Nguyên nhân đau bụng kinh và cách phòng tránh hiệu quả cho chị em

Nguyên nhân đau bụng kinh là gì thực tế không nhiều chị em để ý và quan tâm. Tuy nhiên, đau bụng kinh có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nguy hiểm như: Lạc nội mạc tử cung, U xơ tử cung, u nang buồng trứng… vì vậy chị em tuyệt đối không được xem thường.

Đau bụng kinh hay thống kinh là hiện tượng xuất hiện khi sắp có hoặc trong thời gian hành kinh. Thường gặp ở đối tượng nữ giới trong độ tuổi sinh sản.

Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu cho chị em. Điển hình là đau vùng bụng dưới rồi lan sang sau lưng, xuống hai đùi, gây chuột rút. Theo các chuyên gia, tình trạng này sẽ cải thiện theo độ tuổi, sau khi sinh con. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cơn đau vẫn kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam, đau bụng kinh được chia thành hai dạng, đó là đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Và ở mỗi dạng lại có nguyên nhân khác nhau.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh kinh nguyệt, bệnh Sản Phụ khoa bằng YHCT
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh kinh nguyệt, bệnh Sản Phụ khoa bằng YHCT

Cụ thể:

Hành trình của một cô gái khi bước vào đời cần rất nhiều thứ, đó có thể là tri thức của 12 năm đèn sách, sự tự tin, hoặc những kỹ năng sống cực kỳ hữu dụng được chia sẻ từ cha mẹ, từ các bậc tiền bối. Đối với Tuệ Lâm, một món quà quý giá mà mẹ đã dành cho bạn chính là sự đồng hành, thấu hiểu và giúp đỡ cùng đi qua những năm tháng mệt mỏi vì rối loạn kinh nguyệt.

1. Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát hay còn được gọi là đau bụng kinh cơ năng. Triệu chứng là cơn đau rất dữ dội, quằn quại, người mệt mỏi, đổ mồ hôi, mặt tái nhợt. Thậm chí là chóng mặt, buồn nôn…

Sự co thắt tử cung quá độ là một nguyên nhân đau bụng kinh ở nữ giới

Nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là:

  • Sự co thắt tử cung quá độ:

Sự co thắt của tử cung trong thời gian hành kinh diễn ra trong thời gian khá dài, khó thả lỏng hoàn toàn. Vì thế tử cung bị co thắt quá độ, gây ra cơn đau.

  • Tử cung co thắt không bình thường:

Tử cung co thắt không bình thường sẽ dẫn tới cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây co thắt, thậm chí là co rút cơ tử cung, gây nên đau bụng kinh. Và huyết áp cao được cho là một trong những nhân tố làm cho sự co thắt không bình thường của tử cung.

  • Hàm lượng chất PG (prostaglandin) trong máu kinh và nội mạc tử cung tăng cao:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng PG trong máu những chị em đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Những kích thích này có thể gây ra sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, khiến chị em đau đớn.

  • Ống dẫn trứng hẹp:

Đây cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát. Khi ống dẫn trứng hẹp, việc đẩy máu kinh ra ngoài gặp khó khăn, điều này sẽ gây ra cơn đau bụng quặn thắt kéo dài.

2.  Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát hay còn gọi là đau bụng kinh thực thể. Lúc này chu kỳ kinh nguyệt của chị em đã đi vào ổn định nhưng mỗi lần đến kỳ kinh vẫn bị cơn đau hành hạ.

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho hay nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh thực thể này có thể do chị em mắc phải các bệnh lý phụ khoa nào đó. Cụ thể như:

  • Lạc nội mạc tử cung:

Đây là bệnh lý mà các lớp nội mạc tử cung thay vì ở bên trong tử cung nó lại đi lạc ra bộ phận khác như ống dẫn trứng, buồng trứng… Chính các mô đi lạc này sẽ gây đau đớn cho người bệnh khi đến kì hành kinh.

Đau bụng kinh có thể bắt nguồn do bệnh lý lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung (nhân xơ tử cung):

Khi ở kích thước nhỏ chúng không cản trở thụ thai. Nhưng một khi kích thước lớn chúng có thể gây rong kinh, đau bụng kinh, thậm chí là sảy thai, vô sinh.

  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung:

Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ của thành tử cung. Khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ gây đau bụng kinh nghiêm trọng, chảy máu kinh nguyệt nặng.

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID):

Đây là bệnh phụ khoa nguyên nhân do bị nhiễm trùng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng gây ra bởi vi khuẩn lây qua đường tình dục. Tình trạng viêm, nhiễm trùng này có thể gây đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Viêm vùng chậu có thể gây ra những cơn đau bụng kinh khi đến tháng

3. Những yếu tố nguy cơ làm tăng đau bụng kinh

Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ đau bụng kinh ở chị em phụ nữ như:

  • Nữ giới dưới 30 tuổi.
  • Dậy thì sớm, trung bình khoảng 11 tuổi hoặc có thể sớm hơn.
  • Gặp phải tình trạng rong kinh, máu kinh ra nhiều.
  • Nữ giới chưa sinh con.
  • Loạn kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.

Tạm biệt đau bụng kinh bằng bài thuốc Đông y hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị đau bụng kinh, trong đó Đông y được đánh giá là an toàn, hiệu quả và tác dụng lâu bền nhất cho người bệnh. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà, Đông y xác định đau bụng kinh bắt nguồn từ việc mất điều hòa trong lưu thông khí huyết ở 2 mạch Nhâm – Xung khiến cho khí huyết bị cản trở, ứ tắc lại nên gây đau. 

Để khắc phục chứng đau bụng kinh thường sử dụng những vị thuốc thảo dược có công dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, tán ứ như: Trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, đương quy, huyền sâm…

Tùy vào từng thể trạng và triệu chứng của người bệnh bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Thông thường, sau khi sử dụng bài thuốc, triệu chứng đau bụng kinh sẽ giảm ngay ở tháng đầu tiên và đỡ dần, chấm dứt hoàn sau khoảng 3 – 4 tháng sử dụng.

Điểm đặc biệt của bài thuốc là sử dụng thảo dược thiên nhiên bồi bổ cơ thể từ bên trong nên tuyệt đối an toàn, hiệu quả lâu dài, người bệnh thường hiếm khi tái phát như sử dụng các loại thuốc thông thường khác.

>>Tìm hiểu phương pháp giúp hàng ngàn chị em thoát khỏi rối loạn kinh nguyệt của bác sĩ Đỗ Thanh Hà trong VIDEO sau:

Cách phòng tránh đau bụng kinh chị em nên áp dụng

Trước kia, để giảm đau bụng kinh chị em phụ nữ thường áp dụng cách tự nhiên như chườm nóng, uống nước gừng… Tuy nhiên hiện nay, chị em đã sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau có tác dụng nhanh.

Dùng thuốc quá thường xuyên sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, chị em hãy thực hiện những cách phòng tránh sau đây để chu kỳ kinh nguyệt không còn là nỗi đáng sợ.

  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:

– Trước kỳ kinh 3-5 ngày, nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu như sữa chua, rau củ… Tránh các thực phẩm tươi sống, đồ ăn nhiều gia vị, đồ cay nóng.

– Ăn những thực phẩm chua nhẹ như salad, bắp cải muối, canh chua, nộm… đây là những món ăn hỗ trợ giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

  • Nên đi bộ, tập thể dục nhàng trước khi hành kinh:

Trước ngày hành kinh 1, 2 ngày bạn nên đi bộ nhiều hơn để cơ thể được thoải mái. Đồng thời, có thể lấy các thảo dược như ngải cứu, ích mẫu sắc uống giúp giảm đau bụng kinh khi đến kỳ.

  • Chăm sóc vùng kín sạch sẽ:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, quan hệ tình dục lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế các bệnh lý phụ khoa giúp phòng tránh tình trạng đau bụng kinh.

  • Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn:

Nếu chưa có ý định sinh con hãy áp dụng phương pháp phòng tránh thai an toàn. Tránh việc nạo phá thai cũng như phẫu thuật buồng tử cung.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh đau bụng kinh
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ:

Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, sớm phát hiện bất thường trong cơ quan sinh sản. Đặc biệt là những bệnh lý gây đau bụng kinh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

Ngoài ra, trong ngày hành kinh chị em không nên vận động mạnh, nên tắm nước ấm, massage bụng, uống đủ nước và bổ sung vitamin, khoáng chất… giúp hạn chế đau bụng kinh.

Qua bài viết chắc hẳn chị em đã hiểu được nguyên nhân đau bụng kinh, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Nếu có bất cứ vấn đề nào về bệnh kinh nguyệt, độc giả có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể:

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam:

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hòang Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 2668 – 0989 913 935  (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bình luận (32)

  1. Hiền Linh says: Trả lời

    Tôi năm nay 43 tuổi có hai con đã lớn ,khoảng vài năm gần đây mỗi khi đến chu kỳ kinh ,tôi đau bụng dữ dội ,cam giác chết đi sống lại ,đau đến nỗi tụt huyết áp ,chóng mặt ,ko làm dc gì luôn .Người cứ rùng mình theo từng cơn đau ,tôi đi khám bác sỹ nơi tôi sống chuẩn đoán niêm mạc tử cung mỏng ,nên những cơn co thắt khiến tôi đau dữ dội ,hướng điều trị vẫn là giảm đau ,tôi cũng đã xin phẫu thuật cắt luôn để không còn chu kỳ kinh nữa nhưng bác sỹ ko đồng ý .hiện gio tôi đang rất đau đớn xin tư vấn cho toi ạ .

  2. hương says: Trả lời

    mình cũng bị đâu bụng kinh nè . đến tháng là đau chịu ko nổi . tay chân bủn rủn , nguoi mệt mỏi chẳng muối làm gì cả . chỉ muốn nằm thôi

  3. Tuyết Nguyễn says: Trả lời

    Thấy có bạn nhắc đến bác sĩ Đỗ Thanh Hà, ko biết bác sĩ này chữa những bệnh gì vậy ạ?

    1. Phương Anh says: Trả lời

      Bác sĩ chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa đó bạn ơi, từng là Trưởng khoa phụ ở Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Giờ thì đang làm việc tại Phòng khám Đông y Việt Nam.

    2. Nguyễn Thu Hằng says: Trả lời

      Cho những bạn nào chưa biết về bác sĩ ĐỖ Thanh Hà này, bác sĩ có tiếng đó ạ, chữa bệnh “mát tay” nữa. https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/thac-si-bac-si-do-thanh-ha-40-nam-tam-huyet-voi-y-hoc-co-truyen-c683a1085997.html

  4. Như Thúy says: Trả lời

    Hút thuốc lá cũng bị đau bụng kinh đó mấy chị em, ai có thói quen này thì bỏ đi nha. Thuốc lá cũng chả tốt đẹp gì đâu ạ, ngoài tăng đau bụng kinh nó còn ảnh hưởng tới sinh sản của chị em nữa đó. Mình từng thấy 1 chị ở trong tòa nhà mình làm việc ngồi ở cầu thang và phì phèo điếu thuốc lá. Bảo vệ sức khỏe mình tí ạ.

    1. Song Thy Anh says: Trả lời

      Không ngờ đó bạn ơi, thi thoảng buồn bã mình cũng làm 1 điếu, nhưng có lẽ mình sẽ bỏ thôi vì chẳng muốn rước bệnh vào người và còn bảo vệ con nữa.

    2. Như Thúy says: Trả lời

      Ai cũng nghĩ như chị thì tốt ạ, nhiều chị em hay “bỏ bê” sức khỏe của mình mà phải nhận nhiều hậu quả chẳng tốt đẹp gì lắm.

  5. Nguyễn Khánh Huyền says: Trả lời

    Nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh quá, trước giờ cứ nghĩ đơn giản là bị co thắt cơ tử cung để đẩy máu ra ngoài thôi. Ai ngờ lại lắm thế, còn là biểu hiện bệnh lý nữa chứ. Đúng là cơ thể kỳ diệu đấy nhưng cũng thật đáng sợ…

    1. Nguyễn Lệ Quyên says: Trả lời

      Sao lại đáng sợ chị ơi, đáng sợ hay ko là do mình chăm sóc sức khỏe đấy ạ. Vệ sinh ko sạch sẽ, ko khám sức khỏe định kỳ mới bị vầy đó.

    2. Nguyễn Kiều Trinh says: Trả lời

      Có phải là ko vệ sinh sạch sẽ, ko khám sức khỏe là bị bệnh đó đâu bạn ơi. Một phần cũng do cơ thể chưa phát triển hết mà (mấy em tuổi dậy thì ấy).

  6. Ngọc Linh says: Trả lời

    Tôi bị rong kinh, ngày kinh trên 7 ngày, có tháng 10 ngày, nên đau bụng kinh mấy ngày liền, khó chịu vô cùng. Tôi nghe bảo chỉ cần sinh con là hết đau bụng kinh, mình có nên lấy chồng ko ta?

    1. Đặng Ái Phương Chi says: Trả lời

      Cái này có thể đúng với người này nhưng lại ko đúng với người kia đó bạn ơi. Ko 100% đâu nà. Bạn mình sinh con rồi vẫn đau bình thường, mà đau dữ dội nữa chứ. Mà bạn bị rong kinh thì nên đi khám đi kìa.

    2. Đặng Như Tuyết says: Trả lời

      Ối, rong kinh thì nên đi khám đi chị ơi, để lâu ảnh hưởng sinh sản đó chớ có chủ quan. Đau bụng kinh thôi thì ko sao chứ kèm rong kinh thì sợ lắm.

  7. Trần Tuyết Mơ says: Trả lời

    Nếu sợ đau bụng kinh khi đến kỳ chị em cứ chế biến món trứng ngải cứu ăn thường xuyên trước 1 tuần hoặc 2-3 ngày có kinh là giảm đau nhiều đó. Mình toàn áp dụng cách này. Nhưng nếu đau nghiêm trọng và ko đỡ thì chi em nên đi khám cho chắc.

    1. Hoàng Thị Dung says: Trả lời

      Em cũng dùng cách này nè chị ơi nhưng chẳng đỡ gì cả, em toàn phải uống nước gừng khi đến tháng để giữ ấm thôi. May mà hợp nước gừng chứ ko đau điếng đến chết mất.

    2. Chu Ngọc Mai says: Trả lời

      Mình cũng hay ăn trứng ngải cứu khi đến ngày, thi thoảng còn nấu canh ngải với thịt lợn xay ăn cũng ngon mà lại đỡ đau hơn. Có nhiều mẹo để giảm đau bụng kinh mà nhỉ ko cần dùng thuốc đâu.

  8. Lê Dung says: Trả lời

    Có ai cứ bị đau bụng khi đến kỳ là lại nạp thuốc giảm đau ko ạ? Em toàn uống paracetamol, dùng khá ok , nhưng tháng nào em cũng phải dùng, ko dùng ko chịu được luôn ấy. Ko biết dùng lâu dài có tốt ko nhỉ?

    1. Hoài Thương says: Trả lời

      Chẳng có thuốc nào dùng lâu dài mà tốt cả bạn ơi, nhất là uống thuốc giảm đau khi hành kinh. Mình khi nào đau quá ko chịu đc mới uống thôi. Dùng quá nhiều thuốc giảm đau khi đau bụng kinh dể gây rối loạn chu kỳ kinh lắm. Bạn nên cân nhắc, nếu ko đau quá thì chịu đựng 1 tí rồi cũng khỏi thôi.

    2. Hà Thắng says: Trả lời

      Cảm thấy bạn này liều quá, tháng này cũng dùng thuốc thì rất hại luôn. Mình thì luôn cắn răng chịu đựng vì sợ bị phụ thuộc vào thuốc, đến lúc ko có ko chịu được thì khổ.

    3. Minh Phương says: Trả lời

      Chị ơi, thay vì dùng thuốc chị có thể uống trà gừng cho ấm bụng là sẽ giảm đau đó ạ. Hay uống nhiều nước ấm cũng được ạ, đừng dùng thuốc nhiều quá, hại người lắm. Em đau bụng kinh suốt mà cứ giữ ấm bằng uống trà gừng, massage lúc đau là đỡ hơn nhiều.

  9. Nguyễn Tâm says: Trả lời

    Nguyên tắc sống của mình là cứ có biểu hiện ở vùng kín bất thường là tót đi khám ngay chẳng biết có nghiêm trọng hay không. Với mình nào biết nó nghiêm trọng thế nào đâu. An toàn là trên hết, chưa 30 mà, chưa lấy chồng, sinh con nữa. Phải lo cho sức khỏe của mình thôi. Thế nên đau bụng kinh kéo dài là mình đi khám liền, ko dùng thuốc giảm đau bao giờ luôn.

  10. Ngô Thanh says: Trả lời

    Nói đến đau bụng kinh thôi cũng đã là cơn ác mộng của em rồi. Hầu như tháng nào cũng đau, người xanh xao, mệt mỏi mỗi lần như thế. Thậm chí có tháng còn buồn nôn, đau rùng mình phần chân, tiêu chảy… ôi ác mộng mà.

    1. Ly Ly says: Trả lời

      Bạn bị nghiêm trọng vậy à… sao ko đi khám đi bạn ơi. Nhỡ đâu có vấn đề gì đó, sợ lắm ấy. Mình thì nhẹ nhàng hơn, chỉ râm râm tí thôi.

    2. Nguyễn Diệp says: Trả lời

      Tôi cũng bị giống bạn ở trên đó, nhưng lười và chủ quan ko đi khám. Đến lúc đi khám thì bác sĩ bảo có dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung. May mà đã chữa khỏi và có con được 2 tuổi rồi. Đi khám sớm đi bạn ời.

  11. Khánh Huyền says: Trả lời

    Nếu theo bài viết này thì năm nay em mới 15 tuổi thì chỉ bị ĐBK nguyên phát thôi nhỉ. E mới có kinh 2 năm trước, năm đầu tiên thì ko bị đau đâu ạ, chỉ năm thứ 2 mới đau, có lúc dữ dội, có lúc bình thường ạ.

    1. Bùi Thị Mai says: Trả lời

      Thường là vậy đó bé ơi, nhưng em cứ bảo với mẹ để đưa đi khám xem nhé. Nếu có vấn đề mình khắc phục luôn. Đợt em gái mình cũng bị đau bụng kinh và đi khám dùng thuốc Đông y và giờ hết rồi đó.

    2. Khánh Huyền says: Trả lời

      Thế ko dùng thuốc Tây được ạ. Em chưa uống thuốc Đông y bao giờ sợ ko uống được lắm. Hồi bố em dùng thuốc này mà ngửi mùi thôi em đã muốn ói rồi.

    3. Bùi Thị Mai says: Trả lời

      Cũng dễ uống thôi bé ơi, em cứ đi khám trước đã, Phòng khám Đông y Việt Nam là địa chỉ uy tín em có thể đến nha. Em tham khảo bài này xem nha. https://drbacsi.com/cham-dut-dau-bung-kinh-bang-bai-thuoc-y-hoc-co-truyen-cua-thac-si-bac-si-do-thanh-ha/. Bác sĩ Đỗ Thanh Hà là người khám chữa trực tiếp tại đây đó.

  12. An Nhiên says: Trả lời

    Trước giờ chỉ biết đau bụng kinh thôi chứ chẳng biết đau bụng nguyên phát rồi thứ phát là gì. Song đọc bài viết này mới biết/ https://drbacsi.com/bac-si-do-thanh-ha-nguoi-giai-thoat-chi-em-khoi-noi-am-anh-dau-bung-kinh/. Hôm nay lại đọc được nguyên nhân đau bụng kinh rồi ngớ ra mình đau bụng kinh quá lâu nhưng lại chẳng biết nguyên nhân là gì. Chắc phải đi khám nhanh cho chắc, nhỡ may do lạc nội mạc tử cung thì nguy hiểm vô cùng.

    1. Phương Mai says: Trả lời

      Đau do nội mạc tử cung thì dữ dội lắm đó bạn ơi, chẳng muốn làm gì luôn, đi còn chẳng nổi ấy. Mình đây, khổ sở cực kỳ luôn. Thế nên mình khuyên bạn hãy đi khám nhanh đi ạ. À, nên tới cơ sở y tế uy tín mà khám nha, phòng khám tư nếu chuyên môn kém khó ra bệnh lắm.

    2. Ngô Thúy says: Trả lời

      Đau bụng kinh thì ai cũng bị nhưng mức độ như thế nào thì tùy vào cơ địa. Lắm khi nó còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nữa. Chẳng hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ đâu ha…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *