Bệnh áp xe răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng là tình trạng một khối mềm màu hồng hoặc đỏ bao quanh răng, gây ra những cảm giác đau nhói khó chịu khi mắc phải. Vậy căn bệnh này có thực sự nguy hiểm không và gây ra những biến chứng nghiêm trọng nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này.

Bệnh áp xe răng có nguy hiểm không?
Bệnh áp xe răng có nguy hiểm không?

Bệnh áp xe răng có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc

Áp xe răng là một trong những bệnh lý về răng miệng khiến không ít người hoang mang và lo lắng bởi những cơn đau nhói khó chịu. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do các loại vi khuẩn hình thành nên các bệnh răng miệng khác như: viêm lợi, viêm chân răng, viêm nướu răng, sâu răng,… đã tiết ra những độc tố làm tổn thương vùng nướu, khiến cho nướu bị sưng tấy và áp xe răng.

Bệnh áp xe răng nói riêng và bệnh răng miệng khác nói chung đều gây ra những cơn đau nhức răng khó chịu, đôi khi có thể khiến người bệnh phải quạu bởi cảm giác đau răng nhức nhối. Ngoài ra còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: chân răng xuất hiện mủ, hơi thở có mùi hôi, răng trở nên nhạy cảm hơn với đồ lạnh, đồ nóng,…

Bệnh áp xe răng là bệnh răng miệng có diễn biến rất phức tạp và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chức năng răng
Bệnh áp xe răng là bệnh răng miệng có diễn biến rất phức tạp và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chức năng răng

Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh áp xe răng là một trong những bệnh lý răng miệng có diễn biến rất phức tạp và có thể là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe nói chung và chức năng răng miệng nói riêng. Căn bệnh này được khởi phát do một số bệnh lý răng miệng khác đã làm cho vùng nướu hình thành ổ nhiễm như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu,… Bệnh áp xe răng nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ lúc khởi phát có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tình trạng nhiễm trùng càng trở nên nghiêm trọng hơn, có nguy cơ nhiễm trùng và lây lan sang những vùng răng khỏe mạnh khác;
  • Tình trạng áp xe răng có thể khiến cho một số mô tế bào của các bộ phận khác cũng bị tổn thương như: vòm miệng, sàn miệng, má, dưới hàm,…;
  • Vi khuẩn ở trong ổ áp xe răng có thể tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới cằm hay dưới hàm gây nên tình trạng nhiễm trùng. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong;
  • Răng bị lung lay, chân răng không còn đủ khỏe để bám vào phần hàm, khi đó gây ra hiện tượng mất răng.

Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Tốt nhất, người bệnh nên tìm gặp nha sĩ để được tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng và tìm rõ nguyên nhân gây bệnh.

Những phương pháp điều trị bệnh áp xe răng hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý đang mắc phải để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Tiến hành điều trị các bệnh lý về răng miệng để các vi khuẩn không còn cơ hội để tấn công và hình thành áp xe răng. Về nguyên tắc chung là phải loại bỏ ổ nhiễm trùng ở răng miệng, bảo tồn sức khỏe và chức năng của răng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần hết sức lưu ý để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị áp xe răng thông dụng nhất hiện nay:

# Súc miệng bằng nước muối ấm

Việc súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm dịu các cơn đau nhức răng, vệ sinh khoang miệng được sạch sẽ, loại trừ các bức ăn dư thừa, mẩu mụn gây kích ứng áp xe răng. Bạn chỉ cần cho một ít muối biển vào trong ly nước ấm, khuấy tan rồi sử dụng để súc miệng. Thực hiện mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần.

# Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau

Điều trị áp xe răng bằng thuốc Tây y luôn là phương án được nhiều người bệnh nghĩ đến. Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau với các thành phần như: Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen,…

Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: tăng khả năng nhiễm trùng, kích ứng da, buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt,…

Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau điều trị bệnh áp xe răng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nha sĩ
Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau điều trị bệnh áp xe răng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nha sĩ

# Dẫn lưu mủ

Nha sĩ hoặc chuyên viên y tế có chuyên môn sẽ tiêm thuốc gây tê quanh vùng răng bị áp xe. Khi thuốc gây tê đã hiệu nghiệm, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, sau đó dẫn lưu hết mủ để đi ra ngoài.

# Rút tủy răng

Quá trình rút tủy răng sẽ được thực hiện bởi các nha sĩ có chuyên môn và được thực hiện tại ngay phòng khám có đầy đủ trang thiết bị. Nha sẽ có thể khoan răng và tiến hành rút bỏ tủy răng bị nhiễm trùng, khử trùng toàn bộ ống tủy, lắp đầy vào bên trong răng. Sau đó sử dụng trám sứ hoặc chụp mão răng để bịt răng.

# Nhổ răng

Nhổ răng là biện pháp cuối cùng trong các biện pháp điều trị áp xe răng. Biện pháp điều trị này thường được chỉ định đối với những trường hợp không thể rút tủy răng. Quy trình nhổ răng được thực hiện khá nhanh, có thể chỉ mất vài phút. Ở những trường hợp răng bị áp xe là răng hàm, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ, sau đó cắt các mô nướu quanh răng, dùng kẹp để nhỏ răng ra khỏi hàm.

Nhổ răng là biện pháp cuối cùng trong việc điều trị bệnh áp xe răng
Nhổ răng là biện pháp cuối cùng trong việc điều trị bệnh áp xe răng

Bệnh áp xe răng cần lưu ý đến những đề gì?

Trong quá trình điều trị bệnh áp xe răng, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề trong việc chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng. Cụ thể hơn:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và sử dụng nước súc miệng ít nhất mỗi ngày 2 lần;
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì sử dụng tăm xỉa răng để loại bỏ các thức ăn thừa nằm trong kẽ răng;
  • Khám răng miệng định kỳ mỗi năm khoảng 1 – 2 lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng;
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn những thức ăn cứng, cay, nóng. Trong thời gian mắc bệnh áp xe răng, bạn nên sử dụng thức ăn mềm đề hạn chế tối đa việc nhai và nghiền nát thức ăn. Hạn chế sử dụng các đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều đường trước khi đi ngủ;
  • Luôn giữ tinh thần được thoải mái, tránh mệt mỏi và căng thẳng quá lâu. Việc căng thẳng hay mệt mỏi quá lâu cũng có thể khiến cho bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dư thừa trong kẽ răng thay vì sử dụng tăm tre
Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dư thừa trong kẽ răng thay vì sử dụng tăm tre

Tóm lại, bệnh áp xe răng là một trong những bệnh răng miệng nguy hiểm gây ra nhiều mặt tiêu cực đối với sức khỏe và chức năng răng miệng. Vì thế, bạn cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh gặp phải những biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, tiến hành thăm khám tại các cơ sở nha khoa để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải, từ đó đề ra phương án điều trị phù hợp.

Ngày Cập nhật 11/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *