Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? [Giải đáp]

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đặc biệt là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc có dự định mang thai trong thời gian mắc bệnh. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Đồng thời có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
Tìm hiểu mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Bệnh viêm gan B xảy ra là do sự tấn công của virus viêm gan B (HBV) vào cơ thể và làm gan bị tổn thương. Phần đa người lớn bị nhiễm bệnh đều có thể kiểm soát bệnh lý và loại trừ virus viêm gan B một cách dễ dàng, đặc biệt là khi sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên một số bệnh nhân là người lớn, trong đó có phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và hầu hết trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị viêm gan B nhưng không thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Điều này khiến nhiều bệnh nhân lo lắng về vấn đề mẹ bị viêm gan B có lây sang con không. Câu trả lời cho vấn đề này là có. Bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm theo chiều dọc nghĩa là lây nhiễm từ cơ thể mẹ sang con.

Đa số trường hợp lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra trong thời kỳ chu sinh. Thời kỳ này được tính từ tuần thứ 28 của thai kỳ kéo dài đến ngày thứ 7 sau sinh. Đây được đánh giá là một cách thức lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất. Ngoài ra trường hợp lây nhiễm từ mẹ sang con cũng có thể xảy ra ở những tháng đầu sau sinh. Virus viêm gan B không lây nhiễm qua nhau thai. 

Trong các con đường lây nhiễm gồm lây nhiễm từ mẹ sang con, lây nhiễm trong khi quan hệ tình dục, lây nhiễm qua sự truyền máu và tiêm chích, lây truyền theo chiều ngang qua đường tiếp xúc… thì lây nhiễm qua chiều dọc là lây nhiễm từ cơ thể người mẹ sang con là con đường lây nhiễm chính ở những trẻ  mắc bệnh.

Bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm theo chiều dọc nghĩa là lây nhiễm từ cơ thể mẹ sang con
Bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm theo chiều dọc nghĩa là lây nhiễm từ cơ thể mẹ sang con

Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con bằng cách nào và thời điểm nào?

Virus gây bệnh viêm gan B có khả năng lây truyền từ cơ thể người mẹ sang con vào những thời điểm gồm: Trong thời gian đang mang thai, trong thời gian chuyển dạ đẻ và trong thời kỳ cho con bú.

Trong giai đoạn mang thai

Tỉ lệ virus viêm gan B lây truyền từ cơ thể người mẹ sang con trong thời gian mang thai được xác định không quá 2%.

Bình thường giữa thai nhi và máu mẹ bầu không tiếp xúc với nhau. Thay vào đó thai nhi và máu của người mẹ được ngăn cách bởi một hàng rào bảo vệ là nhau thai, đây cũng là nơi thực hiện quá trình trao đổi chất dinh dưỡng. 

Hàng rào nhau thai gồm 4 lớp vào thời kỳ đầu thai nghén. Gồm nội mô mao mạch máu, lá nuôi tế bào, mô liên kết và lá nuôi hợp bào. Tuy nhiên khi chuyển sang thời kỳ sau thai nghén (nghĩa là sau tháng thứ 4) lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng, lá nuôi tế bào biến đi và mô liên kết giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó hàng rào nhau thai cũng trở nên rất mỏng manh.

Chính vì thế, chỉ cần một tác động hay một chấn thương nhẹ cũng có thể khiến hàng rào nhau thai bị tổn thương. Khi đó, máu của người mẹ sẽ liên kết và tiếp xúc với máu của thai nhi. Điều này khiến virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con.

Trong lúc chuyển dạ đẻ

Theo kết quả thống kê có hơn 90% những trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ cơ thể người mẹ sang con xảy ra trong lúc chuyển dạ đẻ.

Sự lây nhiễm từ mẹ sang con xảy ra là do trong lúc chuyển dạ cơ tử cung co thắt. Bên cạnh đó các mạch máu nơi nhau bám cũng bị tác động và co thắt làm máu của người mẹ và máu con tiếp xúc trực với nhau. Hoặc trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo trong thời gian trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền diễn ra ngay tại thời điểm này.

Trong trường hợp mẹ có kết quả dương tính với xét nghiệm HBeAg và bị nhiễm virus viêm gan B, thì trẻ nhỏ sau khi sinh ra sẽ có 95% nguy cơ nhiễm virus nếu không áp dụng các phương pháp điều trị dự phòng miễn dịch. 

Trong trường hợp mẹ có kết quả âm tính với xét nghiệm HBeAg nhưng bị nhiễm virus viêm gan B, thì trẻ nhỏ sau khi sinh ra sẽ có 32% nguy cơ nhiễm virus.

90% những trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ cơ thể người mẹ sang con xảy ra trong lúc chuyển dạ đẻ
Có hơn 90% những trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ cơ thể người mẹ sang con xảy ra trong lúc chuyển dạ đẻ

Thời kỳ cho con bú 

Trẻ bị nhiễm virus viêm gan B từ người mẹ trong thời gian bú mẹ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện HBV DNA trong sữa non của phụ nữ sau sinh có kết quả dương tính với xét nghiệm HBsAg. Tuy nhiên nồng độ HBV DNA rất thấp. Chính vì thế khả năng lây nhiễm trong thời kỳ con bú cũng như lây nhiễm qua sữa mẹ rất thấp.

Các trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời kỳ cho con bú có thể là do tổn thương miệng của trẻ, đầu vú của người mẹ gặp vấn đề tổn thương, huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc trực tiếp với máu của trẻ trong thời gian trẻ bú trực tiếp.

Chính vì những bà mẹ mắc bệnh viêm gan B mạn tính cho con bú cần phải hết sức tập trung, tập chăm sóc phòng ngừa chảy máu, tổn thương khi nứt núm vú bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đầu vú trước và sau khi cho trẻ bí, cho trẻ bú đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con, bạn cần áp dụng những biện pháp sau:

Không nên mang thai trong thời gian mắc bệnh viêm gan cấp tính

Những người mắc bệnh viêm gan mạn tính và đang trong quá trình điều trị cần đến bệnh viện, thực hiện xét nghiệm nhằm theo dõi chức năng gan định kỳ trong một thời gian dài. Bên cạnh đó bệnh nhân cần lắng nghe và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc điều trị trong trường hợp muốn sinh con.

Tuy nhiên bạn không nên mang thai ở giai đoạn virus viêm gan B đang hoạt động. Cho đến khi âm tính với xét nghiệm HBeAg, chức năng gan trở lại bình thường thì mới nên mang thai.

Không nên mang thai trong thời gian mắc bệnh viêm gan cấp tính
Phụ nữ không nên mang thai ở giai đoạn virus viêm gan B đang hoạt động

Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ

Theo nhận định từ các chuyên gia thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cách hiệu quả và an toàn nhất để phòng ngừa sự lây nhiễm của virus viêm gan B.

Hiệu quả đạt được càng cao khi bạn tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm. Trong vòng 12 giờ đến 24 giờ sau sinh, mũi vắc xin viêm gan B sẽ có khả năng phòng được 85 – 90% những trường hợp lây nhiễm virus HBV từ mẹ sang con. Đây được đánh giá là sự cạnh tranh giữ kháng thể trung hòa virus đang có trong cơ thể và sự nhân lên của virus viêm gan B.

Hiệu quả phòng ngừa virus viêm gan B sẽ giảm dần theo từng ngày. Nếu tiêm vắc xin sau 7 ngày, hiệu quả phòng ngừa sẽ không đạt. Việc thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan B sớm không chỉ giúp trẻ phòng ngừa tốt sự lây truyền virus từ mẹ sang con mà còn giúp cơ thể của trẻ sớm được bảo vệ bởi những người xung quanh cũng như các thành viên trong gia đình.

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cách an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan B (WHO)

Ngoài việc tiến hành tiêm sớm một mũi vắc xin phòng viêm gan B để kích thích tạo ra miễn dịch chủ động, những trẻ có mẹ có kết quả dương tính với xét nghiệm HBsAg còn cần tiêm thêm một mũi Globulin miễn dịch với viêm gan B (HBIG). Globulin miễn dịch với viêm gan B được xác định là một miễn dịch thụ động với khả năng trung hòa virus viêm gan B trong thời gian chờ tác dụng của vắc xin.

Hai mũi tiêm gồm vắc xin phòng viêm gan B và Globulin miễn dịch với viêm gan B cần tiêm ở hai vị trí khác nhau trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 24 giờ sau sinh.

Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh

Theo WHO, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất đối với sức khỏe, sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. WHO đã thực hiện một số nghiên cứu và công bố kết quả vào năm 2009. Kết quả khẳng định rằng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc bú sữa mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B ở trẻ do lây nhiễm từ mẹ sang con. 

Bên cạnh đó trẻ bú mẹ sẽ không khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cơn hơn so với những trẻ không bú mẹ và không đáng kể so với nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với do tiếp xúc với chất dịch và máu từ cơ thể của người mẹ khi sinh.

Mẹ nhiễm virus viêm gan B nên hạn chế cho trẻ bú trực tiếp

Để giảm tối đa sự lây truyền virus viêm gan B từ cơ thể người mẹ sang con, các bà mẹ sau sinh hoặc dự định có thai hãy thường xuyên quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của chính mình, tuân thủ phác đồ tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia và WHO. Đồng thời chọn thời điểm thụ thai phù hợp để con nhỏ sau khi sinh ra được khỏe mạnh nhất.

Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh sinh
Mẹ nhiễm virus viêm gan B nên hạn chế cho trẻ bú trực tiếp

Bài viết là thông tin cơ bản giúp người đọc giải đáp vấn đề “Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?”. Hy vọng những thông tin này thực sự bổ ích và mang lại kiến thức cần thiết cho bạn. Từ đó giúp bạn hiểu và có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả.

Ngày Cập nhật 06/05/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *