhiều nghiên cứu cho biết, tỷ lệ sống sót của người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống phụ thuộc vào nhiều lý do, bao gồm:

  • Chẩn đoán và điều trị sớm.
  • Điều trị tích cực như sử dụng chất gây độc, ức chế miễn dịch và các thuốc kháng viêm liều cao.
  • Ứng dụng các tiến bộ trong y học như điều trị tăng huyết áp, nhiễm trùng, cải thiện tình trạng suy thận, phẫu thuật ghép nội tạng.

Biện pháp điều trị Lupus ban đỏ hệ thống

Không có biện pháp điều trị Lupus ban đỏ hệ thống. Việc điều trị thường nhằm mục đích ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

1. Thuốc điều trị Lupus ban đỏ hệ thống

Do sự đa dạng của các triệu chứng và sự liên quan của hệ thống cơ quan với Lupus ban đỏ hệ thống, việc điều trị thường phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy vào các triệu chứng và dấu hiệu, các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:

+ Thuốc điều trị thấp khớp:

Thuốc chống thấp khớp được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng Lupus liên quan đến xương khớp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị bằng Corticosteroid.

Trong một số trường hợp, các loại thuốc chống sốt rét có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm:  Hydroxychloroquine và thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ như Methotrexate và Azathioprine ).

+ Thuốc ức chế miễn dịch:

Trong các trường hợp nghiêm trọng hớn, bác sĩ có thể kê có loại thuốc ức chế hoặc điều chỉnh hệ thống miễn dịch (chủ yếu là Corticosteroid).

Tuy nhiên, tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, người dùng Corticosteroid có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Béo phì
  • Mặt tròn sưng húp
  • Bệnh tiểu đường
  • Khó ngủ
  • Loãng xương
  • Tăng huyết áp
  • Đục thủy tinh thể
điều trị lupus ban đỏ hệ thống
Việc điều trị Lupus ban đỏ hệ thống thường phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh

+ Thuốc giảm đau:

Hầu hết những người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có các cơn đau mãn tính. Do đó, bác sĩ thường kê các loại thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Loại thuốc được sử dụng phổ biến thường là  thuốc chống viêm không Steroid, có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Các loại thuốc giảm đau như  Indomethacin và Diclofenac thường chống chỉ định với  bệnh nhân Lupus. Bởi vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ suy thận và suy tim.

Ngoài ra, các cơn đau do Lupus có thể được điều trị bằng Opioids. Tuy nhiên, đây là loại thuốc có thể gây nghiện nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, việc sử dụng thuốc cần theo liều lượng chỉ định và có sự theo dõi, kiểm tra định kỳ của bác sĩ.

+ Thuốc miễn dịch Globulin tiêm vào hệ thống miễn dịch:

Thuốc Globulin miễn dịch dạng tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng để kiểm soát Lupus ban đỏ hệ thống. Các chuyên gia cho rằng, việc giảm sản xuất kháng thể hoặc thúc đẩy các phức hợp miễn dịch khỏi cơ thể và hạn chế hoạt động của hệ miễn dịch có thể cải thiện các triệu chứng bệnh.

Không giống như thuốc ức chế miễn dịch và Corticosteroid, Globulin không ức chế hệ thống miễn dịch. Do đó, việc sử dụng Globulin được cho là an toàn và có ít nguy cơ nhiễm trùng hơn.

2. Thay đổi phong cách sống điều trị Lupus ban đỏ hệ thống

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi phong cách sống được cho là có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng. Một số lưu ý bao gồm:

  • Tránh ánh sáng mặt trời được cho là rất quan trọng đối với bệnh nhân Lupus ban đỏ. Ánh sáng mặt trời và tia cực tím được cho là có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Tránh các hoạt động gây mệt mỏi gây ra mệt mỏi nghiêm trọng. Mệt mỏi có thể gây suy nhược cơ thể và khiến tình trạng Lupus trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Hông tự ý sử dụng hoặc ngưng thuốc để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Ghép thận

Suy thận hoặc các vấn đề về thận có tỷ lệ tử vong tương đối cao ở người bệnh Lupus ban đỏ. Do đó, ghép thận là lựa chọn cuối cùng để điều trị Lupus ban đỏ hệ thống.

Tuy nhiên sau khi ghép thận, tỷ lệ tái phát có thể lên đến 30%.

lupus ban đỏ hệ thống
Ghép thận được cho là biện pháp kéo dài sự sống cho bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống

4. Điều trị Lupus ban đỏ hệ thống khi mang thai

Hầu hết trẻ sơ sinh có mẹ bị Lupus ban đỏ hệ thống đều khỏe mạnh chào đời nếu mẹ được được sóc y tế phù hợp từ lúc mang thai đến khi sinh. Lupus ở trẻ sơ sinh rất hiếm, mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ có mẹ mắc bệnh là rất cao. Các triệu chứng Lupus có xu hướng trở nên nghiêm trọng trong thai lỳ. Vì vậy, việc điều trị liên tục, kéo dài là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe của người mẹ.

Bên cạnh đó, phụ nữ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được cho là áp dụng các biện pháp tránh thai. Việc mang thai có thể mang lại nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Mặc dù không có cách điều trị Lupus ban đỏ hệ thống nhưng người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tương đối cao khi điều trị ngay từ lúc xuất hiện các triệu chứng. Do đó, đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh để hạn chế các rủi ro và biến chứng.

Ngoài ra, Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, biện pháp hỗ trợ lâu dài để cải thiện bệnh. Tránh căng thẳng, duy trì lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *