Áp xe lợi răng khôn nguy hiểm không ? Làm sao khỏi?

Áp xe lợi răng khôn là tình trạng nha khoa nguy hiểm có thể dẫn đến biến chứng tim mạch, thần kinh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng khiến bệnh nhân tử vong. Do đó người bệnh cần tỉnh táo nhận diện áp xe sớm để phòng tránh rủi ro.

Áp xe lợi răng khôn nguy hiểm không ? Làm sao khỏi?
Áp xe lợi răng khôn là triệu chứng nguy hiểm có thể phát triển thành nhiều biến chứng

Tìm hiểu về triệu chứng áp xe lợi răng khôn

Áp xe lợi răng khôn là gì?

Áp xe lợi răng khôn là một triệu chứng của bệnh áp xe răng. Khi vùng lợi tại răng khôn bị viêm nhiễm hình thành bọc mủ trong mô của cơ thể. Áp xe lợi răng khôn là triệu chứng nhiễm trùng khu trú, khu vực áp xe có mủ của mô nha chu.

Những dạng áp xe răng miệng có ảnh hưởng đến mô nha chu gồm có áp xe nha chu, áp xe nướu, áp xe quanh thân răng và áp xe quanh chóp.  Tình trạng áp xe lợi răng khôn có thể gây ra những triệu chứng rung bình hoặc tiến triển nghiêm trọng phụ thuộc vào cơ địa, cũng như cách chăm sóc của người bệnh.

Vị trí răng khôn số 8 lại là chiếc răng dễ gặp phải những vấn đề viêm và áp xe nhất vì đây là chiếc răng mọc sau cùng trong hệ thống cung hàm. Do đó, có những trường hợp răng khôn không có đủ khoảng trống để trồi lên đúng vị trí. Điều này gây ra tình trạng tổn thương và viêm khi nó tác động đến vùng lợi lân cận.

Biểu hiện đặc trưng của áp xe lợi răng khôn là lợi ửng đỏ, đau, nóng, và sưng to thành cục. Nếu dùng tay đè lên có cảm giác như một túi chất lỏng, đè mạnh. Diện tích bị sưng đỏ thường lan rộng nằm ngoài vùng sưng.

Bệnh áp xe lợi răng khôn nói riêng và áp xe lợi nói riêng thường xảy ra do nhiễm khuẩn. Có nhiều loại vi khuẩn hình thành ổ nhiễm trùng. Trong đó vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh là Staphylococcus aureus kháng Methicillin.

Nguyên nhân gây áp xe lợi răng khôn

Tình trạng áp xe lợi răng khôn có nguyên nhân nhân chính xuất phát từ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Khi răng bị tổn thương, nhiễm trùng tạo thành áp xe răng. Ngoài ra, vị trí mọc răng khôn bị hạn chế cũng gây bít tắc hoạt động của túi nha chu, hoặc do nhồi nhét thức ăn, dị vật mà gây ra triệu chứng viêm dẫn đến áp xe.

Những yếu tố này làm cản trở hoạt động dẫn lưu các chất xuất tiết gây viêm khu vực mô cận túi nha chu. Áp xe lợi răng khôn là tình trạng phổ biến ở đối tượng trưởng thành, trẻ em hiếm khi xảy ra do trẻ chưa mọc răng khôn. Thông thường, nếu trẻ bị dị vật đâm vào mô nha chu thì mới có nguy cơ xảy ra áp xe lợi.

nguyên nhân áp xe lợi răng khôn
Áp xe lợi răng khôn là triệu chứng xảy ra do vi khuẩn xâm nhập tại vị trí nướu răng khôn

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên. Tình trạng Áp xe lợi nha chu còn xảy ra do xúc tác ảnh hưởng từ các yếu tố sau:

  • Do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh tạo ra các mảng bám dính trên răng. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây viêm.
  • Trường hợp người bệnh bị viêm tủy răng hoặc do chấn thương răng không điều trị triệt để sẽ gây biến chứng áp xe lợi răng khôn. 
  • Do chấn thương khiến răng bị gảy hoặc mẻ, men răng bị vỡ tại vị trí lợi răng khôn khiến vi khuẩn phá hủy tủy răng và gây nhiễm trùng tủy răng.
  • Do thức ăn thừa mắc kẹt ở vị trí mọc răng khôn lâu ngày, từ đó hình thành vi khuẩn khiến chân răng bị viêm nhiễm dẫn đến áp xe lợi vùng chân răng khôn.
  • Do sâu răng tại răng hàm cận nhưng lại không chữa trị kịp thời khiến vi khuẩn phát triển và gây áp xe tại vùng mọc răng khôn.
  • Khi bị sâu răng, số lượng vi khuẩn tồn tại gây ảnh hưởng đến tủy và khiến lợi sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe lợi vùng chân răng.

Triệu chứng áp xe lợi răng khôn

Tình trạng áp xe lợi răng khôn có những biểu hiện âm thầm, đến khi biểu hiện rõ rệt thì bệnh đã nặng hơn. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm: sưng, đỏ, nổi cục, chảy mủ, đau nhức ngay cả khi chạm nhẹ. Đồng thời, áp xe cũng có thể khiến bệnh nhân sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục nhiều ngày.

  • Đau nhức răng khôn.
  • Nhai đau và ê răng lúc nóng hoặc lạnh.
  • Có vị đắng trong miệng.
  • Hơi thở hôi, có mủ tại chân răng.
  • Thân nhiệt tăng cao, nóng, sốt.
  • Sưng hạch cổ, đau nhức cơ thể.
  • Hàm trên hoặc hàm dưới sưng.
Áp xe lợi răng khôn nguy hiểm không ?
Áp xe lợi răng khôn gây ra những cơn đau nhức hàm nghiêm trọng lan đến đầu

Áp xe răng khôn có nguy hiểm không?

Tình trạng áp xe là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm nhiễm trong nha khoa nói riêng và các vị trí khác nói chung. Răng khôn bị áp xe có biến chứng nhẹ như sốt, sưng tương đối không nghiêm trọng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi không chú trọng đến điều trị, người bệnh có thể xuất hiện nhiều biến chứng ảnh hưởng đế sức khỏe toàn thân.

Hậu quả của tình trạng áp xe răng không có thể tiến triển nghiêm trọng thành tăng đường huyết. Triệu chứng xảy ra khi hiện tượng oxy hóa và đường hóa các protein và lipid tích lũy với nồng độ lớn trong mô. Từ đó gia tăng huyết tương ở nướu đối với bệnh nhân tiểu đường.

Biến chứng gây tổn thương nghiêm trọng, đối với răng khôn có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong trường hợp thờ ơ điều trị, bệnh có thể phát triển thành biến chứng nguy hiểm như:

– Áp xe không vỡ và thông hết dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lan đến vùng răng khỏe mạnh cận kề, ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm và các khu vực khác của đầu và cổ.

– Tình trạng ổ mủ vỡ dễ khiến mủ chảy vào trong miệng,  vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống mạch máu đến tim gây ra nhiễm trùng, nếu vi khuẩn xâm nhập đến não có thể gây hôn mê.

– Viêm mô tế bào lan tỏa tại ngách hành lang và gây áp xe ở vòm miệng, vùng má và sàn miệng. Triệu chứng có thể lan rộng sang hố thái dương và gây sưng mặt ngoài.

– Trường hợp vi khuẩn lan rộng xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm. Nếu nặng, người bệnh có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp, suy hô hấp dẫn đến tử vong.

– Áp xe răng có thể gây sâu răng lan rộng và viêm tủy cấp. Do đó vi khuẩn có thể phát triển lan rộng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ, gây đau nhức và viêm nhiễm nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị áp xe lợi răng khôn

Cách điều trị áp xe lợi răng không chủ yếu là nhỏ bỏ răng khô nếu tiến triển của bệnh nghiêm trọng. Đối với những trường hợp răng khôn mọc thẳng hàng, áp xe chưa biến chứng và không gây ảnh hưởng đến hệ thống răng xung quanh thì điều trị cơ bản bằng thuốc kháng sinh. Để giảm đau do áp xe, người bệnh sử dụng nước muối ấm để súc miệng và kiềm hãm tình trạng nhiễm trùng.

điều trị áp xe lợi răng khôn
Điều trị áp xe lợi răng khôn bằng cách nhổ răng khô là chủ yếu

Ngoài ra việc điều trị áp xe lợi răng cũng chịu ảnh hưởng từ việc răng khôn có mọc thẳng hàng hay mọc lệch, mọc ngầm. Tùy từng tình trạng mà triệu chứng có thể được khắc phục bằng những cách sau:

  • Đối với răng khôn mọc thẳng hàng

Nếu răng khôn mọc thẳng và không gây ra những ảnh hưởng đến răng lân cận thì bị bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng kháng sinh với mục đích chính là  chống nhiễm trùng, sau đó có thể kết hợp sử dụng nước muối súc miệng để làm dịu cơn đau.

Nếu người bệnh vẫn giữ lại răng này thì bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt bỏ toàn bộ phần lợi phủ, để lộ toàn bộ mặt nhai. Sau phẫu thuật loại bỏ lợi phủ, bệnh nhân cần phải chú ý giữ vệ sinh răng miệng để phòng ngừa tình trạng sâu răng cũng như các bệnh lý liên quan có thể tái phát triển trong tương lai.

  • Đối với răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Áp xe lợi răng khôn thường xảy ra ở những trường hợp răng khôn mọc lệch. Bên cạnh các biện pháp giúp giữ lại răng khôn mọc thẳng và bảo vệ răng hàm số 1 số 2 thì các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh nhổ bỏ răng khôn bị áp xe. Vì răng khôn mọc không đúng vị trí sẽ gây đau nhức và khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh lân cận.

Để tránh biến chứng và tình trạng tái nhiễm, thì việc nhổ răng khôn là phương án tốt nhất. Có thể yên tâm vì răng khôn không có chức năng đặc biệt nào trên cung hàm. Do đó việc giữ răng lại để điều trị chỉ thêm phần tốn kém và khả năng tái viêm cũng cao hơn.

Cách phòng ngừa áp xe lợi răng khôn hiệu quả

Bạn có thể chủ động phòng tránh áp xe lợi răng khôn bằng cách chú ý hơn đến việc vệ sinh và bảo vệ răng miệng tại nhà. Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn được các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo để hạn chế những rủi ro xảy ra khi tổn thương răng khôn. Vì răng khôn có liên kết với thần kinh, do đó phương pháp điều trị tốt nhất là phòng bệnh từ ban đầu.

Thực chất lợi răng khôn bị áp xe không nguy hiểm nhưng những biến chứng của bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bệnh nhân. Ngoài cách chăm sóc răng miệng thường xuyên, làm sạch mảng bám đề phòng sâu răng, viêm nha chu, cũng như áp xe chân răng thì người bệnh cần nhớ:

– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám giữa hai kẽ răng và chân răng.

– Đánh răng hàng ngày từ 2-3 lần, sau khi ăn súc miệng sạch để loại bỏ vụn thức ăn.

– Chú ý vệ sinh răng trong cùng sạch sẽ, nhất là những khu vực kẽ giữa răng hàm và răng khôn.

– Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước sức miệng có chứa flour để hỗ trợ làm sạch mảng bám vi khuẩn tuyệt đối.

– Đánh răng kỹ sau khi ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, tốt nhất nên hạn chế các thực phẩm này để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh. 

– Cần phải khám răng định kì 6 tháng một lần để sớm phát hiện ra những dấu hiệu sớm của bệnh để điều trị.

Áp xe lợi răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh gây ra cơn đau nhức nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống của người bệnh. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ áp xe nên đến bác sĩ Nha khoa điều trị càng sớm càng tốt.

Ngày Cập nhật 11/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *