Men gan cao ở trẻ em – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Men gan cao ở trẻ em có thể gây tổn thương gan và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trong cơ thể. Do đó, cha mẹ cần xác định nguyên nhân chính xác để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.

Men gan cao ở trẻ em là gì
Men gan cao ở trẻ em có thể gây tổn thương chức năng gan

Men gan cao ở trẻ em là gì?

Men (Enzyme) là những chất giúp tăng tốc độ phản ứng của cơ thể. Có hàng ngàn enzyme được tìm thấy trong cơ thể con người với nhiều hoạt động khác nhau để cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Men gan bao gồm hai loại enzym là alanine Aminotransferase (ALT) và Aspartate Aminotransferase (AST). ALT chủ yếu được tìm thấy ở gan trong khi AST được thấy ở nhiều cơ quan như gan, tuyến tụy, cơ bắp, tim và não. Điều này có nghĩa là không phải tất cả men gan đều xuất phát từ gan.

Thông thường trẻ em có một lượng nhỏ ALT và AST trong máu được xem là bình thường. Tuy nhiên, có quá nhiều men gan ở trẻ em có thể gây phá hủy các tế bào gan. Càng nhiều tế bào gan bị phá hủy men gan càng được gia tăng nhanh chóng.

Men gan cao trong máu có thể là dấu hiệu của một vấn đề hoặc bệnh lý nào đó có thể gây hại cho gan. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu men gan cao, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và tìm ra nguyên nhân chính xác.

Dấu hiệu nhận biết men gan cao ở trẻ em

Bệnh gan bao gồm men gan cơ ở trẻ em thường không có triệu chứng rõ ràng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh gan và men gan cao ở trẻ em có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

dấu hiệu trẻ em bị men gan cao
Nổi mề đay mẩn ngứa không rõ lý do có thể là dấu hiệu men gan cao
  • Vàng da hoặc vàng tròng mắt
  • Phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa trên da mà không rõ lý do
  • Trướng bụng
  • Sưng cánh tay hoặc chân
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Phân có màu đen hoặc có lẫn máu
  • Dễ chảy máu, bầm tím hoặc chảy máu lâu hơn bình thường đối với các vết xước hoặc tổn thương nhẹ
  • Viêm đau khớp hoặc đau nhức cơ bắp
  • Sốt cao mà không rõ lý do

Nguyên nhân gây men gan cao ở trẻ em

Trong hầu hết các trường hợp men gan cao là do các điều kiện không nguy hiểm và có thể tự khỏi hoặc thông qua điều trị đơn giản. Tuy nhiên, men gan cao ở trẻ em trong thời gian dài không tự cải thiện có thể là dấu hiệu tổn thương gan. Các nguyên phổ biến có thể bao gồm:

1. Nhiễm trùng gan

Virus viêm gan có thể tấn công và gây ảnh hưởng đến gan của trẻ em. Nếu trẻ nhiễm virus viêm gan sẽ dẫn đến sự tích tụ bất thường của men gan trong máu và dẫn đến men gan cao.

Có 5 loại viêm gan phổ biến được công nhận. Ở trẻ em, dấu hiệu nhiễm trùng gan thường là viêm gan A do sử dụng các loại thực phẩm, nguồn nước không hợp vệ sinh gây ra. Tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể nhiễm virus viêm gan B hoặc C từ cha mẹ hoặc người thân trong gia đình.

2. Các bệnh lý về gan

Rối loạn gan và gan to ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một nguyên nhân có thể gây tích tụ men cao trong máu.

Ngoài ra, đôi khi trẻ em cũng được chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ, đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây men gan cao ở trẻ em. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em là gan nhiễm mỡ không do rượu và có thể dẫn đến suy gian, xơ gan. Khoa học thường gọi là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.

Bên cạnh đó, trẻ em mắc các bệnh vàng da, xơ gan hoặc ung thư gan cũng được chẩn đoán là có men gan cao.

biểu hiện của trẻ bị men gan cao
Một số bệnh lý về gan bao gồm gan nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ men gan cao

3. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Hiện tại ngày càng nhiều trẻ em trên thế giới thích các loại thức ăn nhanh như Hamburger, Pizza, gà rán và khoai tây chiên. Hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa các loại chất béo không lành mạnh.

Tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này có thể khiến gan không dung nạp được. Gan cần phải làm việc nhiều hơn để thúc đẩy tiêu hóa các loại thực phẩm béo hoặc nhiều dầu mỡ.

Việc hoạt động liên tục có thể dẫn đến tổn thương gan. Do đó, gan buộc phải loại bỏ men gan với số lượng cao vào máu. Điều này gây ra tình trạng men gan cao ở trẻ em.

4. Một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan và gây men gan cao ở trẻ em. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:

  • Thuốc điều trị rối loạn thiếu tập trung hoặc hiếu động thái quá như Atomoxetine.
  • Thuốc kháng sinh như Minocycline hoặc Erythromycin.
  • Thuốc chống co giật như Axit Valproic
  • Thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen

Các loại thuốc có thể giảm đau, cải thiện sự khó chịu hoặc điều trị một số vấn đề nhất định. Tuy nhiên, đối với trẻ em, đặc biệt là khi dùng liều cao trong thời gian dài có thể khiến men gan tăng cao. Men gan cao ở trẻ em do thuốc thường nhẹ nhưng đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng.

dấu hiệu bệnh men gan cao ở trẻ em
Các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống hiếu động thái quá có thể khiến men gan ở trẻ tăng cao

5. Bổ sung Vitamin quá liều

Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất ở trẻ em. Điều này làm tăng nguy cơ thiếu cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê các loại vitamin tổng hợp để bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin cần nhận được sự tư vấn, hướng dẫn và liều lượng phù hợp. Quá liều vitamin tổng hợp có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, dẫn đến quá nhiều men gan lưu thông trong máu.

6. Tiếp xúc với các loại hóa chất gia dụng

Nhiều loại hóa chất và sản phẩm gia dụng dùng để làm sạch nhà cửa hoặc giặt quần áo có thể chứa các thành phần gây hại.

Vì vậy nếu trẻ vô tình hít phải hoặc tiêu thụ các thành phần này có thể khiến gan bị tổn thương. Trong trường hợp này gan thường có xu hướng giải phóng nhiều men gan vào máu và dẫn đến tình trạng men gan cao.

7. Các nguyên nhân nghiêm trọng

Trong một số trường hợp men gan cao ở trẻ em có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây đe dọa đến tính mạng. Mặc dù nguyên nhân này hiếm khi xảy ra nhưng các nguyên nhân này có thể bao gồm:

cách khám gan ở trẻ em
Trong một số trường hợp men gan cao có thể liên quan đến bệnh viêm gan hoặc các bệnh lý về ống mật
  • Bệnh viêm gan tự miễn (AIH): Là tình trạng xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công các tế bào gan bình thường. Điều này gây tổn thương và khiến gan không thể hoạt động một cách bình thường.
  • Viêm gan B và C: Mặc dù không phổ biến nhưng đôi khi viêm gan B và C có thể xảy ra ở trẻ em và gây men gan tăng cao.
  • Bệnh lý về ống dẫn mật: Các bệnh lý như viêm đường mật, u nang đường mật, tắc nghẽn ống mật do sỏi mật hoặc viêm tụy có thể gây ảnh hưởng đến gan.
  • Bệnh lý khác trong cơ thể: Bao gồm rối loạn đường ruột, viêm dạ dày ruột hoặc bệnh Celiac.
  • Các điều kiện di truyền: Chẳng hạn như tình trạng thiếu hụt Alpha – 1 Antitrypsin (AAT), đây là tình trạng một loại protein được sản xuất không chính xác và bị kẹt lại bên trong gan. Ngoài ra, bệnh Hemochromatosis (quá nhiều sắt) hoặc bệnh Wilson (quá nhiều đồng) cũng có thể làm tăng nguy cơ men gan cao ở trẻ em.

Chẩn đoán và điều trị men gan cao ở trẻ em

Tình trạng men gan cao ở trẻ em có thể được phát hiện thông qua kiểm tra định kỳ hàng năm của trẻ. Ngoài ra, đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm nếu trẻ thường xuyên đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc vàng da.

1. Chẩn đoán men gan cao ở trẻ em

Để chẩn đoán tình trạng men gan cao ở trẻ em, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm bổ sung như:

  • Các xét nghiệm gan để so sánh nồng độ ALT và AST có ở mức bình thường không.
  • Xét nghiệm sàng lọc các bệnh lý khác như bệnh Celiac, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc các loại viêm gan.
  • Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm gan, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Các xét nghiệm này có thể kiểm tra gan, mạch máu và các cơ quan lân cận, đặc biệt là lá lách.
  • Sinh thiết gan là thủ thuật kiểm tra các tế bào gan dưới kính hiển vi.

2. Biện pháp điều trị men gan cao ở trẻ em

Điều trị men gan cao ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường men gan cao ở trẻ em có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.

Trong các trường hợp men gan cao không tự cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị đơn giản như:

– Thay đổi chế độ ăn uống:

Hầu hết các trường hợp men gan cao là do bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu gây ra. Do đó, thay đổi chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng có thể cải thiện nồng độ men gan và các triệu chứng men gan cao liên quan.

Cha mẹ có thể cho trẻ ăn một chế độ nhiều chất sắt hoặc bổ sung chất sắt, kiêng chất béo, đường và thức ăn nhiều dầu mỡ để cải thiện tình trạng men gan cao.

Men gan cao ở trẻ em -
Hầu hết các trường hợp men gan cao ở trẻ em không cần điều trị bằng thuốc

– Sử dụng thuốc:

Trong hầu hết các trường hợp, men gan cao không cần sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể kê các loại thuốc lợi tiểu để đề phòng trường hợp gan của trẻ không hoạt động hoặc đang tích trữ nước trong cơ thể.

Ngoài ra, đôi khi thuốc giảm đau nhẹ có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, các loại thuốc có thể gây tổn thương gan như Acetaminophen hoặc Ibuprofen cần tránh sử dụng.

Nếu các triệu chứng men gan cao ở trẻ em không quá nghiêm trọng, tình trạng này thường không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng các biến chứng có thể bao gồm:

Biện pháp phòng ngừa men gan cao ở trẻ em

Để phòng ngừa men gan cao, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể tham khảo một số lời khuyên như:

  • Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng men gan cao và có biện pháp khắc phục phù hợp.
  • Tiêm ngừa viêm gan B và A cho trẻ để tránh trường hợp viêm gan gây men gan cao.
  • Tránh các loại thực phẩm béo, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh.
  • Hạn chế lượng muối tiêu thụ mỗi ngày. Quá nhiều muối có thể gây thừa natri và dẫn đến tổn thương gan và men gan cao.
  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không dùng Acetaminophen cho trẻ để tránh gây tổn thương chức năng gan.
  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa chứa thành phần độc hại. Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hỗ trợ các chức năng gan và giải độc cơ thể. Sử dụng nước lọc, nước trái cây hoặc nước có pha một ít giấm táo để hỗ trợ chức năng gan.

Men gan cao ở trẻ em cần được chăm sóc và khắc phục hiệu quả. Mặc dù hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị phù hợp.

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *