Nguyên nhân bệnh vảy nến: Nhận biết để phòng ngừa và điều trị 

Nguyên nhân bệnh vảy nến do nhiều yếu tố tác động như hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn xâm nhập… Việc xác định nguyên nhân vảy nến giúp người bệnh có được hướng điều trị phù hợp. Để có thể nhận biết chính xác về nguyên nhân gây bệnh vảy nến, bài viết dưới đây cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích nhất qua tư vấn của Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc. 

Vảy nến là bệnh lý viêm da phổ biến ở nhiều độ tuổi trong đó có cả trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện do quá trình tăng sinh tế bào ngoài da rối loạn gây ra những lớp biểu bì dày chồng lên nhau kèm hiện tượng viêm đau rát. 

Được liệt kê trong danh sách những bệnh có tính chất mãn tính khó chữa, vảy nến khiến nhiều người lo lắng. Xác định được nguyên nhân của bệnh là bước đầu trong việc điều trị. Hiệu quả chữa bệnh cũng tăng cao nếu các tác nhân gây bệnh được đẩy lùi tận gốc. 

Hình ảnh triệu chứng bệnh vảy nến
Hình ảnh triệu chứng bệnh vảy nến

Các nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến 

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh vảy nến bùng phát, do đó rất khó để xác định được chính xác trên từng người bệnh nguyên căn phát bệnh.Tuy vậy, nắm rõ các nguyên nhân chính của vảy nến dưới đây cũng giúp người bệnh phòng ngừa và có hướng chữa trị đúng đắn. 

Nguyên nhân vảy nến do suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch thông thường có nhiệm vụ nhận biết các tác nhân có hại cho cơ thể từ đó tạo ra các phản ứng chống lại bệnh. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ chế hoạt động của tế bào miễn dịch gặp nhầm lẫn. Thông thường hoạt động để tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng khi này lại tấn công nhầm các biểu bì ngoài da gây tăng sinh tế bào. Điều này dẫn đến hiện tượng da dày, bong tróc của vảy nến.

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Yếu tố di truyền 

Di truyền là một trong những nguyên nhân chính của bệnh vảy nến. Những người có tiền sử gia đình, cha mẹ mắc vảy nến hay các bệnh lý viêm da và dị ứng có khả năng mắc vảy nến cao hơn người bình thường khác. 

Vi khuẩn xâm nhập là nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Làn da là nơi dễ bị các vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh.Việc vệ sinh da chưa đúng cách có thể khiến da trở nên yếu ớt. Lớp biểu bì bảo vệ ngoài da khi bị tổn thương tạo điều kiện cho bệnh bùng phát. Nhiều người có thói quen sử dụng các sản phẩm tắm rửa có tính tẩy rửa mạnh khiến làn da dễ kích ứng hơn. 

Vi khuẩn xâm nhập là nguyên nhân gây ra vảy nến
Vi khuẩn xâm nhập là nguyên nhân gây ra vảy nến

Ảnh hưởng của việc dùng thuốc

Một số loại thuốc Tây đặc biệt như thuốc kháng sinh, chống dị ứng, thuốc chứa corticoid hay nhóm thuốc chữa sốt rét… mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn có hại cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ, lạm dùng dùng quá liều có thể khiến cơ thể chịu đựng những tác dụng phụ trong đó có các bệnh về viêm da. 

Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Khói bụi, nguồn nước ô nhiễm, lông động vật, thức ăn gây dị ứng… là những mối nguy hại thường trực gây bệnh trong cuộc sống của chúng ta. Thường xuyên phải tiếp xúc với không khí,nước ô nhiễm hay ăn các loại thực phẩm gây dị ứng khiến làn da phải chịu nhiều kích ứng mạnh dẫn đến vảy nến.

Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia uv có hại ảnh hưởng đến làn da. Không bảo vệ da dưới tia tử ngoại của ánh nắng khiến da dễ sinh vảy nến. Khung giờ 10-15h hàng ngày là khi ánh nắng mặt trời có hại nhất. Người bệnh cần che chắn cho da cẩn thận.

Căng thẳng, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân vảy nến

Tâm lý người bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Khi căng thẳng, nhịp tim nhanh, tuyến mồ hôi bị rối loạn dễ gây ra bệnh ngoài da. Thần kinh căng thẳng còn khiến hệ miễn dịch suy giảm dễ khiến vi khuẩn xâm nhập. Khi mắc bệnh vảy nến người bệnh còn có cảm giác tự ti và mệt mỏi do các tổn thương da làm mất thẩm mỹ. Tuy vậy càng stress càng khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nên hơn.

Căng thẳng mệt mỏi khiến bệnh dễ bùng phát
Căng thẳng mệt mỏi khiến bệnh dễ bùng phát

Nguyên nhân vảy nến theo Y học cổ truyền 

Bệnh vảy nến dưới nghiên cứu của Y Học Cổ Truyền được  mô tả rất sớm, cùng ra đời với nạn nội kinh là những bệnh danh “Tùng bì tiễn, Ngưu bì tiên “ trong “Bì phu bệnh” nghĩa là chứng ngứa, sần ở da. Theo y Đông y là bệnh mãn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay, chân và vùng đầu.

Bệnh thuộc bản tạng và trạng thái thiên thắng; khởi phát thường do nguyên nhân thuận lợi phong tà, nhiệt tà kết tụ ở bì phu mà dẫn đến tà khí uất tụ, trệ lâu ngày sinh ra nhiệt (biểu hiện là nốt mẩn đỏ, vẩy). Khí – huyết không lưu thông, nên da không được nuôi dưỡng đầy đủ sinh ra mẩn đỏ, vảy nhiều hơn, ngứa liên tục.

Vảy nến có lây không? 

Có thể nói nguyên nhân gây bệnh không do các virus hay vi khuẩn truyền nhiễm gây ra, do đó vảy nến không được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm. Việc chăm sóc người bệnh có thể thực hiện bình thường mà không cần lo lắng bệnh lây qua đường tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc. 

Tuy nhiên chăm sóc da nếu không đúng cách, các tổn thương do vảy nến có thể lan rộng ra nhiều vùng da trên cơ thể kèm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cao. Phát hiện và chữa bệnh sớm giúp tăng cao hiệu quả điều trị.

Vảy nến có lây không có tự khỏi không? có chữa được không?

Dấu hiệu của vảy nến thường bùng phát theo đợt, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột trở nên quá ẩm hay quá hanh khô. Các triệu chứng bệnh có thể tự thuyên giảm sau một thời gian nhưng tái phát rất nhanh nếu gặp điều kiện thuận lợi. Thông thường khi bệnh quay lại, các triệu chứng thường có dấu hiệu nặng hơn. Bởi vậy khi mắc vảy nến cần điều trị theo y học để căn nguyên gây bệnh được đẩy lùi hoàn toàn.

Người bệnh vẫn có thể yên tâm nếu sinh hoạt khoa học và điều trị đúng cách, khả năng tái phát bệnh có thể được khống chế. Việc điều trị sớm cũng giúp bệnh nhân nhanh khỏi bệnh. 

Cần điều trị bệnh sớm tránh những biến chứng nguy hiểm
Cần điều trị bệnh sớm tránh những biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị vảy nến

Với vảy nến,cần xác định được nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh để có hướng chữa trị phù hợp. Với mỗi giai đoạn bệnh có thể áp dụng một số cách như:

Điều trị bằng thuốc Tây 

  • Thuốc bôi chữa bệnh vảy nến tại chỗ

Sử dụng trong trường hợp vảy nến mức độ nhẹ mới khởi phát. Có thể dùng các thảo dược thiên nhiên để đun nước ngâm rửa hoặc đắp lên da. Hoặc có nhiều loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng trong điều trị vảy nến hiện nay nhưng đa số đề cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa gồm: Corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, thuốc ức chế calcineurin, retinoid, anthralin và acid salicylic.

  • Thuốc uống hoặc tiêm điều trị bệnh toàn thân

Các loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự cho phép của bác sĩ. Thuốc thường được chỉ định trong những trường hợp vảy nến nặng, thành phần gồm: Methotrexate, cyclosporine, retinoid và sulfasalazine.

  • Quang trị liệu

Sử dụng tia sáng để chữa bệnh vảy nến như tia UVA, UVB, laser (Excimer). Các tia tử ngoại (UV) sẽ tấn công và phá hủy các DNA trong tế bào, qua đó phá hủy toàn bộ tế bào da tại vùng bị tăng sinh.

Đông y chữa vảy nến

Trong Đông y, bệnh vảy nến còn được gọi là bệnh tùng bì tiễn, do tình trạng tích tụ độc tố và phong hàn khiến cơ thể nóng trong mà sinh ra bệnh. Đông y chú trọng trị thanh nhiệt, huyết hư, giải độc tả hỏa, bổ gan…cả ngoài da lẫn trong cơ thể.

Điều trị bệnh bằng Đông y sử dụng các thảo dược thẩm thấu sâu bên trong cơ thể, giúp đẩy lùi căn nguyên đồng thời cải  thiện sức đề kháng tự nhiên của da ngăn bệnh không quay lại. Thành phần thuốc Đông y bao gồm 

  • Bồ công anh, hạ khô thảo, hoàng cầm, khổ sâm, kinh giới… Giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan thận.
  • Trầu không, ké đầu ngựa, kim ngân hoa… Kháng viêm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Cây sơn, nghệ, lá trầu không, lá dâu tằm, ô liên rô,… làm giảm ngứa rát, giúp các tổn thương ngoài da nhanh lành.
Tây y và Đông y là hai phương pháp chữa bệnh vảy nến phổ biến
Tây y và Đông y là hai phương pháp chữa bệnh vảy nến phổ biến

Cách phòng ngừa bệnh vảy nến 

Người bệnh có thể tự phòng ngừa và hạn chế sự bùng phát của bệnh bằng một vài biện pháp chăm sóc sức khỏe như:

  • Ngay khi thấy có dấu hiệu khởi phát của vảy nến, người bệnh nên cách ly da với các tác nhân có thể gây dị ứng như thực phẩm, hóa chất độc hại, nguồn nước ô nhiễm…
  • Vệ sinh làn da đúng cách là điều người bệnh cần thực hiện. Để loại bỏ các vi khuẩn có hại trên da, nên tắm rửa thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Khi tắm nên sử dụng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ có thành phần thiên nhiên, tính kiềm thấp…
  • Thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ triệu chứng như dưỡng ẩm cho da hoặc làm dịu nhẹ các tổn thương bên ngoài. Kem bôi ngoài da cũng nên lựa chọn sản phẩm lành tính, an toàn.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có hại cho làn da như đồ tanh gồm hải sản, tôm, ghẹ, cua đồng,… Tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích, đồ ăn cay nóng hay thực phẩm có nhiều chất phụ gia…
  • Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể khỏe mạnh giúp bệnh được đẩy lùi nhanh chóng.
  • Chúng ta có thể dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao. Điều này vừa giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress, vừa giúp sức khỏe làn da được phục hồi. 
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc Tây. Nên đến khám ở cơ sở y tế uy tín để có được phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh vảy nến.

Để xác định chính xác nguyên nhân vảy nến còn cần thực hiện một vài xét nghiệm y học.  Nắm trước được những kiến thức trong bài, người bệnh có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình, tránh cho bệnh bùng phát hay biến chứng nặng nề.

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *