Bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Chế độ ăn uống luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân, bệnh nhiệt miệng cũng không phải ngoại lệ. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh lý. Vậy bệnh nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì và cần kiêng những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Người bệnh nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì và kiêng gì để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng?
Người bệnh nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì và kiêng gì để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng?

Nếu nhắc bệnh phổ biến của người vào những ngày hè nắng nóng thì không thể không nhắc đến bệnh nhiệt miệng. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn và trẻ em. Bệnh nhiệt miệng gây ra không ít sự khó chịu, đau đớn khi ăn uống, thậm chí gặp khó khăn trong việc phát âm. Để bệnh lý không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bạn cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt hoặc thay đổi một số cách chăm sóc sức khỏe răng miệng. 

Bên cạnh đó, trong quá trình bị nhiệt miệng, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học và kiêng cữ một vài thức ăn gây nóng trong người để rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý trong, cụ thể như sau:

Bệnh nhiệt miệng nên ăn những gì để bệnh lý được cải thiện nhanh chóng?

Trong quá trình mắc bệnh nhiệt miệng, bên cạnh việc tiến hành điều trị, bạn cũng cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống. Bởi chế độ ăn uống khoa học cũng chính là liệu pháp giúp bệnh lý được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Và dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh nên quan tâm và bổ sung vào bữa ăn hàng ngày:

1. Bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh để làm mát cơ thể

Không chỉ riêng gì các đối tượng bị nhiệt miệng, rau xanh cũng chính là thực phẩm dường như không thể thiếu ở mọi đối tượng, với công dụng chính là làm mát cơ thể và cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu. Bạn có thể phối hợp các loại rau xanh trong một số món ăn kèm thịt như canh, xào, luộc hoặc có thể ép lấy nước ép để sử dụng.

Bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh để làm mát cơ thể
Bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh để làm mát cơ thể

2. Ăn các loại đậu để rút ngắn thời gian cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Đậu là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như vitamin rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là đậu xanh và đậu đen. Hai loại đậu này được đánh giá là rất cần thiết cho các đối tượng bị nhiệt miệng. Trong Y học cổ truyền, đậu đen và đậu xanh có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khá hiệu quả.

Các đối tượng bị nhiệt miệng có thể sử dụng các loại đậu trong một số món hầm hay nấu chè với hương vị thơm ngon theo sở thích cá nhân. Chắc hẳn, tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ cải thiện một cách nhanh chóng.

3. Bổ sung nhiều loại trái cây khi bị nhiệt miệng

Trái cây (hoa quả tươi) là món ăn cực kỳ dễ ăn và mọi đối tượng đều thích. Đây cũng chính là loại thực phẩm mà các đối tượng bị nhiệt miệng không nên bỏ qua. Ngoài công dụng đẩy lùi bệnh nhiệt miệng, các loại trái cây còn có tác dụng phòng ngừa bệnh nhiệt miệng hình thành và phát triển.

Mỗi tuần, bạn nên luân phiên thay đổi các loại trái cây khác nhau thay vì mãi sử dụng một món hoặc ép lấy nước uống để sử dụng. Các loại trái cây được các chuyên gia khuyên dùng dành cho các đối tượng bị nhiệt miệng như: chuối, đu đủ, cà chua, việt quất, dưa hấu, anh đào (cherry),…

4. Một số loại thịt rất tốt cho người bị nhiệt miệng

Song song việc bổ sung các loại rau xanh, các đối tượng bị nhiệt miệng cũng nên bổ sung thêm một số loại thịt như thịt vịt, thịt ngan, thịt heo, thịt ba ba,… Những loại thịt này có tác dụng làm mát cơ thể, cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Bạn có thể sử dụng các loại thịt này trong một số món ăn luộc hoặc xào kèm với rau. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều, bởi vì, việc sử dụng quá nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ ngược lại và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các loại đồ uống khi bị nhiệt miệng cần bỏ túi ngay

Theo quan niệm của dân gian, bệnh nhiệt miệng được khởi phát là do nóng trong người gây nên, khi người bệnh sử dụng quá nhiều đồ ăn cay, nóng. Về nguyên tắc, trị nhiệt miệng phải trị từ bên trong, cân bằng lượng nước trong cơ thể và luôn giữ mát cho cơ thể. Ngoài việc bổ sung các món ăn giàu chất dinh dưỡng, người bệnh nên bổ sung thêm một số loại đồ uống để triệu chứng của bệnh nhiệt miệng được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Đó có thể là một số loại đồ uống dưới đây:

Các loại thức uống mà người bệnh nhiệt miệng không nên bỏ qua
Các loại thức uống mà người bệnh nhiệt miệng không nên bỏ qua

1. Nước là một loại đồ uống không thể thiếu khi bị nhiệt miệng

Nước là điều tất yếu không thể thiếu đối với cơ thể con người. Sống thiếu nước có thể phát sinh ra nhiều bệnh lý khác, trong đó có cả bệnh nhiệt miệng. Do đó, bạn nên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày ít nhất 2 lít nước lọc để cơ thể không bị khô. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung cho cơ thể nhiều loại đồ uống khác từ râu ngô, chè xanh, bột sắn,… những loại đồ uống này ngoài công dụng cung cấp cho cơ thể lượng nước mà còn bổ sung nhiều loại dưỡng chất thiết yếu khác.

2. Nước rau má rất tốt cho các đối tượng bị nhiệt miệng

Với những ngày hè nắng nóng, có lẽ bạn sẽ không bỏ qua một ly nước mát mát lạnh, thanh mát. Và bạn sẽ không ngờ đến ly nước mía đó lại có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các đối tượng bị nhiệt miệng. Theo sự ghi nhận của các chuyên gia, thành phần hợp chất triterpenoids có trong lá rau má chứa hàm lượng khác cao, có tác dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, chống các tác nhân khiến cho các vết loét trở nặng.

Để có được một ly rau má, bạn cần chuẩn bị một ít rau má tươi, nhặt bỏ phần lá úng, héo rồi đem đi rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn. Sau đó cho toàn bộ vào trong máy xay, thêm một ít nước. Lọc bỏ phần bả và chỉ lấy phần nước cốt. Thêm đường và đá lạnh là có thể sử dụng ngay.

3. Nước cam vắt giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Thành phần vitamin C chiếm khá lớn là vấn đề chắc hẳn ai cũng đều biết. Thành phần này tuy không có tác dụng cải thiện chứng nhiệt miệng, nhưng lại có tác dụng không hề nhỏ đối với sức khỏe con người, giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, thành phần folate và vitamin B có trong nước cam chiếm không kém, có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành nhanh chóng các vết thương do bệnh nhiệt miệng gây nên.

Với một ly nước cam mỗi ngày, những cơn đau rát khó chịu, chứng nóng trong người dần được cải thiện một cách nhanh chóng. Bạn cũng có thể pha thêm một ít mật ong để tăng công dụng. Bởi vì, bạn cần biết, trị nhiệt miệng bằng mật ong cũng chính là một trong những mẹo vặt của dân gian được nhiều người biết đến.

4. Dùng nước khế chua chữa bệnh nhiệt miệng

Quả khế chua được giới chuyên môn đánh giá là loại quả có chứa hàm lượng Vitamin C khá lớn, có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt là giúp cải thiện tình trạng viêm loét miệng do bệnh nhiệt miệng gây nên. Một lưu ý khác mà người bệnh cần nhớ đến, nên sử dụng loại quả khá chua thay vì sử dụng những quả đã chín, bởi vì hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như hàm lượng Vitamin C ở những loại quả khế chua chín không bằng quả khế chua.

Để có ngay một ly nước khế chua cải thiện tình trạng nhiệt miệng cũng như giải khát cho mùa hè nắng nóng, bạn chỉ cần chuẩn bị một vài quả khế chua còn tươi. Đem rửa qua nhiều lần với nước sạch rồi đem ép lấy phần nước để uống. Kết quả sẽ thấy rõ chỉ sau 3 – 5 ngày kiên trì sử dụng.

5. Uống nước trà đen để cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Trà đen cũng được giới chuyên môn đánh giá là một trong những loại đồ uống có tác dụng khá nhiều đối với bệnh nhiệt miệng. Bởi trong loại đồ uống này có chứa một lượng tanin khá lớn. Thành phần này có tác dụng khá lớn trong việc cải thiện tình trạng viêm loét.

Mỗi ngày, bạn có thể sử dụng một ly trà đen khoảng 500 – 750 ml để uống. Bên cạnh đó, để đẩy lùi nhanh bệnh nhiệt miệng, bạn cũng có thể sử dụng túi trà đã sử dụng để đắp trực tiếp lên vị trí bị tổn thương khoảng 3 – 5 phút.

Bị nhiệt miệng không nên kiêng những đồ ăn thức uống nào?

Bên cạnh việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng nhiệt miệng, người bệnh nhiệt miệng cũng cần kiêng cử thêm một số thức ăn hay thực phẩm khác. Bởi những thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng nhiệt miệng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số thức ăn, thực phẩm mà người bệnh nhiệt miệng cần lưu ý như:

1. Thực phẩm cay nóng – Người bị nhiệt miệng nên hạn chế sử dụng

Theo quan niệm của dân gian, bị nhiệt miệng thường được hình thành do cơ thể nóng trong người. Do đó, các đối tượng bị nhiệt miệng được khuyến cáo hạn chế sử dụng các loại thức ăn có chứa nhiều ớt cay, tiêu, tỏi, gừng, hành tím khô,… Bởi những thực phẩm này có tính nóng, dễ khiến cho bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các loại nước mắm hay thịt chó cũng được khuyến cáo hạn chế sử dụng.

Những đồ ăn cay nóng - Đối tượng bị nhiệt miệng nên tránh xa
Những đồ ăn cay nóng – Đối tượng bị nhiệt miệng nên tránh xa

2. Tránh sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ khi bị nhiệt miệng

Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ như: gà rán, khoai tây chiên, chuối chiên, khoai chiên,… hay các đồ ăn thức uống chứa nhiều chất béo thường được khuyến khích không nên sử dụng khi bị nhiệt miệng. Bởi những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể kết hợp với nước miếng và khiến cho cho lớp niêm mạc bị tổn thương, lâu ngày hình thành các vết loét trên thành miệng hoặc cả mặt lưỡi. Chính vì vậy, khi bạn bị nhiệt miệng, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng những thức ăn này.

3. Đối tượng bị nhiệt nên không nên sử dụng đồ uống có cồn, cafein

Việc dung nạp một lượng lớn đồ uống có cồn hay các loại đồ uống chứa cafein như rượu, bia, cà phê,… cũng khiến cho tình trạng viêm loét miệng càng trở nên phức tạp hơn, khiến cho thời gian lành bệnh bị kéo dài.

Bên cạnh đó, thuốc lá cũng chính là tác nhân khiến cho tình trạng nhiệt miệng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc lá trong suốt thời gian mắc bệnh. Ở những đối tượng bị nghiện thuốc lá nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, tốt hơn nên tìm giải pháp để cải thiện triệt để tình trạng này.

Ngoài việc biết ăn gì uống gì và nên kiêng gì khi bị nhiệt miệng, người bệnh cũng cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần. Khi vệ sinh răng miệng, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm và chải đúng cách để tránh làm tổn thương lên các vết loét. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dùng nước muối để súc miệng để loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại cho khoang miệng.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh nhiệt miệng và một số bệnh lý răng miệng khác
Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh nhiệt miệng và một số bệnh lý răng miệng khác

Bài viết đã xoay quanh vấn đề Bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì, kiêng gì để cải thiện bệnh lý? và một số thông tin liên quan khác. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết được cách cải thiện bệnh nhiệt miệng một cách nhanh chóng bằng các loại đồ ăn thức uống. Đồng thời, tiến hành thăm khám để biết chính xác tình trạng bệnh lý đang mắc phải, từ đó có những phương án điều trị phù hợp.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Ngày Cập nhật 30/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *