Nguyên nhân áp-xe và cách chữa trị hiệu quả

Áp-xe là một bệnh nguy hiểm, có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Nó thường gây đau nhức, không điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là nguy hại tới tính mạng. Vậy đâu là nguyên nhân áp-xe và cách chữa trị hiệu quả của bệnh là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Nguyên nhân áp-xe là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp-xe, trong đó tiêu biểu phải kể đến như:

  • Vi khuẩn: Xâm nhập vào cơ thể theo con đường mô dưới da hoặc các tuyến bài tiết. Từ đó, gây nên các phản ứng viêm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và tấn công các tế bào bạch cầu. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn gây ra áp-xe chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay. Chúng gây ra áp xe dưới da, áp xe màng cứng cột sống.
Nguyên nhân áp xe chủ yếu đến từ nhiễm trùng
Nguyên nhân áp xe chủ yếu đến từ nhiễm trùng
  • Sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã: Là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển. Từ đó, hình thành ổ áp-xe. Bên cạnh đó, trong quá trình khi hệ miễn dịch cơ thể chống lại vi khuẩn, sẽ sinh ra một chất lỏng gọi là mủ. Trong mủ chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu.
  • Ký sinh trùng là nguyên nhân gây áp-xe thường gặp ở các nước đang phát triển. Có thể kể đến một số loại ký sinh trùng phổ biến như giun chỉ, dòi, sán lá gan… Những loại ký sinh trùng này thường gây ra thể áp-xe bên trong các tạng của cơ thể.

Cách chữa trị áp-xe hiệu quả

Một ổ áp-xe nếu như không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để điều trị tình trạng này?

Thuốc kháng sinh là phương pháp được bác sĩ sử dụng nhiều nhất và mủ cũng phải được dẫn lưu ra ngoài khi cần thiết. Đối với bệnh nhân dưới da, cần phải trải qua một ca tiểu phẫu để rạch da để ép và dẫn lưu mủ ra ngoài. Tuy nhiên, khi da lành sẽ để lại sẹo

Thuốc kháng sinh là phương pháp được các bác sĩ dùng điều trị áp-xe
Thuốc kháng sinh là phương pháp được các bác sĩ dùng điều trị áp-xe

Với những bệnh nhân bị áp-xe ở bên trong cơ thể, đòi hỏi phải sử dụng một ca mổ lớn hơn mới có thể dẫn lưu được mủ ra bên ngoài. Ngoài ra, các kỹ thuật điều trị khác nhau sẽ được đề nghị và lựa chọn tùy thuộc vào vị trí áp-xe ở đâu, như thế nào.

Một số lưu ý khi điều trị áp-xe:

  • Với những trường hợp áp-xe nhỏ trên da, bệnh có thể lành mà không cần điều trị y khoa. Nhưng với các ổ áp-xe có kích thước lớn hơn hoặc không tự lành cần phải được chăm sóc y tế.
  • Lưu ý không chạm tay, cậy, sờ hoặc nặn áp-xe.
  • Khi vệ sinh phải dùng băng hoặc khăn giấy sạch lau mủ hoặc dịch rỉ ra từ áp-xe. Tránh để ngón tay chạm vào da trong khi đang thấm dịch. Phải vứt ngay miếng băng thấm dịch và không sử dụng lại.
  • Luôn phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc vết áp-xe để tránh ổ nhiễm trùng bị lây lan rộng hơn.
Ngâm áp-xe trong nước ấm là cách để lẫn lưu áp-xe một cách tự nhiên
Ngâm áp-xe trong nước ấm là cách để lẫn lưu áp-xe một cách tự nhiên

Trên đây là những kiến thức về nguyên nhân gây ra bệnh áp-xe và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng với lượng thông tin này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết về bệnh áp-xe. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *