Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng chảy máu chân răng là một bệnh lý phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Đây là một loại bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng và gây nên những bất lợi trong quá trình ăn uống của người bệnh và xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng khôn lường.

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không
Bị nhiệt miệng kèm theo chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng

Nguyên nhân chính khiến bé xuất hiện các nốt nhiệt miệng kèm theo chảy máu chân răng là do nhiệt miệng gây nên. Khi bé gặp phải vấn đề này, các bậc phụ huynh có thể quan sát được ở môi, nướu, lưỡi và má của trẻ xuất hiện các vết lở loét nhỏ có màu trắng, hình bầu dục hoặc hình tròn và số lượng sẽ tùy vào tình trạng của bé mà nhiều hay ít. 

Từ biểu hiện những vết loét đó, khi cha mẹ cho con trẻ ăn những món ăn mặn, nhiều đồ cay hoặc nóng sẽ dẫn đến tình huống thức ăn có sự cọ xát với bề mặt của những vết loét và chân răng của trẻ bị chảy máu. Ngoài ra, đa phần các bé bị bệnh lý nhiệt miệng khoang miệng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ, để rồi từ đấy gây nên tình trạng nướu bị viêm nhiễm, sưng lên và gây ra biểu hiện  chảy máu chân răng. 

Trong một số trường hợp nguyên nhân bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng là do bé cắn vào lưỡi, môi trong quá trình ăn uống – nơi có những vết lở loét trên miệng nên dễ dàng khiến cho lợi răng chảy máu. Nếu bậc phụ huynh quá lơ là với vấn đề này thì có thể khiến trẻ bị mất máu, thiếu máu, nguy hiểm hơn là viêm lợi, viêm chân răng đặc biệt nguy hiểm. 

Biểu hiện bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng

Bé bị nhiệt nhiệt miệng chảy máu chân răng có biểu hiện là những vết lở loét trên miệng, môi nướu gây đau rát mỗi khi ăn uống và chân răng bị chảy máu. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện khác như:

  • Miệng trẻ bị đau và rát
  • Sốt một cách đột ngột lười ăn và biếng ăn xảy ra ở bé
  • Đầu lưỡi đỏ loét
  • Bé lúc nào cũng cảm thấy uể oải, mệt mỏi và nhõng nhẽo quấy khóc. 

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Khi trẻ gặp phải tình trạng này, nếu được phụ huynh đưa con đi bác sĩ nha khoa điều trị kịp thời thì không đáng lo ngại. Trong những trường hợp bệnh nặng hơn thì có thể gây ra những biến chứng cho răng miệng. 

Để đối phó với tình trạng bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng, các bậc phụ huynh có thể: 

  • Hướng dẫn và tập thói quen cho trẻ đánh răng mỗi ngày hai lần sáng và tối để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho miệng, nướu và răng. Các ông bố bà mẹ nên chuẩn bị cho con những chiếc bàn chải lông mềm mịn để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng các vết thương trong khoang miệng. 
  • Súc miệng thường xuyên mỗi ngày với nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý mà bạn có thể tìm thấy và mua ở những cửa hàng. Mỗi ngày, bố mẹ có thể cho con súc miệng 4 lần để giúp diệt khuẩn nhanh và các vết lở loét nhanh chóng phục hồi. 
  • Hãy cho bé uống thật nhiều nước để giữ nước trong cơ thể, để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng do mất nước gây nên nghiêm trọng. Đồng thời nước giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Cho bé ăn uống những thực phẩm tốt cho bản thân như thức ăn mềm, lỏng để bé dễ nuốt, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bệnh. 
  • Trong trường hợp bé bị nhiệt nhiệt chảy máu chân răng không có dấu hiệu giảm bớt thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở gần nhất để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân, cách điều trị cho bé. 

Cách phòng ngừa bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng

Không nên cho bé sử dụng nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng
Không nên cho bé sử dụng nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng

 Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ nóng, cay chứa nhiều chất dầu mỡ như thức ăn nhanh, gà rán, pizza, khoai tây chiên,… vì đây là những nguyên nhân khiến bé bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng. Thay vào đó, cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. 

Bổ sung đầy đủ các nguồn dinh dưỡng cho con như thực phẩm giàu chất sắt, vitamin C, vitamin B12,…

Trên đây là một số thông tin mang tính tham khảo về bệnh lý bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng chúng tôi muốn đưa ra cho mọi người tham khảo và nắm vững một số nguyên nhân, biểu hiện cũng như các phòng ngừa, điều trị. Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến vấn đề này có thể đến trực tiếp cơ sở y tế gần nhất để được giải đáp và hướng dẫn. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 25/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *