Hay bị mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi là do đâu? Chữa khỏi không?

Theo các chuyên gia xương khớp, mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi nếu không được chữa trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, bệnh có thể gây hoại tử, biến dạng khớp gối hoặc mất khả năng vận động. Do đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám ngay từ khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện.

mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Mỏi khớp gối không còn là bệnh ở người già mà còn gặp nhiều ở người trẻ tuổi

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi ngày càng tăng là do đâu?

Hầu hết các trường hợp mỏi khớp gối ở người trẻ chủ yếu là do vận động hoặc sinh hoạt sai cách. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do yếu tố bệnh lý như bệnh viêm khớp gối hoặc thoái hóa khớp gối. 

Các nguyên nhân gây mỏi khối gối ở người trẻ tuổi thường gặp phổ biến như:

1. Lối sinh hoạt không đúng

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ, quá lạm dụng thuốc lá hoặc bia rượu,… chính là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi. Căn bệnh này nếu không được kiểm soát và khắc phục sớm sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi. Lâu dần, lượng canxi ở khớp gối và cơ thể giảm dần dẫn đến hiện tượng khớp xương suy yếu và gây đau nhức dữ dội mỗi khi bệnh nhân di chuyển.

2. Thường xuyên mang giày cao gót

Người trẻ bị đau mỏi khớp gối cũng có thể là do thói quen mang giày cao gót. Theo các chuyên gia, mỗi đôi giày cao gót có chiều cao khoảng 5 – 7 cm hoặc cao hơn 10 – 12 cm. Khi mang giày cao, xương bánh chè sẽ chịu một áp lực lớn 30% so với mang giày đế thấp. Lúc này, khớp gối cũng phải gánh chịu một trọng lượng đổ dồn lớn từ cơ thể. Nếu vấn đề này thường xuyên diễn ra sẽ gây đau nhức khớp gối. Không những thế, đây cũng chính là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm hoặc thoái hóa khớp gối.

3. Tư thế ngồi không đúng

Ngồi gập lưng hoặc ngồi với tư thế chân vắt chéo, ngồi xổm hoặc gập gối thường gây ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Đặc biệt, trong trường hợp tư thế này thường xuyên lặp lại trong thời gian dài sẽ gây tác động lên sụn bánh chèn và sụn khớp, làm tăng khả năng thoái hóa. Ngoài ra, khuân vác vật nặng cũng là nguyên nhân gây đau mỏi khớp gối ở người trẻ. Bởi khi mang vác vật nặng, khớp gối sẽ chịu lực không thẳng dẫn đến đè ép, gây đau.

4. Chấn thương ở khớp gối

Khớp gối là bộ phận khớp hoạt động liên tục và chịu nhiều áp lực lớn. Do đó, chúng rất dễ bị tổn thương dù chỉ là tác động nhẹ. Thông thường, chấn thương ở đầu gối do cúi gập hoặc ngã thường gây đau nhức. Không những thế, tổn thương ở đầu gối có thể phá hủy các dây thần kinh và mạch máu ở nơi này, gây sưng và tím tái.

Một số chấn thương đầu gối thường gặp do té ngã, va chạm khi chơi bóng hoặc tai nạn như:

  • Trật khớp, tổn thương dây chằng hoặc gân
  • Trật khớp xương bánh chè hoặc khớp gối
  • Gãy xương bánh chè, phần trên của xương mác hoặc xương chày, phần dưới xương đùi

5. Thừa cân nặng 

Theo nghiên cứu công bố tại Hội nghị thường niên Châu Âu về bệnh thấp khớp cho biết, đau mỏi khớp gối ở người trẻ có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng thừa cân, béo phì. Các chuyên gia cho hay, thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm hoặc thoái hóa khớp gối. Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi trọng lượng cơ thể càng nặng, khớp gối sẽ phải gánh chịu lực đè ép lớn. Khi đó, sụn khớp và các bộ phận xung quanh rất nhanh bị hư hại, gây đau nhức.

6. Viêm khớp gối

Viêm khớp gối là bệnh lý phổ biến ở người già. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh có dấu hiệu trẻ hóa. Do đó, không lấy làm lạ khi viêm khớp gối xuất hiện ở những đối tượng trẻ tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do rách sụn đầu gối hoặc tổn thương ở đầu gối làm ảnh hưởng đến dây chằng,… Viêm khớp gối xảy ra với các triệu chứng như sưng đỏ và đau nhức ở đầu gối.

7. Bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng acid uric trong máu không được đài thải ra ngoài dẫn đến tình trạng tích tụ và lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, gây viêm và sưng đỏ. Theo các chuyên gia khoa xương khớp, bệnh này ngày càng gia tăng và có nguy cơ trẻ hóa do lối sống ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Bệnh gout thường hình thành chủ yếu là do yếu tố di truyền, thừa cân hoặc do nghiện rượu, cà phê,…

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi cũng có thể là do trục chân không thẳng bẩm sinh hoặc do viêm bao khớp gối hoạt dịch gây nên. Cho dù là yếu tố nào tác động gây đau, người bệnh cũng nên thăm khám và chữa trị theo chỉ định từ chuyên gia.

8. Bệnh thoái hoá khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra ở hầu hết mọi người, không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính. Tuy nhiên, theo thống kê, bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới. Bên cạnh đó, người trẻ tuổi lười vận động cũng là đối tượng làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh.

Thóa hóa khớp gối thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, khó chịu và co cứng tại khớp bị thoái hóa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do quá trình sinh hoạt không đúng hoặc do thể trạng. Do đó, để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt, người bệnh cần tích cực khám và chữa bệnh theo yêu cầu từ bác sĩ.

Đau mỏi gối ở người trẻ
Thóa hóa khớp gối thường diễn ra ở độ tuổi 25 với triệu chứng đau mỏi ở gối

Triệu chứng nhận biết mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Thông thường, người bệnh thường lơ là và bỏ qua triệu chứng đau nhức ở khớp gối vì nghĩ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh nhân không nên chủ quan. Tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra. Bởi đây có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh lý xương khớp nguy hiểm nào đó, cần được chạy chữa sớm.

Dưới đây là các biểu hiện mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi, bệnh nhân cần gặp bác sĩ thăm khám sớm:

  • Đầu gối có triệu chứng đau nhức dữ dội
  • Khớp bị co cứng sau khi ngủ dậy
  • Khớp gối bị sưng viêm
  • Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục hoặc lạo xạo
  • Đau nhức tại khớp gối nhưng sau đó lan rộng nếu hệ thống thần kinh bị chèn ép

Nhức mỏi đầu gối ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, đau mỏi đầu gối ở người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo tác nhân gây bệnh mà triệu chứng đau ở mỗi người thường khác nhau. Ban đầu, đau tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại tác động xấu đến tâm lý khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm. Không những thế, đau mỏi khớp gối do viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gây nên, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể làm tăng nguy cơ hoại tử xương, mất khả năng vận động hoặc bại liệt vĩnh viễn.

Điều trị mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Nhân viên y tế thường dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện một số vận động để kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp gối. Và để có kết quả chẩn đoán chính xác và chắc chắn, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm hình ảnh sau:

  • Chụp X – quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp CT

Sau khi phát hiện bệnh, nhân viên y tế thường kê đơn một số loại thuốc sau để giúp cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối ở bệnh nhân.

  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc tiêm

Ngoài các loại thuốc này, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh bổ sung thêm một số chất như Chondroitin Sulfate, Sulfate Glucosamine, MSM, khoáng chất và vitamin,… Mục đích của việc làm này là giúp tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng giúp khớp mau chóng khôi phục. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị y khoa và thực phẩm chức năng cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Bởi nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng liều có thể làm giảm tác dụng điều trị và gây hại đến sức khỏe.

Bài tập giảm đau mỏi gối ở người trẻ tuổi
Bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau khớp gối cho người trẻ tuổi

Bên cạnh dùng thuốc, nhân viên y tế có thể chỉ định bệnh nhân áp dụng các phương pháp điều trị vật lý để nhận được kết quả chữa trị hiệu quả hơn. Cụ thể, người bệnh có thể dùng các liệu pháp sau đây để giảm đau và tăng cường phạm vi chuyển động cho các khớp.

  • Điện trị liệu
  • Massage trị liệu
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Sóng ngắn
  • Nhiệt trị liệu
  • Các bài tập vật lý trị liệu dành cho khớp gối bị đau

Thông thường, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm dần khi người bệnh áp dụng các biện pháp chữa trị trên. Thế nhưng, trong trường hợp bệnh chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần cân nhắc biện pháp chữa trị khác. Khi đó, phẫu thuật chính là giải pháp điều trị cuối cùng được bác sĩ chỉ định. Thế nhưng, trước khi tiến hành biện pháp này, bệnh nhân nên tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia. Bởi bên cạnh việc giúp tăng phạm vi chuyển động của khớp gối, phẫu thuật còn kèm theo nhiều rủi ro sức khỏe khác.

Cách phòng ngừa mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi

Các biện pháp giúp phòng tránh tình trạng đau mỏi khớp gối ở người trẻ như sau:

  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định: Thừa cân chính là nguyên nhân gây viêm đau ở khớp gối. Do đó, để cải thiện và phòng ngừa bệnh, người bệnh nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân nặng được khuyến nghị.
  • Cải thiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Thiếu hụt dinh dưỡng thường khiến chức năng vận động của xương giảm. Vì vậy, để xương chắc khỏe, bệnh nhân nên có chế độ ăn đầy đủ khoáng chất, vitamin và protein,… Một số thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như chanh, cam, đu đủ, nước hầm xương ống hoặc sụn sườn,…
  • Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe và trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, trước khi tập luyện, bệnh nhân nên khởi động và làm nóng cơ thể trước để tránh tổn thưởng khớp gối. Đặc biệt, trong quá trình tập nên tránh xa các động tác cong khớp gối 90 độ. Đồng thời không nên xoay hoặc vận khớp gối quá mức.
  • Mang giày pata hoặc giày có miếng đệm: Nguyên nhân gây đau mỏi khớp gối một phần do giày dép gây nên. Do đó, để giảm áp lực đè nén lên đầu gối, bệnh nhân nên chuyển sang mang giày pata. Tốt nhất, bệnh nhân nên lựa những đôi giày vừa chân, có miếng đệm êm chân. Tránh các loại giày có đế cứng hoặc quá chậc nhằm làm giảm ảnh hưởng đến dây chằng và các cơ gân ở chân, khớp gối.

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi khi mới hình thành tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh không kiểm soát tốt, lâu dài, bệnh có thể phát triển và gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy cơn đau nhức bất thường ở khớp gối, bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra.

→ Có thể bạn quan tâm:

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 18/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *