Mề đay cấp tính: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Nổi mề đay cấp tính là bệnh ngoài da với các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa da rất khó chịu. Để xoa dịu cơn ngứa, người bệnh thường lấy tay gãi. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến da bị tổn thương, gây nhiễm trùng và phù mạch. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mề đay cấp tính là một bệnh lý ngoài da phổ biến
Mề đay cấp tính là một bệnh lý ngoài da phổ biến

Bệnh nổi mề đay cấp tính là gì? Triệu chứng nhận biết

Bệnh mề đay (hay còn gọi là mày đay) là một loại dị ứng ngoài da. Khi gặp các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, các mao mạch, niêm mạc dưới da sẽ phản ứng lại, gây nên hiện tượng sưng phù, mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Các nốt nổi mề đay thường có đường kính từ vài milimet đến vài centimet và có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Mề đay cấp tính là tình trạng bệnh xuất hiện trong khoảng thời gian từ vài ngày đến 6 tuần. Các nốt mẩn đỏ có thể tự mất đi mà không cần dùng thuốc, nhưng nhiều trường hợp sẽ tái phát nhiều lần sau đó.

Triệu chứng của nổi mề đay cấp tính khá giống với một số bệnh viêm da khác như chàm, eczema,… và thường có những biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện nhiều nốt sần phù trên da: Các nốt này nổi gồ lên da, có đường viền xác định, có màu đỏ hoặc hồng, ở giữa có màu trắng xám. Nốt mề đay có nhiều kích thước, hình thù khác nhau nhưng phổ biến là hình tròn, ovan hoặc ngoằn ngoèo.
  • Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: Tại những vùng da nổi mề đay, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa dữ dội, kèm theo nóng rát, khó chịu. Nhưng nếu gãi thì sẽ khiến da đỏ, trầy xước và tổn thương nhiều hơn. Tình trạng ngứa ngáy sẽ diễn ra nhiều hơn vào buổi chiều và buổi tối.
  • Các nốt mẩn ngứa có thể lan rộng: Trong một vài giờ đến một vài ngày, các nốt mề đay có thể phát triển nhanh chóng, lớp này lặn rồi lớp mới lại nổi lên. Tuy nhiên, khi lành bệnh, các nốt mẩn sẽ lặn hoàn toàn và không để lại sắc tố hay sẹo trên da.
Các triệu chứng phổ biến của nổi mề đay cấp tính
Các triệu chứng phổ biến của nổi mề đay cấp tính

Ngoài những triệu chứng nêu trên, một số người bệnh sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng đặc biệt khác. Trong trường hợp này, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Nổi mề đay cấp tính có lây không?

Các nốt nổi mề đay trên da có thể bị lan rộng trên cơ thể, tuy nhiên mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy bệnh mề đay cấp tính không thể lây từ người này sang người khác. Nếu trong một gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh thì có khả năng là do yếu tố di truyền hoặc do cùng môi trường sống với nhiều yếu tố gây dị ứng.

Nguyên nhân bệnh mề đay cấp tính

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây bệnh mề đay có thể là do cơ thể dị ứng với các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài và do cơ địa của người đó bị nhạy cảm. Những yếu tố đó gồm có:

Dị ứng thực phẩm: khi hệ miễn dịch của cơ thể xác định một thực phẩm nào đó là yếu tố ngoại lai thì nó sẽ phản ứng lại và gây ra hiện tượng dị ứng mề đay.

  • Dị ứng thuốc: Hầu hết các loại thuốc đều có thể gây dị ứng nhưng thuốc kháng sinh nhóm beta lactam; thuốc chống viêm aspirin, các loại vacxin, thuốc kháng histamin tổng hợp… là những loại dễ gây dị ứng hơn cả.
  • Dị ứng hóa chất: Một số sản phẩm nhiều hóa chất như mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm, đồ tẩy rửa… có thể gây nổi mề đay.
  • Do côn trùng cắn: Nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban toàn thân ở một số cơ địa nhạy cảm
Những nguyên nhân phổ biến gây ra nổi mề đay cấp tính
Những nguyên nhân phổ biến gây ra nổi mề đay cấp tính
  • Do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Nhiều người thường bị nổi mề đay khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như tai, mũi, họng, miệng, … hoặc nhiễm vi khuẩn đường ruột, virus viêm gan B.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mãn tính, bệnh tuyến giáp… có thể gây nổi mề đay, mẩn ngứa do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể.
  • Do di truyền: Yếu tố di truyền qua gen mặc dù khá hiếm gặp nhưng việc điều trị thường khó dứt điểm do yếu tố cơ địa chi phối.

Để chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân bác sĩ dựa vào những dấu hiệu lâm sàng, đồng thời có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Công thức máu: Dựa trên số lượng bạch cầu đa nhân ái toan. Nếu số lượng bạch cầu này tăng thì nổi mề đay có thể do ký sinh trùng. Nếu số lượng bạch cầu này giảm thì có thể do bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây ra.
  • Thử nghiệm lấy da (prick test): Áp dụng khi nghi ngờ nguyên nhân do phấn hoa, bụi…

Những lưu ý về ăn uống và sinh hoạt của người mắc bệnh mề đay cấp tính

Để việc điều trị bệnh mề đay đạt kết quả cao, thì ngoài việc sử dụng một trong những loại thuốc nêu trên thì người bệnh cần chú ý chăm sóc và dự phòng bệnh đúng cách.

Những thực phẩm người bị mề đay nên ăn và không nên ăn

Theo các chuyên gia y tế, người bị mề đay thường có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu do đó cần bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thu, giải phóng histamin trong cơ thể. Dưới đây là một số thực phẩm nên bổ sung:

Những thực phẩm người bị bệnh mề đay cấp tính nên ăn
Những thực phẩm người bị bệnh mề đay cấp tính nên ăn

Ngoài ra người bệnh cũng cần tránh hoặc hạn chế những thực phẩm sau để tránh làm bệnh trở nên nặng nề hơn:

  • Thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu…: Các gia vị này gây nóng trong người, tạo cảm giác bứt rứt và khó chịu, đồng thời làm khô da, khiến da dễ bong tróc.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, muối: Đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng dị ứng, còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên, khiến các nốt mẩn ngứa càng nghiêm trọng và khó lành hơn.
  • Thực phẩm giàu đạm, protein tôm, cua, ghẹ, da gà, thịt bò… : Thực phẩm giàu protein thường khiến cơ thể khó chuyển hóa, dễ gây ra hiện tượng dị ứng nổi mẩn ngứa
  • Đồ uống chứa cồn, ga: Rượu, bia, cà phê, nước ngọt… gây kích ứng tới các tế bào thần kinh dẫn đến nổi mề đay, sưng phù hay thậm chí là sốc phản vệ.

Người bị bệnh mề đay có tắm được không?

Dân gian thường quan niệm, bị mề đay thì phải kiêng nước nhưng thực tế việc này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ, bã nhờn trên cơ thể tiết ra, tích tụ quá nhiều ngày sẽ khiến phát sinh vi khuẩn trên da, làm nhiễm trùng các nốt mề đay. Tuy nhiên, khi bị mề đay, làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn so với bình thường. Vì vậy, khi tắm, người bệnh cần chú ý:

  • Tắm bằng nước ấm: Khi bị nổi mề đay, để tránh gây kích ứng da, người bệnh nên tắm bằng nước ấm, không dùng nước quá nóng, cũng không dùng nước quá lạnh. Nước nóng sẽ làm mất độ ẩm và mất cân bằng độ pH tự nhiên, làm da bị khô, tăng cảm giác ngứa ngáy và bỏng rát. Còn tắm nước lạnh có thể khiến bệnh nhân sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Không tắm quá lâu: Người bị bệnh mề đay không nên tắm quá 10 phút mỗi lần và không quá 1 lần/ngày để tránh làm da bị khổ và mất độ ẩm tự nhiên, khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không chà xát quá mạnh: Nếu chà xát quá mạnh để làm da bị tổn thương nặng hơn, tăng nguy cơ trầy xước, nhiễm trùng, thậm chí để lại sẹo trên da.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây kích ứng: Bạn nên chọn những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên để tắm gội, tẩy tế bào chết, … để tránh da bị kích ứng, khiến cho tình trạng mề đay nặng hơn.

Người bị bệnh mề đay có cần kiêng gió không?

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay là do cơ thể bị nhiễm phong (gió). Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với môi trường, sản sinh ra chất có thể gây dị ứng, sẩn ngứa. Bên cạnh đó, khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Vì vậy, người bị bệnh mề đay nên tránh gió để bệnh mau khỏi hơn.

Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải tuyệt đối ở trong phòng kín, không được phép ra ngoài. Người bệnh chỉ nên hạn chế ra ngoài, trong trường hợp muốn thay đổi không khí thì cần phải mặc kín, tránh để da tiếp xúc với gió và ánh nắng mặt trời.

Một số cách chữa mề đay cấp tính hiện nay

Mề đay cấp tính là một bệnh tương đối lành tình, những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần phải dùng thuốc. Còn với những trường hợp phức tạp hơn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm hoặc một số mẹo chữa dân gian để chữa bệnh. Điều quan trọng là phải xác định được chính xác yếu tố gây bệnh và loại bỏ nó, tránh tiếp xúc lại sau này.

Những cách chữa mề đay cấp tính hiện nay
Những cách chữa mề đay cấp tính hiện nay

Chữa mề đay bằng mẹo dân gian tại nhà

Với những trường hợp mề đay cấp tính, người bệnh có thể áp dụng tại nhà một số cách chữa dân gian sau đây làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh:

  • Chữa mề đay bằng lá khế: Lá khế có tính bình, ôn trung, có tác dụng giải nhiệt độc, giảm cơn ngứa ngoài da. Để chữa mề đay bằng lá khế bạn có thể sử dụng một trong hai cách: Đun nước tắm hoặc sao nóng, bọc vào khăn và chườm lên da.
  • Gừng tươi: Gừng tươi có chứa chất chống oxy hóa mạnh là gingerol. Dùng gừng tươi hấp cách thủy cùng giấm, đường phèn, nước, rồi lấy nước uống sẽ giúp da giảm tình trạng dị ứng, đẩy lùi viêm da, lão hóa da.
  • Lá trầu không: Trong dân gian, lá trầu không được biết đến là có tính kháng viêm. Bạn có thể đun lá trầu cùng với muối và nước, rồi dùng để ngâm vùng da bị mề đay để giảm tình trạng mẩn ngứa.
  • Lá tía tô: Với đặc điểm tính ấm, vị cay nồng… lá tía tô có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm… điều trị nhiều bệnh ngoài da. Dùng lá tía tô xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống và bôi nước lá tía tô lên da hoặc nấu nước tắm hàng ngày để giảm triệu chứng bệnh.
Các bài thuốc dân gian chữa mề đay cấp tính
Các bài thuốc dân gian chữa mề đay cấp tính
  • Rau kinh giới: Kinh giới có tính ấm, tán hàn, chống kinh giật, có tác dụng giảm triệu chứng ngứa do mề đay, phát ban, dị ứng. Xông hơi nước lá kinh giới hoặc sao nóng chườm lên vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp người bệnh xoa dịu tình trạng mẩn ngứa.
  • Nha đam (lô hội): Đông y thường dùng lớp thịt của cây nha đam đắp lên vùng da bị mề đay để làm giảm và ngăn chặn sự lây lan mề đay sang các vùng da lân cận. Đắp nha đam nhiều lần trong ngày cho đến khi có được kết quả chữa mề đay tốt nhất.

Điều trị mề đay bằng thuốc tây

Khoảng 70% các trường hợp mề đay cấp tính sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Các loại thuốc tây dùng để chữa mề đay cấp hiện nay chỉ yếu là hướng tới việc khắc phục các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, phù mạch, … do bệnh gây ra. Việc sử dụng thuốc cần đặc biệt theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn.

Một số loại thuốc tây thường được kê đơn để trị mề đay gồm có:

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng histamin gồm có histamin thế hệ I, cholinergic, histamin thế hệ II, có tác dụng kìm hãm sự tác động của histamine gây ra cho cơ thể và làm giảm nổi mẩn, mề đay.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, khô miệng, táo bón, bí tiểu… Trường hợp dùng quá liều có thể gây li bì, co giật.

Thuốc Corticoid

Thuốc corticoid có dạng uống, dạng tiêm và dạng bôi. Corticoid dạng bôi được sử dụng cho trường hợp bị nổi mề đay mức độ nhẹ, có tác dụng giảm nhanh triệu chứng tại chỗ.

Còn trong trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay cấp tính nặng, xuất hiện tình trạng phù thanh quản hoặc nổi mề đay do viêm mạch, không đáp ứng với thuốc Histamin thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng corticoid dạng uống hoặc tiêm, kết hợp với thuốc kháng histamin thế hệ I.

Thuốc Epinephrin

Thuốc thường được sử dụng kết hợp với kháng histamin liều cao. Và chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị phù mạch cấp tính.

Lưu ý: Tất cả các thuốc đề cập trên đều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh tuyệt đối phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em.

Chữa mề đay cấp tính bằng thuốc Đông y

Theo Y học cổ truyền, mề đay cấp tính do nhiều nguyên nhân gây ra. Hiện tượng phong hàn bên ngoài kết hợp với huyết nhiệt bên trong, cùng đó là tác động của những yếu tố dị nguyên như thức ăn, môi trường, không khí, sinh vật… khiến cơ thể bị rối loạn chức năng, dẫn tới phản ứng nổi mề đay.

Ngoài ra, bệnh mề đay còn có nguyên nhân từ việc các tạng can, thận bị suy yếu, khiến sức đề kháng của cơ thể yếu kém, dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài.

Từ lý luận này, Đông y chỉ ra rằng, để điều trị mề đay sẽ dựa trên nguyên tắc tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, an thần, chống dị ứng, lấy tiêu độc trừ tà là khâu quyết định. Có nghĩa là bên trong thanh nhiệt, giải độc, phục hồi chức năng các tạng can, thận để tăng cường hệ miễn dịch. Còn bên ngoài điều trị các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, phù mạch giúp bệnh nhân chữa bệnh triệt để.

Hiện nay có nhiều bài thuốc Đông y chữa trị bệnh mề đay mãn tính hiệu quả, nổi bật trong số đó có Bài thuốc gia truyền chữa nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường với sự đột phá trong phác đồ điều trị.

Điều trị mề đay cấp tính nhanh chóng, hiệu quả nhờ Bài thuốc Nam gia truyền 150 năm của Đỗ Minh Đường

Ra đời từ 150 năm trước, Bài thuốc Nam gia truyền đặc trị mề đay của dòng họ Đỗ Minh là tổng hòa của 3 phương thuốc theo TỶ LỆ VÀNG, gồm:

    • Cao đặc trị nổi mề đay

– Thành phần: Bồ công anh, tơ hồng xanh, kim ngân cành, nhân trần,…

– Công dụng: Tiêu viêm, giảm sưng, loại bỏ tà khí, đẩy lùi triệu chứng mẩn ngứa

    • Cao bổ thận dưỡng huyết

– Thành phần: Xích đồng, bồ công anh, hạnh phúc, tơ hồng xanh, hoàng kỳ…

– Công dụng: Bổ thận, dưỡng huyết, tăng cường chức năng tạng thận, cải thiện khả năng đào thải độc tố.

    • Cao bổ gan giải độc

– Thành phần: Bách bộ, ngải cứu, lá chanh, cà gai, sài hồ nam, xích đồng đỏ…

– Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, phục hồi chức năng gan, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.

Bài thuốc nam gia truyền điều trị mề đay của Đỗ Minh Đường
Bài thuốc nam gia truyền điều trị mề đay của Đỗ Minh Đường

Sở dĩ Bài thuốc chữa mề đay của Đỗ Minh Đường được đánh giá cao là bởi vì:

  • Phác đồ điều trị đột phá: Sự kết hợp của 3 phương thuốc trong 1 liệu trình điều thay vì một phương thuốc như thông thường mang đến hiệu quả điều trị toàn diện, chuyên sâu, dự phòng bệnh tái phát.
  • Thành phần 100% thảo dược tự nhiên: Đảm bảo không chứa chất bảo quản, không trộn lẫn tân dược, không gây tác dụng phụ.
  • Nguồn gốc thuốc đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế: Toàn bộ dược liệu đều được ươm trồng, chăm sóc và thu hái chọn lọc tại các vườn thuốc do Đỗ Minh Đường đầu tư, phát triển tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội)
  • Quy trình bào chế thuốc nghiêm ngặt: Thảo dược trước sau khi thu hái sẽ được sơ chế, đun sấy trong nồi nung suốt 48 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ chuẩn để loại bỏ tạp chất và cho ra sản phẩm thuốc chất lượng nhất.
  • Dạng thức sử dụng được cải tiến hiện đại: Thuốc được điều chế thành dạng cao đặc nguyên chất, thơm mùi thảo dược, đắng ở môi, ngọt dịu trong cổ. Nhờ đó, người bệnh vừa có thể hấp thụ nhanh chóng các dược chất qua thành dạ dày, vừa tiện dụng, không phải tốn công đun sắc cầu kỳ.
Những ưu điểm của bài thuốc nam chữa mề đay mãn tính
Những ưu điểm của bài thuốc nam chữa mề đay mãn tính

Tiến trình điều trị mề đay cấp tính sau 30 ngày sử dụng Bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường:

+ Từ 5 – 10 ngày: Giảm tình trạng ngứa ngáy, các nốt mẩn đỏ dịu lại dần

+ Từ 10 – 20 ngày: Các triệu chứng của bệnh biến mất, sắc tố da trở lại bình thường.

+ Từ 20 – 30 ngày: Chức năng gan, thận được phục hồi, sức khỏe cải thiện, sức đề kháng nâng cao.

Phần lớn người bệnh chỉ cần sử dụng Bài thuốc đặc trị mề đay của Đỗ Minh Đường trong 1 – 2 tháng là khỏi. Đặc biệt, không có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ và tái phát bệnh sau nhiều năm ngừng thuốc.

Cách phòng tránh bệnh mề đay cấp tính

Muốn phòng tránh bệnh mề đay cấp tính, điều quan trọng nhất là phải xác định được tác nhân gây ra dị ứng, để sau đó không tiếp xúc với chúng nữa. Nếu tác nhân đó quá phổ biến, không thể tránh gặp được thì người bệnh nên thực hiện các biện pháp giải dị ứng.

Còn trường hợp không xác định được nguyên nhân gây dị ứng thì bạn nên chủ động vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh khói bụi, tránh lông động vật,… Đồng thời không nên đến những khu vực có độ ẩm cao, nhiều phấn hoa, cây độc, không nên lạm dụng các loại hóa mỹ phẩm gây kích ứng, không nên mặc quần áo quá chật, hạn chế ăn thực phẩm dễ gây dị ứng,…

Với toàn bộ thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm những hiểu biết về bệnh mề đay cấp tính và cách phòng chữa sao cho hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

>> Chuyên gia đánh giá thế nào về bài thuốc chữa nổi mề đay của Đỗ Minh Đường?

>> Nổi mẩn ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa từ chuyên gia

Ngày Cập nhật 19/06/2022

Bình luận (35)

  1. REDMI says: Trả lời

    Con em mới khởi phát bệnh mề đay mấy ngày. Tìm hiểu thì thấy bệnh này chữa bằng đông y mới khỏi được triệt để.Em đang tìm nhà thuốc để đưa cháu đi khám và điều trị mà chưa biết nhà thuốc nào giỏi và uy tín. Mọi người ai đã đến khám và điều trị ở nhà thuốc đỗ minh đường chưa cho em xin phản hồi ý kiến và chất lượng nhất là trình độ bác sĩ và chất lượng điều trị của thuốc với ạ? Em cảm ơn!

    1. Hồ vĩnh Nghiêm says: Trả lời

      Anh vừa đọc được bài này viết về thuốc chữa mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.Thấy nhiều người phản hồi là tốt lắm này. Bạn tham khảo xem https://www.chuyenkhoadalieu.net/thuoc-chua-me-day-cua-dong-ho-do-minh-co-tot-khong.html

    2. Trần lâm 1980 says: Trả lời

      Mình đã đi khá nhiều nhà thuốc đông y. Nhưng thấy hài lòng về nhà thuốc Đỗ Minh Đường này nhất. Từ thái độ phục vụ các nhân viên rất tận tình, nhà thuốc khá là khang trang sạch sẽ. Đặc biệt là trình độ của bác sĩ thì rất là tuyệt vời, bắt mạch chẩn đoán bệnh rất đúng, kê đơn rất chuẩn với bệnh

  2. Nam - TH says: Trả lời

    Nhà thuốc đỗ minh đường ở đâu vậy? có làm việc ngoài giờ không mọi người. Tôi muốn đưa bố đi khám chữa bệnh mề đay nhưng dạo này mới thay đổi công việc bận quá. Mà lại không nghỉ được

    1. 1990 says: Trả lời

      Họ làm việc trong giờ hành chính chứ không làm ngoài giờ đâu. Buổi sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30 đến 17h30. Nhưng họ làm các ngày trong tuần và cả thứ 7 chủ nhật đấy. Bạn bận thì gọi điện tới nhà thuốc mà đặt lịch khám trước để khi tới được khám luôn không phải chờ lâu.

      1. Vương văn Hậu says:

        Mình vừa đọc báo thì thấy nhà thuốc này có 2 cơ sở ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Gửi cho bạn này
        Hà Nội:

        Địa chỉ: Số 37A, ngõ 97, Văn Cao, Ba Đình

        Sđt: 024 6253 6649/ 0963 302 349

        TP Hồ Chí Minh:

        Địa chỉ: Số 100, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh

        Sđt: 028 3899 1677/ 0938 449 768

      2. Hòa bình says:

        Bận như vậy thì gọi tới nhà thuốc gặp bác sĩ. Bác sĩ hỏi bệnh tư vấn và gửi thuốc về cho mà điều trị bạn ạ. Tôi ở xa không đi đến trực tiếp được nhà thuốc toàn dùng cách đó để điều trị bệnh. Nhưng quan trong là bệnh khỏi được

  3. Thủy trần says: Trả lời

    Giờ thấy nhiều phương pháp chữa mề đay lắm, ai có biết phương pháp nào chữa hiệu quả thì chia sẻ cho mình với, sau sinh bị nổi mẩn khó chịu quá.

  4. hưng says: Trả lời

    nguyên nhân gây nổi dị ứng mẩn ngứa nhiều thế bao sao giờ nhiều người mắc phải bệnh này thế

  5. Dương thu Uyên says: Trả lời

    Trong bài viết mình thấy nói về bài thuốc đông y của nhà thuốc Đỗ Minh Đường rất hay. Nhưng dùng thuốc này liệu có an toàn không mọi người vì mình thấy trên tivi trên báo nói rất nhiều đến việc dược liệu kém chất lượng.

    1. Anan-40 says: Trả lời

      Trong nhà tôi nhiều người dùng thuốc của họ rồi. Như tôi thì điều trị bệnh mề đay, bố mẹ tôi thì điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc của nhà thuốc thì thấy đều khỏi mà không có tác dụng phụ gì cả

    2. Trường An-Tp Vinh says: Trả lời

      Nhà thuốc này điều trị bằng thuốc nam họ tự trồng tự thu hái và bào chế đó. Trước đi qua vùng Hưng Yên tôi thấy một vùng trồng thuốc rất lớn. Hỏi ra thì là vườn thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường trồng,

      1. quyên says:

        Em thấy nhà thuốc này được quay trên VTV2 mấy lần mà, với cả đọc báo thì thấy họ còn được nhà nước trao tặng giải thưởng Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng nữa. Chất lượng của họ tốt thì mới được như vậy chứ

  6. Nguyen Ha Trang says: Trả lời

    Các cách chữa trên chỉ là giải pháp tạm thời thôi Đinh Lan Chi à! Muốn khỏi phải kết hợp cả bài thuốc mới được. Bạn tham khảo bài viết của nhà thuốc Đỗ Minh Đường này xem. Mình thấy được nhiều người phản hồi tích cực lắm. https://camnangbenhdalieu.com/bai-thuoc-me-day-man-ngua-cua-do-minh-duong-n4206.html

  7. Đinh Thị Lan Chi says: Trả lời

    Các cách chữa trong bài viết tôi đã thử hết rồi nhưng không thấy ăn thua gì cả, duy chỉ có mỗi bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là chưa thử. Không biết kết quả thực sự thế nào nhỉ mọi người?

    1. long ca says: Trả lời

      trước đây mình bị mề đay dị ứng thời tiết điều trị khỏi bằng bài thuốc này rồi. Bạn chưa điều trị thì điều trị đi cho khỏi.

      1. Bé con says:

        Uống thuốc tiến triển có nhanh không vậy long ca?

      2. Phượng Hồng says:

        Không biết bạn long ca trước đây điều trị tiến triển như thế nào nhưng trước đây tôi bị bệnh mề đay khá lâu thì điều trị 4 tháng mới khỏi. Nói chung khi đã xác định điều trị bằng thuốc đông y thì phải kiên trì nhưng đổi lại là nó khỏi được tận gốc. Khoảng 6-7 năm trước tôi biết đến nhà thuốc này và đến lấy thuốc về điều trị thì trong khoang 3 tuần đầu thấy bệnh không tiến triển gì cả, ngược lại nó còn bị mọc tăng hơn. Tưởng thuốc làm bệnh nặng hơn tôi gọi điện tới nhà thuốc gặp bác sĩ Tuấn thì bác sĩ giải thích là trong giai đoạn đầu thuốc có tác dụng đẩy hết các nhiệt độc ra ngoài cơ thể. Có 3 con đường thải là ra phân, nước tiểu và da.Người nào thải qua phân và nước tiểu thì bệnh sẽ đỡ ngay, nhưng người nào thải qua da thì trong giai đoạn đầu da sẽ nổi nhiều nốt hơn, ngứa hơn. Sau giai đoạn thải độc thì nó sẽ đỡ dần. Đúng như vậy, sang tháng thứ 2 là tôi thấy nốt không còn mọc nhiêu hơn nữa và bắt đầu có dấu hiệu giảm, người thấy nhẹ nhõm hơn. Từ đó trở đi tôi cứ duy trì uống thuốc thì bệnh sẽ càng ngày càng giảm dần giảm dần. Đến khi uống hết tháng thứ 4 thì bệnh khỏi hẳn. Da không còn nổi nốt gì nữa ngược lại còn nhẵn va đẹp hơn so với bình thường.

      3. Trần hải Long says:

        Cảm ơn chia sẻ của bạn Phượng Hồng. Tôi đang uống thuốc của nhà thuốc này tuần thứ 2 cũng thấy nổi nhiều hơn. Đang định bỏ thuốc vì nghĩ thuốc không khỏi được mà làm bệnh nặng hơn. Giờ thì tôi lại yên tâm uống tiếp rồi.

  8. Ông Nguyên says: Trả lời

    Muốn mua thuốc cao của nhà thuốc Đỗ Minh Đường thì mua ở đâu vậy mọi người? Thuốc này có bán rộng rãi không ạ? Cháu tôi đang bị bệnh mề đay khó chịu cứ kêu suốt ngày. Uống thuốc tây cư đỡ được tí hết thuốc nó lại nổi. Thương quá mà không biết làm thế nào!

    1. Hứa thị nga says: Trả lời

      Thuốc này chỉ có ở nhà thuốc thôi chú ạ. Chú đưa cháu đến nhà thuốc hoặc gọi tới số 0963 302 349 gặp bác sĩ, bác sĩ tư vấn và gửi thuốc về điều trị cho

  9. Laithanhhuong says: Trả lời

    Can tu van dieu tri noi me day man tinh, benh 3 nam nay roi da chua thuoc tay, cac meo dan gian benh khong khoi gio benh cang ngay cang nang hon truoc

  10. ngân says: Trả lời

    em bị nổi mẩn ngứa không biết nguyên nhân do đâu, tự dưng thấy nổi mẩn đầy người, ra tiệm thuốc mua cái thuốc dị ứng về uống thì thấy hết nhưng sau lại bị lại không có khỏi

  11. Sam TPHCM says: Trả lời

    Chào các anh chị em, tôi bị bệnh mề đay dị ứng cách đây lâu khoảng 5 năm. Đi khám và chữa nhiều nơi, nhiều phương pháp nhưng không khỏi. Cứ thay đổi thời tiết hoặc ăn đồ hải sản là da lại bị nổi thành những cục những mảng rất ngứa, có khi còn bị sưng hết cả mặt. Đọc bài viết thấy có đề cấp đến bài thuốc chữa bệnh này của nhà thuốc đỗ minh đường. Không biết ai đã sử dụng hoặc biết người đã sử dụng chưa, cho tôi xin phản hồi về kết quả với ạ! Tôi cảm ơn

    1. Trương Ánh Vân says: Trả lời

      NHÀ EM CÓ CHỊ GÁI EM BỊ BỆNH MỀ DAY LÂU NĂM ĐÃ ĐIỀU TRỊ KHỎI Ở NHÀ THUỐC NÀY RỒI ĐÓ. CÓ BỆNH THÌ VÁI TỨ PHƯƠNG ANH LIÊN HỆ VỚI NHÀ THUỐC XEM HỢP THẦY HỢP THUỐC THÌ KHỎI.

    2. Hoàng Anh 89 says: Trả lời

      Mình cũng bị gần giống bạn, vừa dị ứng với thời tiết vừa bị dị ứng với hải sản. Trước đây bị bệnh này khổ lắm, lúc nào trong người cũng phải có vỉ thuốc chống dị ứng. Có hiện tượng cái là phải uống luôn. Mãi sau này có bà chị giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh chữa mấy tháng thì mới khỏi. Không còn phải dùng đến thuốc thang gì nữa cả.

      1. Hoài thu says:

        Bạn Hoàng Anh 89 cho t hỏi trước đây bạn điều trị thì phải uống cả 3 loại thuốc cao mề đay, bổ gan, bổ thận luôn ah? Bệnh mề đay sao lại phải dùng cả thuốc chữa gan chữa thân làm gì nhỉ

      2. Tuyết Nhung HM says:

        tùy bệnh mình bác sĩ sẽ cho uống những thuốc gì để điều trị, tôi thì uống cả 3 loại. Tôi bị bệnh này, đến nhà thuốc được bác sĩ Tuấn khám và kê đơn tôi cũng thắc mắc là sao phải dùng cả gan cả thận nữa thì bác sĩ Tuấn giải thích là bệnh này là do công năng của can thận không thải được nhiệt độc ra ngoài. Nên phải điều trị nâng cao công năng của can thận lên thì bệnh mới khỏi được triệt để

  12. Yoyo mo says: Trả lời

    Tôi đang bị mề đay này mà cũng thử dùng mấy lá khế chua hay kinh giới mà cũng không ăn thua gì. Chỉ đỡ được được một tý

    1. Lặng says: Trả lời

      Trước tôi đến khám bệnh mề đay thì bác sĩ Tuấn bảo đó chỉ là biện pháp tạm thời và hỗ trợ bên ngoài thôi. Chứ muốn khỏi thì phải dùng cả bài thuốc nhiều vị thì mới khỏi được.

      1. Trần Hà Chung says:

        Lặng cũng bị bệnh này chữa ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường rồi ah. Điều trị có khỏi không vậy?

      2. Long 1990 says:

        Tôi đã chữa rồi nè. Kết quả tuyệt vời đó. Tôi biết đến và quyết định điều trị ở nhà thuốc sau khi đọc được bài viết này trên báo 24h https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/bai-thuoc-nam-dong-ho-do-minh-chua-tri-noi-me-day-hieu-qua-va-an-toan-c683a1082422.html

  13. Nguyễn 123 says: Trả lời

    Từ trước tới giờ tôi có thói quen ăn uống rất cẩn thận, không rượu bia thuốc lá, không ăn nhiều đồ cay nóng. Đi xét nghiệm các thứ cũng không thấy có vấn đề gì mà cứ đến mùa lạnh là tôi lại bị nổi mề đay khắp người, ngứa ngáy rất khó chịu. Uống thuốc vào nó lặn sau 1 thời gian nó lại nổi. Giờ không biết có cách nào để điều trị nữa,

    1. Lưu trọng lư says: Trả lời

      Bệnh này dùng thuốc tây không khỏi được triệt để đâu bạn. Chuyển sang dùng thuốc đông y mới có hi vọng thôi.

  14. Dung Hoàng says: Trả lời

    Ôi, bệnh mề đay tưởng phải kiêng tắm làm mấy hôm nay tôi không giám tắm. Bệnh chả thấy giảm tý nào mà người thì thấy khó chịu hơn. Cảm ơn nhà thuốc đã khai thông cho tôi! 🙂

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *