Ngủ dậy bị đau khớp háng là do đâu? Cách điều trị?

Đau khớp háng sau khi ngủ dậy là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, khiến người bệnh cảm thấy vận động khó khăn và làm suy giảm chất lượng đời sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp háng sau khi ngủ dậy là gì, cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên.

Đau khớp háng sau khi ngủ dậy khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu
Đau khớp háng sau khi ngủ dậy khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu

Ngủ dậy đau khớp háng là do đâu?

Đau khớp háng sau khi ngủ dậy khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra dễ dàng hơn. Chuyên gia cho biết, tình trạng đau khớp háng sau khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Ngủ sai tư thế: Tư thế ngủ không đúng khiến vùng khớp háng phải chịu áp lực trong thời gian dài sẽ hình thành nên các cơn đau nhức vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.
  • Chấn thương: Chấn thương do tại nạn giao thông hoặc luyện tập thể thao sai cách khiến khớp háng bị tổn thương, gây viêm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng sau khi ngủ dậy.
  • Lao động nặng: Đau khớp háng sau khi ngủ dậy thường xảy ra ở những người có tính chất công việc phải thường xuyên bưng bê vật nặng hoặc ngồi một chỗ quá lâu như tài xế, nhân viên văn phòng,…
  • Tuổi tác: Tuổi tác các khiến quá trình lão hóa diễn ra, hệ thống xương khớp suy yếu dần và nguy cơ mắc các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp,… Nếu bạn không chăm sóc xương cốt kỹ sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải tình trạng đau khớp háng.
  • Thừa cân: Thừa cân, béo phì sẽ khiến trọng lượng cơ thể gia tăng áp lực lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là khớp háng. Sau thời gian dài khớp háng sẽ bị tổn thương và hình thành nên các cơn đau nhức khó chịu sau khi ngủ dậy.
  • Do bệnh lý: Đau khớp háng sau khi ngủ dậy cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp khác, người bệnh cần phải hết sức lưu ý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp xương chậu, sỏi thận, hoại tử chỏm xương đùi,…

Các triệu chứng của đau khớp háng sau khi ngủ dậy

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng đau khớp háng sau khi ngủ dậy thông qua các triệu chứng sau đây:

Đau khớp háng khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế
Đau khớp háng khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế
  • Cơn đau khớp háng xuất hiện dữ dội vào buổi sáng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy và giảm dần vào chiều tối.
  • Ban đầu triệu chứng của bệnh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và tự biến mất sau đó. Lâu dần, các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn, đặc biệt và khi vận động nhiều.
  • Khi bệnh chuyển biến nặng, cơn đau sẽ xuất hiện một cách dai dẳng và thường xuyên hơn, không chỉ ngay sau khi ngủ dậy gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Cơn đau khớp háng ban đầu sẽ xuất hiện ở háng hoặc sau mông, sau đó lan rộng ra đùi trước rồi đến đầu gối. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy khớp háng bị cứng và chặt.
  • Đau khớp háng khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong vận động và thực hiện các động tác như mặc quần áo, ngôi dậy, đi cầu thang,…
  • Lâu dần khả năng vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế raất nhiều, các cơ xung quanh khớp háng bị teo nhỏ và có nguy cơ dẫn đến liệt hoàn toàn.

Khi thấy bản thân có các triệu chứng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành làm các xét nghiệm cơ bản như chụp x-quang để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Các cách điều trị đau khớp háng khi ngủ dậy

Đau khớp háng sau khi ngủ dậy là tình trạng xảy ra khá phổ biến, bệnh không gây nguy hiểm đến sức khoẻ khi tiến hành điều trị sớm và kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không tiến hành chữa trị thì lâu ngày bệnh sẽ chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động thường ngày. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào kết quả thăm khám và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra như aspirin, ibuprofen, naproxen…

Sử dụng thuốc Tây chữa đau khớp háng sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn đau rất nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả mang lại.

Dùng thuốc giảm đau để đẩy lùi triệu chứng của bệnh
Dùng thuốc giảm đau để đẩy lùi triệu chứng của bệnh

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng cho những bệnh nhân bị đau khớp háng. Các bài tập sẽ có tác dụng cải thiện sức khỏe của cơ bắp chân và hông, giúp chúng hoạt động linh hoạt hơn, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện nhiệt trị liệu, điện trị liệu hoặc laser giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Một số bài tập có tác dụng hỗ trợ điều trị đau khớp háng rất tốt mà người bệnh nên tăng cường luyện tập là:

– Bài tập kéo gối

  • Nằm ngửa trên sàn nhà và duỗi thẳng hai chân.
  • Từ từ nâng chân phải lên ép sát ngực và dùng hai tai để giữ phần mặt sau đùi.
  • Giữ yên như vậy trong khoảng 20 giây thì thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại và lặp lại động tác này mỗi chân khoảng 3 lần.

– Bài tập nâng cao chân

  • Nằm ngửa trên sàn nhà, duỗi thẳng hai chân, tay để xuôi theo hai bên hông và lòng bàn tay úp xuống.
  • Từ từ gập đầu gối lại, nâng hai chân lên cao sao cho hai bắp chân song song với sàn nhà, đùi vuông góc với mặt đất.
  • Tiếp tục duỗi thẳng hai chân và nâng lên cao cho đến khi bàn chân hướng thẳng lên trần nhà.
  • Từ từ hạ chân xuống đến khi cách sàn nhà khoảng 2cm thì tiếp tục nâng chân lên cao.
  • Khi tập luyện bạn nên hít thở đều và sử dụng cơ bụng để tránh gây tổn thương đến cột sống.

– Tư thế em bé

  • Quỳ gối sao cho mông chạm với mặt sàn và lưng thẳng.
  • Từ từ cúi người và đưa tay về phía trước sao cho phần thân ép sát vào đùi.
  • Thực hiện hít thở sâu, giữ yên như vậy trong khoảng 15 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện lắp lại động tác này khoảng 10 lần cho một hiệp tập.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa đau khớp háng cho những trường hợp nặng, không đáp ứng điều trị thuốc
Phẫu thuật chữa đau khớp háng cho những trường hợp nặng, không đáp ứng điều trị thuốc

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng, thường được áp dụng cho những trường hợp đau khớp háng do thoái hóa khớp gây ra, khi mà bệnh không không đáp ứng điều trị nội khoa, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị đau khớp háng phổ biến là:

  • Thay khớp háng toàn phần
  • Thay khớp háng bán toàn phần
  • Hàn cứng khớp

Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả điều trị một cách nhanh chóng và dứt điểm. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra các rủi ro và để lại các di chứng không mong muốn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành điều trị để đảm bảo an toàn, hiệu quả mang lại.

Sử dụng các bài thuốc Nam

Sử dụng các bài thuốc Nam để điều trị đau khớp háng là phương pháp được lưu truyền trong dân gian và được rất nhiều người áp dụng. Các bài thuốc này có nguồn gốc là các loại dược liệu thiên nhiên rất an toàn, lành tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện tại nhà.

– Bài thuốc từ gừng tươi

Nguyên liệu:

  • 100 gram gừng tươi
  • Một thìa mật ong nguyên chất
  • 115ml soda
  • Vài giọt nước cốt chanh

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái thành lát mỏng.
  • Cho nửa lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun đến khi sôi lên.
  • Sau đó cho gừng thái mỏng vào nồi, đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Để yên như vậy trong khoảng 20 phút cho nguội bớt thì chắt lấy nước.
  • Cho mật ong, soda và nước cốt chanh vào nước gừng rồi khuấy đều lên.
  • Chia hỗn hợp thành ba phần bằng nhau để sử dụng vào trước mỗi bữa ăn.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả như mong muốn.

– Bài thuốc từ bột quế và mật ong

Chữa đau khớp háng sau khi ngủ dậy bằng cách uống mật ong và bột quế
Chữa đau khớp háng sau khi ngủ dậy bằng cách uống mật ong và bột quế

Nguyên liệu:

  • 2 thìa mật ong nguyên chất
  • 1 thìa bột quế

Cách thực hiện:

  • Cho bột quế và mật ong vào một cốc nước ấm, dùng thìa khuấy đều cho tan hết rồi dùng để uống.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi buổi sáng và tối để có thể mang lại hiệu quả điều trị.

– Bài thuốc từ ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá ngải cứu tươi
  • 1 nắm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu đem rửa sạch, vớt ra để cho ráo nước rồi vò nát.
  • Cho lá ngải cứu vào chảo sao nóng cùng với một ít muối hạt đến khi nóng lên.
  • Đổ hỗn hợp ra mảnh vải mỏng sạch, bọc lại và sử dụng để đắp lên vùng khớp háng bị đau.
  • Kiên trì áp dụng cách này trong khoảng 30 phút và 2 – 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

– Bài thuốc từ lá lốt

Nguyên liệu:

  • 20 gram lá lốt tươi

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi để cho ráo.
  • Cho lá lốt vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ rồi đem sắc.
  • Sắc cho đến khi nước cạn còn khoảng 1/2 thì tắt bếp và chắt lấy nước.
  • Chia lượng nước thu được thành nhiều phần để sử dụng trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn khoảng 10 ngày để mang lại hiệu quả điều trị.

Các biện pháp phòng ngừa đau khớp háng khi ngủ dậy

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để phòng ngừa các cơn đau khớp háng tái phát sau khi ngủ dậy, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày:

Duy trì cân nặng hợp lý giúp phòng tránh tình trạng đau khớp háng sau khi ngủ dậy
Duy trì cân nặng hợp lý giúp phòng tránh tình trạng đau khớp háng sau khi ngủ dậy
  • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì gia tăng áp lực lên xương khớp dẫn đến tình trạng đau khớp háng.
  • Loại bỏ các thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể làm tổn thương đến khớp háng và hình thành cơn đau, hạn chế các hoạt động như đi bộ tên quãng đường dài, leo cầu thang, chơi đá cầu, tennis, đá bóng,…
  • Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh, hạn chế bưng bê vật nặng gia tăng áp lực lên khớp háng. Thường xuyên vận động cơ thể hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe giúp tăng cường sức khoẻ và độ linh hoạt của xương khớp.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho xương khớp và hỗ trợ giảm đau như hải sản, cá béo, các loại hạt, rau quả tươi xanh, thực phẩm giàu canxi,…
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây tác động xấu đến xương khớp và quá trình điều trị bệnh như đồ ăn mặn chứa nhiều muối, thực phẩm ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản,… Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ bệnh trạng để được phác đồ điều trị phù hợp.

Trên đây là các thông tin về tình trạng đau khớp háng sau khi ngủ dậy và cách điều trị mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn trong việc lựa chọn biện pháp cải thiện phù hợp nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Tránh tình trạng để lâu khiến bệnh chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 18/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *