Bị mụn nhọt ở mông là bệnh gì? Cách chăm sóc & điều trị

Mụn nhọt là một bệnh nhiễm trùng da có mủ thường phát triển xung quanh nang lông. Nhọt có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nhưng phổ biến nhất ở mông. Mụn nhọt ở mông có thể gây khó chịu, đau đớn và có thể dẫn đến một số biến chứng nếu không được điều trị kịp lúc.

cách trị nhọt ở mông
Nhọt ở mông là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra

Mụn nhọt ở mông là bệnh gì?

Nhọt ở mông là tình trạng nhiễm trùng thường được gây ra bởi một số loại vi khuẩn có tên là Staphylococcus Aureus (S. Aureus). Thông thường vi khuẩn này sống trên da và không gây ra bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vi khuẩn này phát triển nhanh, gây nhọt ở mông và một số vị trí khác trong cơ thể.

Một số nguyên nhân có thể gây nhọt ở mông bao gồm:

1. Viêm nang lông

Viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cả ở mông. Viêm nang lông ở mông có thể liên quan đến vi khuẩn, nấm hoặc nấm men. Ngoài ra, tắc nghẽn lỗ chân lông, kích ứng da cũng có thể gây viêm nang lông.

Viêm nang lông ở mông không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ngứa, đau đớn và cảm giác xấu hổ. Ngoài ra, nhiễm trùng nặng có thể gây sẹo vĩnh viễn và một số rủi ro khác.

cách chữa mụn nhọt ở mông
Viêm nang lông ở mông gây ra nhiều mụn nhọt, ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn

2. Bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối (tên khoa học là Carbuncles), đây là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hình thành dưới da tại các nang lông. Bệnh gây ra một nhóm mụn nhọt, chứa nhiều mủ, có thể mềm và đau. Ngoài ra, nhiễm trùng nặng có thể gây khó khăn cho việc điều trị và gây sẹo vĩnh viễn.

Thông thường, kích thước các nốt mụn do hậu bối thường tăng lên nhanh chóng trong vài ngày và chứa đầy mủ. Cuối cùng, mụn nhọt có thể phát triển với một đầu chứa mủ màu vàng hoặc trắng và sẽ bị vỡ gây chảy mủ ra bên ngoài.

Hậu bối có đường kính lớn hơn 2 – 3 cm có thể cần được điều trị bằng kháng sinh. Đối với tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật dẫn lưu mủ bằng dao hoặc kim tiêm.

Ngoài ra, không được tự ý nặn hoặc dẫn lưu mủ hậu bối tại nhà. Điều này có thể gây lây nhiễm và nhiễm trùng máu nghiêm trọng.

3. Bệnh chàm ở mông

Bệnh chàm là tình trạng da mãn tính có thể gây khô và ngứa da. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả mông.

mụn nhọt ở mông sưng to
Bệnh chàm có thể gây ngứa, khô và hình thành nhiều mụn nhọt nhỏ ở mông

Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở mông khác bao gồm:

  • Da ở mông khô, đỏ, ngứa.
  • Nổi nhiều mụn nước nhỏ, có thể chứa dịch hoặc mủ.
  • Da trở nên giòn, có vảy.
  • Sưng, đỏ và có thể ngứa nhiều hơn khi gãi.

4. Áp xe da ở mông

Áp xe da ở mông thường gây nên các nốt mụn nhọt có kích thước lớn, đau nhức dữ dội và mọc thành cụm lớn. Thông thường, áp xe da thường gây nên nhiều mụn nhọt nhỏ. Sau đó, các nốt mụn này phát triển lớn, liên kết lại với nhau và gây đau đớn.

Áp xe da thường có liên quan đến việc nhiễm trùng các lỗ chân lông. Vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là tụ cầu vàng. Tuy nhiên đôi khi các loại vi khuẩn khác như Pseudomona và một số loại nấm cũng có thể gây nhọt ở mông.

5. Các nguyên nhân khác

Các loại vi khuẩn gây mụn nhọt ở mông có thể xâm nhập vào các nang lông hoặc các tuyến dầu. Ngoài trừ các bệnh lý có liên quan như trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt ở mông bao gồm:

mụn nhọt ở mông bị chai
Có các bệnh lý khác về da làm tăng nguy cơ mọc nhọt ở mông
  • Từng bị mụn nhọt trước đây có thể là nguyên nhân gây nhọt tái phát. Nhọt xuất hiện 3 lần trở lên trong vòng 12 tháng được coi là tái phát và cần tiến hành các biện pháp điều trị cụ thể để tránh việc tái phát sau này.
  • Bị bệnh chàm, vẩy nến, viêm da cơ địa hoặc các bệnh ngoài da khác cũng làm tăng nguy cơ bị nhọt ở da.
  • Tiếp xúc gần hoặc sống cùng người bị nhọt. Một số vi khuẩn kháng thuốc gây nhọt có thể lây truyền từ người này sang người khác.
  • Bệnh nhân tiểu đường, suy giảm hệ thống miễn dịch, thiếu máu do thiếu sắt, có các vết thương nhỏ trên mông,… rất dễ bị nhiễm khuẩn và bị mọc nhọt ở mông

Cách trị mụn nhọt ở mông

Việc điều trị nhọt ở mông tùy thuộc vào kích thước, vị trí chính xác của nhọt và các vấn đề sức khỏe khác. Các biện pháp cải thiện tình trạng này thường bao gồm:

1. Cách trị mụn nhọt ở mông tại nhà

Mụn nhọt ở mông khác với mụn nhọt ở các vị trí khác trên cơ thể. Trong các trường hợp các dấu hiệu bệnh không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng cách chữa mụn nhọt ở mông tại nhà như sau:

+ Chườm ấm:

Đặt một mảng vải ấm vào mụn nhọt trong khoảng 20 phút và thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày. Điều này có thể cải thiện trình trạng sưng, viêm, đau ở mụn nhọt.

Áp dụng biện pháp liên tục trong một tuần có thể điều trị tình trạng nhọt ở mông.

+ Sử dụng giấm:

Axit Axetic có trong giấm táo hoặc các loại giấm khác được cho là một chất kháng khuẩn tự nhiên. Ngoài ra, Axit Axetic cũng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, hỗ trợ cân bằng da và điều trị mụn nhọt.

Người bệnh chỉ cần thêm một chén giấm vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình. Điều này có thể giúp da mông sạch sẽ và cải thiện tình trạng mụn nhọt.

+ Tinh dầu tràm trà cải thiện tình trạng nhọt ở mông:

Tinh dầu tràm trà là một phương pháp điều trị nhọt phổ biến. Tinh dầu này có tính kháng khuẩn, giúp da thông thoáng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nang lông.

Người bệnh nên pha loãng tinh dầu với nước theo tỷ lệ 2 giọt tinh dầu với 10 giọt nước. Thoa hỗn hợp này lên vùng da mụn nhọt để điều trị.

+ Dùng nghệ điều trị nhọt ở mông:

Hoạt chất Curcumin trong nghệ chống lại vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây viêm và mụn nhọt. Người bệnh có thể thoa nghệ tươi vào nốt mụn nhọt ở mông để cải thiện tình trạng bệnh.

thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông
Nghệ có thể chống lại vi khuẩn gây viêm và hỗ trợ điều trị mụn nhọt ở mông

+ Trong trường hợp, mụn nhọt ở mông bị vỡ ra:

Người bệnh có thể rửa sạch khu vực bệnh, sau đó băng lại. Điều này có thể ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn sang các vùng da lân cận. Ngoài ra, không sử dụng băng vải đã chạm mủ từ nhọt để băng bó khu vực khác. Bên cạnh đó, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh lây nhiễm bệnh.

Trong vài ngày tiếp theo, người bệnh có thể sử dụng các mảng vải ẩm để hút mủ và đẩy nước ra khỏi vị trí nhọt. Sau đó, băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng lan rộng.

Sau khi mủ được làm sạch hoàn toàn, băng kín khu vực bệnh cho đến khi da lành lại. Thay băng mỗi ngày, khi ra nhiều mồ hôi hoặc cảm thấy khó chịu.

2. Thuốc trị mụn nhọt ở mông

Một số loại thuốc điều trị nhọt ở mông được bác sĩ khuyên dùng thường bao gồm:

  • Thuốc sát trùng, diệt khuẩn như Betadine
  • Dung dịch cồn Lode 3%
  • Dung dịch khử trùng Rivanol 1% hoặc Nitrat bạc 1%
  • Các loại thuốc có chứa Benzoyl Peroxyl
  • Các loại kem bôi tại chỗ như Clindamycin, Cephalexin và Mupirocin

Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, nếu nhận thấy các tác dụng phụ như ngứa, kích ứng da, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

3. Cách nặn mụn nhọt ở mông an toàn

Việc nặn và dẫn lưu mụn nhọt ở mông không được khuyến khích. Điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng máu và lây lan vi khuẩn.

cách chữa mụn nhọt sưng to ở mông
Sau khi nặn mụn nhọt ở mông cần tiến hành sát trùng và băng bó để tránh lây lan virus

Tuy nhiên, trong trường hợp mụn nhọt căng, sưng to, có khả năng tự vỡ, người bệnh có thể hỗ trợ việc dẫn lưu mủ ở nhọt. Người bệnh có thể thực hiện một số cách dẫn lưu mủ như sau:

  • Vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm. Ấn nhẹ nhọt và xung quanh nhọt bằng tay. Lúc này máu và mủ có thể chảy ra khá nhiều.
  • Máu và mủ có thể chảy trong vài giờ. Tuy nhiên, cố gắng đẩy càng nhiều máu và mủ ra khỏi nhọt càng tốt. Điều này sẽ giúp làm sạch hoàn toàn mủ và hạn chế tình trạng tái phát.
  • Lau sạch khu vực bệnh bằng khăn lau và dung dịch diệt khuẩn để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Sau đó có thể thoa một ít kem kháng sinh hoặc kem dưỡng da không kê đơn để ngăn chặn nhiễm trùng.
  • Tiếp tục chườm ấm trong vài ngày để giúp thoát sạch mủ trong mụn nhọt.

Biện pháp phòng ngừa nhọt ở mông

Các vi khuẩn từ mụn nhọt rất dễ lây lan. Do đó, người bệnh có thể thực hiện các bước giảm nguy cơ tái phát và lây lan. Một số lời khuyên để phòng ngừa nhọt ở mông thường bao gồm:

  • Giữ gìn vệ sinh các nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
  • Sử dụng các chất khử khử tay trước và sau khi chạm vào mụn nhọt.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn lau và quần lót.
  • Giữ cho các vật dụng trong nhà luôn sạch sẽ, đặc biệt là nơi tiếp xúc trực tiếp với mông như bồn cầu.

Thông thường, tình trạng nhọt ở mông sẽ được cải thiện sau vài ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu nhọt kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *