Người bị men gan cao có nên ăn trứng?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc kiểm soát men gan. Bệnh nhân mắc bệnh viêm gan không nên quá chú trọng đến việc ăn kiêng nhưng việc kiêng cữ một số thực phẩm hợp lý có thể hỗ trợ các tế bào gan mới phục hồi và tái sinh. Một trong những vấn đề được người bệnh quan tâm là “Men gan cao có nên ăn trứng không?”, vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Người bị men gan cao có nên ăn trứng?
Người bị men gan cao có nên ăn trứng không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Gan là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu và đồng thời đào thải các chất độc hại trong cơ thể. Gan cũng là bộ phận chịu tác động kiểm soát các enzyme trong gan, từ đó hỗ trợ làm giảm men gan khá tốt. Một số thực phẩm có thể làm men gan tăng cao hơn, nhưng một vài thực phẩm khác có thể kiểm soát men gan rất tốt. 

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị men gan cao

Bệnh nhân bị men gan cao không cần phải quá chú trọng đến việc kiêng cữ, tuy nhiên nguyên tắc ăn uống quan trọng nhất chú trọng chế độ dinh dưỡng thanh đạm, dễ tiêu hóa, loại bỏ các chất kích thích gây hại đến gan. Đồng thời người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để các tế bào gan được phục hồi và tái sinh. Dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện chức năng miễn dịch, thúc đẩy chức năng gan hồi phục.

Tình trạng tăng men gan có thể do nhiều nguyên nhân như suy giảm chức năng gan do người bệnh bị nhiễm viêm gan siêu vi A, B, C…; nhiễm độc từ thói quen uống bia rượu và sử dụng thuốc tân dược, hoặc ngộ độc do ăn phải thực phẩm nhiễm nấm hoặc vi sinh vật….

Theo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn, người bị men gan gao trong giai đoạn đầu có thể chủ động kiểm soát bệnh không cần đến thuốc nếu duy trì bữa ăn khoa học. Những người bị men gan cao nên chú ý lên kế hoạch ăn uống theo những nguyên tắc sau đây:

Đảm bảo thực đơn đầy đủ các chất, trong đó tinh bột – đạm – chất xơ là những nhóm dưỡng chất quan trọng nhất cần thiết cho hoạt động tái tạo và bổ sung các tế bào gan bị thương tổn. Ngoài ra, vấn đề chung của bệnh nhân men gan cao là tình trạng chướng bụng, khó tiêu, điều này đòi hỏi người bệnh cần có sự sắp xếp khẩu phần ăn hợp lý. Người bệnh nên chia bữa ăn chính thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2 – 3 tiếng.

Người bị men gan cao có nên ăn trứng?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng hồi phục của người bị men gan cao

Người bệnh cũng nên tăng cường thêm các thực phẩm có tính năng hỗ trợ gan. Trong đó, các thực phẩm có chất đắng (alkaloid) chủ yếu đến từ thực vật như atiso, rau cải, khổ qua, rau đắng, rau má… Thay đổi cách chế biến thành món canh, món rau, hoặc dùng làm nước uống giải khát. Cung cấp alkaloid sẽ giúp hạ men gan sẽ hạ rất tốt.

Chú trọng đến nhóm thực phẩm có protit cao, đây là hoạt chất có vai trò nền tảng của tất cả các lớp mô tế bào trong cơ thể. Ở người mắc phải các vấn đề về gan, do tế bào gan bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản sinh kháng thể hình thành miễn dịch. Để hồi phục các tế bào này thì việc cung cấp protein là rất quan trọng. Các thực phẩm giàu protit động vật và methionine đến từ rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, đậu và các chế phẩm từ đậu.

Đồng thời người bệnh men gan cao nên ăn các loại cá có nhiều Omega-3 (cá hồi, cá tra, cá mòi,…). Khác với mỡ các động vật khác, mỡ cá không làm bạn khó tiêu. Đồng thời hạn chế nhóm thịt đỏ và tăng cường ăn thịt ca,s thịt gà và thịt heo sẽ giảm bớt gánh nặng cho gan.

Nhu cầu vitamin của người bị men gan cao cần đảm bảo đủ để duy trì các hoạt động trao đổi chất. Nhóm vitamin cần thiết có mặt trong thực đơn của bệnh nhân gồm:

  • Nhóm vitamin A: Có trong sữa bò, lòng đỏ trứng hoặc gan động vật, các loại rau củ như cà rốt, hẹ, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải…
  • Nhóm vitamin B1 như: Các loại ngũ cốc, mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….
  • Nhóm vitamin B2:  Có trong các loại hạt kê,đậu nành, trứng, sữa…
  • Nhóm vitamin B6: Có trong gan động vật, cật, thịt nạc, các loại rau củ như ớt ngọt, tỏi, rau cải, rau dền, sơn tra….

Người bị men gan cao có nên ăn trứng?

Một số thông tin cho rằng việc ăn trứng có thể làm tăng nồng độ men gan cao hơn so với bình thường. TS Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam khẳng định đây là thông tin sai lệch. Hiện cho tới nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào chứng minh việc ăn trứng gây hại cho gan và người bị men gaN cao nói chung.

Theo các ghi nhận của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì trứng là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất đạm và có giá trị sinh học cao. Đồng thời trứng cũng rất dễ hấp thụ, tiêu hóa dễ dàng. Đồng thời trứng có chứa thành phần khoáng chất và các chất béo có lợi cho hoạt động trao đổi chất như vitamin A, kẽm, sắt,…

Các thông tin nghiên cứu tại Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy, người bị bệnh gan, thận nên ăn trứng gà ta thay vì các loại trứng khác. Bởi trong một quả trứng gà ta có đến hơn 40g chất đạm, nhưng lượng chất đạm của trứng gà ta dễ tiêu hóa và lành tính hơn so với trứng vịt hay trứng ngỗng. Người bị men gan cao vẫn có thể ăn trứng vịt lộn, món ăn bổ sung canxi tốt, giúp bổ sung nguồn năng lượng nhanh chóng hỗ trợ cho các hoạt động của tế bào khỏe mạnh hình thành.

Người bị men gan cao có nên ăn trứng?
Người bị men gan cao nên ăn trứng gà ta thay vì trứng vịt hay trứng ngỗng

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng việc ăn quá nhiều hay quá ít thực phẩm nào cũng có thể gây ra bất lợi với sức khỏe. Tương tự ở những bệnh nhân bị viêm gan, gan nhiễm mỡ hay men gan cao không nên ăn trứng thường xuyên. Trung bình mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 4 – 6 quả trứng đã đủ cung cấp Phospholipid giúp gan đào thải các độc tố. Tốt nhất người bệnh chỉ nên ăn trứng luộc thay vì ăn trứng chiên hay trứng rán.

Người bị men gan cao ăn trứng nên lưu ý

Trứng được đánh giá là thực phẩm tốt, có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên các giá trị dinh dưỡng của trứng sẽ được phát huy tốt hơn khi bạn ăn trứng đúng cách. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên cho người bị men gan cao nên ăn trứng theo lưu ý sau:

– Lòng đỏ trứng cung cấp hàm lượng cholesterol tương đối cao, nếu ăn thường xuyên sẽ gây tích tụ mỡ trong nội tạng và người bệnh có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ. Nếu ăn trứng vượt quá 10 quả/tuần sẽ làm tăng lượng đạm và lipid, từ đó tạo thêm gánh nặng cho các hoạt động của gan. Điều này khiến cho trình trạng gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên nặng hơn.

– Nếu bạn bị men gan cao kèm theo tình trạng gan nhiễm mỡ thì nên loại bỏ trứng khỏi thực đơn hàng ngày, chỉ nên bổ sung đạm bằng các nhóm thực phẩm khác. Điều này sẽ làm giả nguy cơ biến chứng thừa tích tụ vitamin A tại gan, phòng bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, đồng thời cân bằng nồng độ cholesterol trong máu,…

– Đặc biệt bệnh nhân bị men gan cao và gan nhiễm mỡ cùng lúc không nên ăn nhiều hơn 5 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Do trứng vịt lộn có hàm lượng cholesterol trong máu cao, nếu bổ sung thường xuyên sẽ gây tắc nghẽn động mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Nhìn chung việc ăn trứng vẫn được nhận định tốt nhưng người bệnh không nên ăn quá nhiều trứng nếu có các vấn đề về gan nhiễm mỡ và men gan cao song song. Đặc biệt là những người bị bệnh ở cấp độ 3 thì tốt nhất nên loại trứng ra khỏi thực đơn và thay thế bằng các nguồn đạm lành mạnh hơn.

Phương pháp phòng tránh men gan cao hiệu quả 

Người bị men gan cao có nên ăn trứng?
Người bị men gan cao không nên kiêng cữ tuyệt đối bất kỳ loại thực phẩm nào

Men gan cao có thể tiến triển mạn tính nếu người bệnh không chú trọng đến thực đơn dinh dưỡng và lơ là trong khâu điều trị.  Nếu như không được kiểm soát sớm, bệnh có thể tiến triển ngày càng nặng và dễ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm như xơ gan hoặc ung thư gan. Do đó bệnh nhân cần thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh theo hướng dẫn sau:

  • Uống đủ nước, tối thiểu 2 lit/ngày sẽ giúp người bệnh có thể cải thiện tốt tình trạng men gan và đồng thời hỗ trợ hoạt động trao đổi chất, giúp gan lọc thải hiệu quả hơn. 
  • Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời tăng cường đề kháng hiệu quả hơn. 
  • Trái cây, rau xanh và các loại hạt lanh như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ,… đều là những thực phẩm hỗ trợ chức năng gan hoạt động tốt.
  • Người bệnh nên cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và làm việc, đồng thời giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi sẽ làm suy giảm chức năng gan và gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về gan. 
  • Từ bỏ bia rượu, thuốc lá, chất kích thích và thay vào đó bệnh nhân cần tường xuyên tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, giúp cơ thể kháng lại bệnh tật.
  • Đối với người bệnh có tiền sử mắc bệnh về gan và đã điều trị khỏi nên thực hiện khám sức khỏe định kì để nắm được chỉ số men gan. 
  • Đi bộ, đạp xe đạp hoặc tập yoga mỗi ngày được xem là những bài tập đơn giản giúp tăng cường trao đổi chất mang đến hiệu quả rất tốt đối với người bị gan nhiễm mỡ.

Hi vọng với những thông tin được đề cập trong bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề “Người bị men gan cao có nên ăn trứng?”. Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học với những thực phẩm lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ bạn nhanh chóng lành bệnh. Để nhận được hướng dẫn tốt nhất, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn các biện pháp điều trị bệnh triệt để hơn. 

Bài viết liên quan: Top 10 thuốc hạ men gan tốt nhất được sử dụng phổ biến

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *