Men Gan Là Gì? Vai Trò Chức Năng Của Men Gan

Men gan đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể đồng thời hỗ trợ hoạt động chức năng gan. Các chỉ số men gan phản ánh tình trạng của gan, đồng thời men gan cũng liên quan đến một số bệnh lý về tiêu hóa, mật và thận. 

Men gan là gì? Vai trò chức năng của men gan
Men gan bao gồm nhiều enzym tham gia vào hoạt động chức năng gan

Chúng ta thường nghe về thuật ngữ men gan cao nhưng hầu hết đều không hình dung được vai trò chức năng của men gan là gì. Các xét nghiệm men gan như dân gian thường hiểu là xét nghiệm thuộc nhóm đánh giá tổn thương viêm, hủy hoại nhu mô gan. Khác với xét nghiệm hức năng gan, xét nghiệm chỉ số men gan phản ánh nguy cơ và mức độ tổn thương viêm, hoại tử gan.

Men gan là gì?

Gan là cơ quan nội tạng có trọng lượng lớn nhất trong cơ thể, gan đảm nhiệm các chức năng quan trọng là chống độc và dự trữ dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất. Gan không chỉ dự trữ các chất dinh dưỡng như carbohydrates, vitamin,… mà còn đảm nhiệm cai trò loại bỏ một phần các độc tố bên trong cơ thể. Vì thế đối với bất kỳ sự tấn công từ bệnh tật nào thì gan cũng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Trong gan có một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa và trao đổi các chất, đó chính là men gan. Nói cho dễ hiểu, men gan là một loại enzyme nằm trong tế bào gan, men gan tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Không chỉ có một mà có rất nhiều loại men gan (enzym) khác nhau hỗ trợ các hoạt động sinh hóa trong cơ thể.

Tình trạng tăng hay giảm men gan xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương. Trong đó men transaminase trong máu là nguyên nhân gián tiếp cho biết đang có quá trình viêm và hoại tử tế bào gan diễn ra. Ngoài ra, những loại men khác như γ-glutamyl transferase (γGT) hay phosphatase lại phản ánh những tình trạng bất thường về bài tiết ở gan.

Các loại men gan có trong tế bào gan

Men gan là gì? Vai trò chức năng của men gan
Men gan có vai trò tương tự như nguồn “nhiên liệu” để gan hoạt động

Men gan bao gồm các loại men AST, ALT, GGT, LDH,… Số men này có cai trò quan trọng trong hoạt động chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, các xét nghiệm men gan còn là yếu tố đánh giá sức khỏe, phát hiện các bệnh lý về gan sớm nhất so với những xét nghiệm, chẩn đoán thông thường. Có 4 loại enzyme chính có trong men gan là:

  • AST (Aspartate Transaminase) hay ASAT (Aspartate Amino Transferase), hay SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase): Các enzym này có ở bào tương và ty thể. Chúng còn được tìm thấy trong cấu trúc tim, thận, não, tụy, trong đó nhiều nhất là ở cơ. Những emzym này có vai trò như chất men xúc tác trong các phản ứng giữa aspartate và alpha- ketoglutarate, hỗ trợ chuyển hóa thành oxaloacetate và glutamate.
  • ALT (Alanine Transaminase) hoặc ALAT (Alanine Amino Transferase) hay SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase): Đây là men tồn tại bên trong bào tương của gan, một ít trong số đó tồn tại ở tế bào cơ vân và tim. Enzym ALT là chất xúc tác gây ra phản ứng transamination chuyển nhóm amino từ Alanine sang alpha-ketoglutarate tạo thành Glutamate và Pyruvate. Đây cũng là nguyên nhân gây tăng men  ALT dẫn đến sự tổn thương ở tế bào gan hơn so với AST.
  • GGT (Gamma Glutamyl Transpeptidase): Là một chất men tồn tại trong tế bào thành của ống mật
  • Phosphatase: Là loại men có trong tiểu quản tế bào gan

Ở người bình thường, hai loại men gan SGPT và SGOT được sản sinh ra từ gan và chúng có hàm lượng cố định trong máu ở mức độ cố định dưới 40U/l huyết thanh. Sau đó một số nghiên cứu đã kết luận rằng, khi men gan tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, nếu như tăng trên 2 – 5 lần là mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng.

Vai trò và chức năng của men gan

Những hoạt động của các cơ quan và tổ chức trong cơ thể được vận hành theo hai cơ chế cơ bản là: Cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Đầu tiên dòng máy từ tim đi nuôi các cơn quan trong cơ thể chứa nhiều chất khác nhau, chủ yếu là chất dinh dưỡng, các yếu tố vi lượng và ô-xy. Hệ thống tiêu hóa đóng vai trò phân giải và hấp thu các chất dinh dưỡng, những chất vi lượng, quá trình này diễn ra chủ yếu ở ruột non. Những chất này sau khi được phân giải sẽ đi theo hệ thống tĩnh mạch cửa đi về gan.

vai trò của men gan
Men gan hỗ trợ xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Gan là tạng đặc lớn nhất đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Sau khi nhận các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa, các chất này sẽ dồn về gan để diễn ra hoạt động tinh lọc, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể. Hoạt động chính của gan là khử bỏ các chất độc có hại và đào thải chúng ra khỏi cơ thể…. Khả năng đặc biệt của gan là tính kháng độc rất tốt, và gan cũng có thể bù trừ về khả năng nên những ảnh hưởng độc hại ban đầu không thể làm tổn thương gan.

Do vai trò chức năng của men gan tham gia vào nhiệm vụ chuyển hóa các chất nên gan có rất nhiều các loại men (enzym) hỗ trợ xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Tình trạng tăng men gan thường thấy là do các men transaminase trong máu gây ra, nó phản ánh quá trình viêm và hoại tử tế bào gan. Bên cạnh đó các loại men khác như γ-glutamyl transferase (γGT) và phosphatase có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến tình trạng bất thường về bài tiết ở gan.

  • Các men transaminase đảm nhiệm vai trò của các enzym nội bào, chúng có khuynh hướng tăng khi có thương tổn tế bào gan.
  • Các alanin aminotransferase (ALT hoặc GPT) và aspartate aminotransferase (AST hay GOT) tồn tại ở gan và cơ là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan.Trong đó sự tăng men ALT đặc hiệu hơn phản ánh những tổn thương ở gan. AST còn tồn tại trong cơ tim, cơ vân, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu nên sự bất thường ở men AST cũng cho thấy bất thường ở các nơi khác.
  • Enzym γ-GT là hoạt chất tham gia chỉ thị cho tình trạng gan ứ mật và có thể căn cứ để chẩn đoán các vấn đề như đái tháo đường, ứ mật, nhồi máu cơ tim, bệnh lý tuỵ, nghiện rượu, suy thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và do ảnh hưởng từ một số loại thuốc.
  • Phosphatase kiềm là những enzym tồn tại chủ yếu trong gan, ruột, xương, thận và nhau thai và được căn cứ vào để nhận định dấu hiệu của tình trạng ứ mật.

Những vấn đề thường gặp về men gan

vai trò và chức năng của men gan
Tình trạng men gan tăng cao hay hạ thấp đều phản ánh những bất lợi đối với sức khỏe

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ men gan chủ yếu là do rượu (ở người nghiện rượu), bệnh nhân sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng khiến lượng men gan tăng cao hoặc tụt giảm một cách đáng kể. Ngoài ra những vấn đề về đường mật cũng có mối quan hệ mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật. Vì thế có thể nhận định vai trò của men gan không chỉ tham gia vào hoạt động của gan mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động các cơn quan khác. 

Việc đo chỉ số men gan thường được chỉ định trong một số trường hợp suy gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ,… để chẩn đoán các nguy cơ tổn thương chuyên sâu. Men gan bao gồm các loại enzyme nằm trong tế bào gan, chúng có mối liên hệ mật thiết đến các chức năng gan. Khi những tế bào gan bị tổn thương và hoại tử thì các enzyme này sẽ được cơ thể giải phóng và di chuyển trong máu nhiều hơn. Nếu những chỉ số về men gan tăng hoặc thấp một cách bất thường thì chứng tỏ các men này đang mất sự cân bằng vốn có. Điều này cho thấy gan của bạn đang gặp vấn đề.

Ở những trường hợp chỉ số men gan nằm trên mức độ nhẹ hoặc trung bình sẽ không có triệu chứng lâm sàng nên rất khó để nhận biết các bệnh lý liên quan. Nhưng nếu thực hiện xét nghiệm chẩn đoán chỉ số của men gan sẽ có thể so sánh và phát hiện bệnh, cụ thể:

  • AST (SGOT): Chỉ số men gan bình thường sẽ vào khoảng 20 – 40 UI/L. 
  • ALT (SGPT): Chỉ số khoảng 20 – 40 UI/L tương đương với chỉ số men AST.
  • GGT (hay Gamma GT): Chỉ số men gan ở mức độ bình thường sẽ rơi vào khoảng dưới 60 UI/L (cụ thể nam 11- 50 UI/L và nữ 7 – 32 UI/L)

Mọi người không nên chủ quan đối với bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy nhớ rằng dù là men gan cao hay men gan thấp thì đều sẽ gây nguy hại như nhau và có mức độ nguy hiểm giống nhau. Vì vậy nếu trường hợp bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường:

1. Men gan cao

Tình trạng men gan cao ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, nguyên nhân chủ yếu đến từ thói quen uống bia rượu và ăn uống kém lành mạnh của nhiều người. Khi các enzyme trong tế bào gan tăng hơn mức bình thường, thì điều này đang phản ánh tế bào gan đang bị tổn thương. Đồng thời nếu như chỉ số men gan thể hiện càng cao thì đồng nghĩa với việc nhu mô gan có nguy cơ tổn thương càng nghiêm trọng.

Đối với những trường hợp bệnh mới tiến triển ở mức độ nhẹ hoặc trung bình sẽ không có triệu chứng lâm sàng. Điều này rất khó để nhận biết nhưng bạn có thể căn cứ vào các chỉ số bình thường của men gan để so sánh và phát hiện bệnh, cụ thể:

  • Chỉ số men GGT (hay Gamma GT) cao hơn 32UI/L
  • Chỉ số men AST (SGOT) và ALT (SGPT) cao hơn 40UI/L

***Lưu ý: Tình trạng men gan cao có thể là dấu hiệu nguy hiểm của những căn bệnh nguy hiểm như viêm túi mật, viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan thậm chí có thể dẫn đến tử vong

2. Men gan thấp

Men gan thấp
Sử dụng thuốc tây thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của men gan

Mức độ nguy hiểm tương đương với tình trạng men gan cao, ở những người có chỉ số men gan thấp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm. Dựa vào hai loại enzyme chính là enzym AST và ALT, người bị men gan thấp có chỉ số trung bình thấp hơn bình thương ở mức:

  • Chỉ số men ALT và AST sẽ nhỏ hơn bình thường 20UI/L 
  • Chỉ số của men GGT sẽ nhỏ hơn bình thường 7 UI/L 
  • Nếu men gan thấp ở mức độ nặng sẽ không phát hiện ra bất kì thông số nào.

***Lưu ý: Đối với tình trạng men gan thấp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan, suy gan nặng, u mạch máu gan, nóng gan,… nhưng  các vấn đề này thường xảy ra không phổ biến do đa số người bệnh có khuynh hướng men gan tăng cao nhiều hơn.  

Nhìn chung tình trạng men gan cao hay thấp đều phản ánh những bất thường ở sức khỏe. Người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Nếu các tổn thương ở gan trở nên phức tạp không thể chữa trị và còn ảnh hưởng liên lụy đến những cơ quan khác.

Xét nghiệm tính năng men gan là gì?

xét nghiệm men gan
Thực hiện xét nghiệm nồng độ men gan phản ánh một số nguy cơ mà người bệnh có thể mắc phải

Hiện nay, trong quy trình kiểm tra sức khỏe tổng quát đều có xét nghiệm và đo chỉ số men gan để giúp bác sĩ kiểm tra được chức năng hoạt động cũng như tầm soát được những tổn của gan. Trong khi tiến hành xét nghiệm, chỉ số enzyme trong máu và nồng độ protein được xác định cụ thể. Một số trường hợp bác sĩ nghi ngờ chỉ số men gan bất thường, người bệnh thường được khuyến khích nên đi xét nghiệm tính năng men gan. Cụ thể gồm:

  • Rà soát lại những hậu quả nếu người bệnh có tiền sử viêm gan B, C hay nhiễm trùng gan
  • Tiến hành theo dõi những tác dụng của các loại thuốc bạn đang sử dụng nếu có ảnh hưởng đến gan.
  • Xét nghiệm chức năng gan để xác định nguyên nhân bệnh lý có phương pháp theo dõi, điều trị riêng biệt.
  • Nhận định sớm những bất thường về gan đối với cơ thể người bệnh.
  • Phát hiện sớm nguy cơ bị bệnh túi mật, kiểm tra tổn thương gan do sử dụng cồn như bia rượu
  • Đối tượng mắc phải các bệnh lý như đái tháo đường, mất máu và huyết áp cao.

Trong đó những nhóm xét nghiệm tính năng gan phổ biến gồm có:

  • Nhóm các xét nghiệm giúp chẩn đoán và có kết luận bị hoại tử gan
  • Nhóm các xét nghiệm để thăm dò tính năng loại bỏ độc tố và bài tiết
  • Nhóm xét nghiệm dò xét và kiểm tra các chức năng tổng hợp cơ thể.

Làm cách nào để đảm bảo men gan ổn định?

phòng tránh men gan cao
Không sử dụng bia rượu, thuốc lá, duy trì lối sống lành mạnh là những cách hỗ trợ chức năng gan

Nguyên nhân gây tăng hoặc giảm men gan thường gặp nhất là do tác dụng rượu, bia, các chất kích thích. Ngoài ra men gan cũng mất ổn định nếu người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc Tây, hoặc do ảnh hưởng hậu điều trị viêm gan A, B, C, bệnh viêm tuyến đường mật,… Để tránh các tổn thương tồi tệ hơn, và hạn chế số lượng tế bào gan bị phá hủy, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc bảo tồn men gan sau đây:

  • Từ bỏ thói quen sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.
  • Xây dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh để tạo điều kiện hỗ trợ gan.
  • Làm việc và thư giãn điều độ, tránh để tinh thần căng thẳng, lo lắng quá mức
  • Bạn cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Sử dụng các dược liệu hỗ trợ như atiso, nhân trần, lá sen, cà gai leo,… để kiểm soát men gan
  • Uống nhiều nước, nước lọc, nước trái cây, các loại nước mát để thải bỏ các độc tố ra khỏi gan
  • Ngủ đủ giấc, tránh tình trạng thức khuya, mất ngủ gây rối loạn chuyển hóa chất ảnh hưởng chức năng gan.  
  • Thực hiện các xét nghiệm gan, mật và tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát chỉ số men gan.

Tình trạng men gan quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế người bệnh không chủ quan mà cần tuân thủ các đợt thăm khám, tái khám gan định kỳ. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải thực hiện đúng những chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt khoa học. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khiến bệnh không khỏi mà càng nặng hơn.

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết về vấn đề “Men gan là gì? Vai trò chức năng của men gan”. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Bài viết liên quan: Men gan cao có nguy hiểm không? Những tác hại khôn lường

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *