Áp xe chân răng ở trẻ – Dấu hiệu và cách điều trị sớm

Áp xe răng là bệnh lý răng miệng xảy ra phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ em và hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị. Cụ thể như mất răng, viêm nội mạc nhiễm trùng, nang do răng, áp xe não… Trường hợp nặng có thể tử vong. Do đó việc ba mẹ hiểu rõ và nắm bắt thông tin về vấn đề này có thể giúp phòng ngừa áp xe chân răng ở trẻ. Đồng thời tránh gây nguy hiểm.

Áp xe chân răng ở trẻ - Dấu hiệu và cách điều trị sớm
Tìm hiểu áp xe chân răng ở trẻ, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị sớm

Áp xe chân răng ở trẻ

Áp xe là hiện tượng vị trí bệnh có dấu hiệu sưng phồng tương tự như nốt phồng rộp hình thành khi lượng mủ được tiết ra và tích tụ lại. Sau đó dẫn đến nhiễm khuẩn. Áp xe răng thể hiện cho tình trạng chân răng hoặc giữa răng và lợi có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Tại vị trí này, mủ tích tụ khiến nướu răng sưng to và hình thành cảm giác đau đớn nghiêm trọng.

Một ổ áp xe có thể phát triển mạnh và lây lan đến những phần khác trong miệng. Cụ thể như hàm, lợi. Đối với trường hợp nặng, bệnh có thể làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác ngay bên trong cơ thể nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Thậm chí ổ áp xe không điều trị có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Thực tế, áp xe chân răng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Thậm chí là trẻ em. Chính vì thế, để phòng ngừa nguy hiểm, ba mẹ nên quan tâm, chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến những biểu hiện lạ, bất thường của trẻ.

Nguyên nhân gây áp xe chân răng ở trẻ 

Việc biết được nguyên nhân gây áp xe chân răng ở trẻ có thể giúp quá trình phòng ngừa bệnh của trẻ diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn. Nguyên nhân chính khiến một ổ áp xe (chân răng có một hoặc nhiều túi mủ xuất hiện xung quanh) hình thành là do khoang miệng bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra một số nguyên nhân phổ biến khác khiến ổ áp xe xuất hiện. Bao gồm:

  • Tổn thương chân răng hoặc răng: Tình trạng tổn thương răng hoặc chân răng có thể xảy ra khi trẻ bị chấn thương do vấp ngã, tai nạn dẫn đến mẻ, vỡ, gãy răng. Tình trạng này khiến răng hình thành các khoảng trống. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và một số tác nhân gây hại khác tích tụ, phát triển và gây viêm nhiễm.
  • Bệnh sâu răng: Bệnh sâu răng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng áp xe chân răng ở trẻ xảy ra. Đặc biệt là khi lỗ sâu hình thành ở chân răng hoặc không được điều trị khiến tủy răng bị viêm.
  • Nghiến răng: Thói quen nghiến răng có thể làm tăng áp lực lên răng, khiến men răng bị mài mòn, răng tổn thương. Điều này giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, sinh sôi và hình thành nên ổ áp xe.

Tình trạng áp xe chân răng có thể xảy ra ở bất kỳ loại răng nào. Tuy nhiên răng hàm thứ 3 được đánh giá là loại răng dễ bị áp xe nhất. Bởi so với các răng khác, đây là răng khó làm sạch nhất, dễ viêm và dễ bị sâu răng nếu không chú ý.

Nguyên nhân gây áp xe chân răng ở trẻ 
Thói quen nghiến răng có thể làm tăng áp lực lên răng, khiến men răng bị mài mòn, răng tổn thương. Từ đó giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, sinh sôi và hình thành nên ổ áp xe

Dấu hiệu nhận biết áp xe chân răng ở trẻ 

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng áp xe chân răng là đỏ và sưng ở bên trong miệng, rất gần với một hoặc hai chiếc răng. Trong trường hợp áp xe răng xảy ra ở trẻ em, vùng răng bệnh và cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện thêm những dấu hiệu sau:

  • Có cảm giác rất đau khi nhai
  • Phồng rộp đỏ xuất hiện ở chân răng
  • Răng bệnh có thể sẽ thay đổi màu, chuyển dần sang màu tối hơn
  • Có mủ chảy ra từ ổ áp xe
  • Trong miệng có vị khó chịu
  • Sưng má và sưng lợi, cứng má
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sốt cao.

Khu vực xung quanh ổ áp xe chân răng trở nên rất nhạy cảm. Khi sử dụng tay sờ, tiếp xúc với thức ăn hoặc tiếp xúc với những thứ khác, trẻ sẽ có cảm giác đau đớn nghiêm trọng. Đối với một vài trường hợp hiếm gặp, ổ áp xe ở chân răng có thể không khiến bệnh nhân đau đớn. Điều này xuất hiện là do bệnh nhân đã mất đi phản xạ với cơn đau.

Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe chân răng ở trẻ

Khi sớm phát hiện và áp dụng các phương pháp điều trị nha khoa thích hợp, tình trạng áp xe ở chân răng có thể được xử lý khá dễ dàng. Tuy nhiên ở một số trường hợp nặng, không điều trị, biến chứng có thể xảy ra. Đa phần những biến chứng phát sinh là kết quả của tình trạng nhiễm trùng lây lan, vi khuẩn hoạt động mạnh khi áp xe không được chữa trị.

Nếu việc điều trị áp xe chân răng bị trì hoãn, trẻ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

  • Mất răng
  • Nang do răng
  • Nhiễm trùng xoang hàm
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Đây là biến chứng nguy hiểm xảy ra khi vi khuẩn di chuyển từ áp xe răng qua các mạch máu. Khi vi khuẩn di chuyển đến tim có thể gây nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
  • Viêm tấy lan tỏa và hoại thư ở sàn miệng. Biến chứng này có thể gây ngạt thở, làm nghẽn tắc đường hô hấp và dẫn đến tử vong
  • Áp xe não. Tình trạng nhiễm trùng não có thể khiến bệnh nhân hôn mê.
Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe chân răng ở trẻ
Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe chân răng ở trẻ

Áp xe chân răng ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?

Áp xe chân răng là bệnh lý nguy hiểm và cần được tiến hành điều trị ngay sau khi có kết quả chẩn đoán. Chính vì thế, bạn cần dưa trẻ đến bệnh viện và gặp nha sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện nêu trên.

Để phát hiện bệnh áp xe chân răng ở trẻ, bác sĩ chuyên khoa thường sẽ sử dụng các cách sau:

  • Khám lâm sàng: Đánh giá mức độ nhạy cảm của răng bằng cách ngõ nhẹ vào răng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ quan sát những biểu hiện xảy ra ở khu vực có răng bệnh.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang răng sẽ được chỉ định đối với những trường hợp có ổ áp xe răng không rõ ràng
  • Chụp CT: Đối với trường hợp bác sĩ nghi ngờ ổ áp xe ở chân răng đã lan sang một hoặc nhiều phần khác của mặt và cổ hoặc tình trạng nhiễm trùng đã lan rộng, chụp CT sẽ được chỉ định.

Phương pháp điều trị áp xe chân răng ở trẻ 

Quá trình điều trị áp xe chân răng ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào các tổn thương, vị trí áp xe và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đối với những trẻ có ổ áp xe chân răng được phát hiện trong giai đoạn sớm, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp hút mủ. Phương pháp điều trị này được thực hiện bằng cách sử dụng dao mổ cắt ổ áp xe và sử dụng nước muối hoặc dung dịch muối sinh lý để làm sạch.

Trong trường hợp răng bệnh đã hoàn toàn bị tổn thương, phương pháp nhổ răng sẽ được chỉ định. Việc loại bỏ răng bệnh có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Đối với những trường hợp ổ áp xe khiến tủy răng bị viêm hoặc bị tổn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị răng bị nhiễm trùng bằng phương pháp rút tủy răng. Phương pháp này giúp răng không bị tổn thương thêm, phòng ngừa tình trạng mất răng vĩnh viễn.

Trong suốt quá trình điều trị áp xe chân răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ hình thành một môi trường chân không tại răng. Đồng thời tiến hành hút hết lượng mủ ra ngoài trước khi bịt lại.

Đối với trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc tình trạng nhiễm trùng đã lây lan sang nhiều phần khác, bác sĩ có thể kê cho trẻ một đơn thuốc có chứa thuốc kháng sinh.

Phương pháp điều trị áp xe chân răng ở trẻ 
Trong trường hợp răng bệnh đã hoàn toàn bị tổn thương, phương pháp nhổ răng sẽ được chỉ định. Loại bỏ răng bệnh có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng

Biện pháp giảm đau do áp xe chân răng tại nhà

Không có phương pháp điều trị áp xe chân răng tại nhà. Tuy nhiên một số biện pháp có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng đau nhức do ổ áp xe gây ra. Để giảm đau bạn có thể giúp trẻ áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng

Bạn cho vào túi vải một vài viên đá nhỏ. Sau đó áp túi đá lên các vị trí đang bị đau nhức trong khoảng thời gian từ 12 – 20 phút hoặc áp dụng thời gian chỉ định của bác sĩ. Biện pháp chườm lạnh khi được áp dụng có thể giúp trẻ cải thiện tốt cơn đau. Đồng thời giúp giảm sưng và giảm viêm.

Kháng viêm, giảm đau, chống nhiễm trùng bằng tỏi

Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này có thể giúp trẻ giảm đau hiệu quả. Để giảm đau cho trẻ, bạn sử dụng một tép tỏi rửa sạch và loại bỏ vỏ. Sau đó thái nhỏ và cho trẻ nhai.

Trong trường hợp trẻ không muốn nhai tỏi, bạn có thể mang tép tỏi nghiền nhỏ, vắt lấy phần nước cốt. Sử dụng phần nước cốt này để thoa lên những khu vực đang bị nhiễm trùng.

Sử dụng tinh dầu đinh hương để giảm đau, chống khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan

Những dưỡng chất được tìm thấy trong tinh dầu đinh hương có thể giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan, kháng nấm, chống khuẩn. Bên cạnh đó, việc sử dụng loại tinh dầu này còn giúp bạn loại bỏ tình trạng nhiễm trùng, giảm đau và chống viêm.

Để giúp trẻ giảm đau do áp xe chân răng, bạn có thể cho trẻ chải răng với một lượng vừa đủ tinh dầu đinh hương. Ngoài tinh dầu đinh hương, bạn có thể sử dụng tinh dầu rau oregano và tinh dầu bạc hạ. Hai loại tinh dầu này cũng mang những tác dụng tương tự như đinh hương.

Sử dụng tinh dầu đinh hương để giảm đau
Sử dụng tinh dầu đinh hương để giảm đau, chống khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan

Súc miệng với nước muối ấm giảm đau, loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan

Để giảm đau, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan, bạn có thể cho trẻ súc miệng với nước muối ấm sau khi đã đánh răng sạch sẽ. Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý, không cho trẻ sử dụng nước muối quá mặn. Độ mặn của nước muối ấm phải đạt ở mức vừa phải để phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.

Cải thiện tình trạng đau nhức do áp xe chân răng bằng cách súc miệng với nước giấm táo pha loãng

Súc miệng với giấm táo cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau nhức do áp xe chân răng hiệu quả. Để thực hiện, bạn hãy pha một thìa giấm táo cùng với một cốc nước ấm.

Sau khi đánh răng sạch sẽ, ba mẹ cho trẻ súc miệng với nước giấm táo trong 2 phút. Bạn cần lưu ý không cho trẻ nuốt dung dịch này.

Dùng dầu ô liu loại bỏ tình trạng nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đỏ và giảm đau

Bên trong dầu ô liu là một hàm lượng lớn eugenol. Đây là một chất hóa học có khả năng loại bỏ tình trạng nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Đồng thời giúp giảm đau và cải thiện tình trạng sưng đỏ.

Khi sử dụng dầu ô liu để giảm đau, bạn hãy dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm vào dầu. Sau đó bôi dầu ô liu vào khu vực có ổ áp xe. Trẻ có thể uống nước và súc miệng sau 15 phút thoa dầu oliu.

Dùng dầu ô liu loại bỏ tình trạng nhiễm trùng
Dùng dầu ô liu loại bỏ tình trạng nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đỏ và giảm đau

Biện pháp dự phòng áp xe chân răng ở trẻ

Để làm giảm nguy cơ áp xe chân răng ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý và cho trẻ áp dụng một số biện pháp sau:

  • Bạn cần giúp trẻ duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thật tốt. Bởi đây là chìa khóa trong việc dự phòng tất cả vấn đề, bệnh lý liên quan đến lợi và răng. Bạn cần đảm bảo trẻ đã chải răng đủ 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám vào kẽ răng.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều đường như chocolate, bánh ngọt, kẹo… Ngoài ra bạn cũng tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có độ dính cao như nho khô, kẹo dẻo, trái cây sấy… Bởi đây đều là những loại thực phẩm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, hoạt động mạnh và tiết ra nhiều acid có hại cho răng.
  • Cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. Thay bàn chải 2 tháng/ lần hoặc thay bàn chải khi lông chải có dấu hiệu bị xơ.
  • Ba mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại kem đánh răng có thành phần là fluor. Ngoài ra bạn cũng có thể cho trẻ áp dụng biện pháp sử dụng fluor toàn thân. Cụ thể như fluor hóa nước uống, fluor hóa muối ăn, dùng viên fluor. Bởi biện pháp này có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng của mô cứng răng.
  • Sau khi ăn, bạn nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Bên cạnh đó bạn có thể cho trẻ sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn sau khi đánh răng hai lần mỗi ngày.
  • Bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay lập tức khi nhận thấy lợi hoặc răng của trẻ có bất kỳ tổn thương nào.
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ là một biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng áp xe chân răng và một số bệnh răng miệng khác.
Biện pháp dự phòng áp xe chân răng ở trẻ
Đưa trẻ đi khám răng định kỳ là một biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng áp xe chân răng và một số bệnh răng miệng khác

Áp xe chân răng ở trẻ là một bệnh nguy hiểm. Bệnh có khả năng hình thành nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, ba mẹ nên quan sát và đưa trẻ đến bệnh nha khoa khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường. Hơn thế, bạn cần cho trẻ áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả để tránh bệnh hình thành. Đồng thời tránh mắc phải các rủi ro không mong muốn.

Ngày Cập nhật 14/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *