9 Cách chữa đau răng hàm tại nhà hiệu quả dịu nhanh cơn đau

Trong trường hợp triệu chứng có mức độ nhẹ đến trung bình, bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau răng hàm tại nhà như day ấn huyệt, súc miệng với nước muối, ngậm gừng tươi và chườm lạnh. Áp dụng các mẹo chữa này đều đặn giúp giảm mức độ đau và cải thiện một số triệu chứng đi kèm như hôi miệng, sưng nướu, nóng rát,…

chữa đau răng hàm tại nhà
Với cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình, có thể áp dụng một số cách chữa đau răng hàm tại nhà

Nguyên nhân gây đau răng hàm thường gặp

Trung bình, mỗi người có khoảng 20 chiếc răng hàm (răng cối), trong đó có 8 chiếc răng hàm nhỏ và 12 chiếc răng hàm lớn. Tuy nhiên trên thực tế, một số người có thể có ít hơn số răng hàm kể trên do bệnh lý nha khoa hoặc di truyền.

Răng hàm có vai trò quan trọng đối với chức năng thẩm mỹ và hoạt động nhai thức ăn. Khác với răng cửa và răng nanh, răng hàm có diện tích lớn, mặt răng rộng và khá bằng phẳng. Tuy nhiên do nằm ở vị trí khuất, mặt răng có nhiều rãnh nên răng hàm thường khó làm sạch và dễ gặp phải các vấn đề nha khoa.

Trong trường hợp đau nhức răng hàm, nguyên nhân có thể do:

  • Mọc răng khôn: Răng khôn là răng số 8, thường mọc trễ hơn so với răng ở các vị trí khác. Do mọc trễ nên răng số 8 không có đủ không gian để phát triển và có xu hướng mọc lệch, gây chèn ép và hư hại các răng lân cận.
  • Sâu răng: Răng hàm nằm ở vị trí khuất, mặt răng có nhiều rãnh và kẽ răng kín, khó nhìn thấy. Vì vậy khi vệ sinh răng miệng, mảng bám ở những vị trí này rất khó để làm sạch hoàn toàn. Mảng bám tích tụ dần tạo ra vôi răng, tăng nguy cơ sâu răng và gây đau nhức.
chữa đau răng hàm tại nhà
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng hàm
  • Viêm nướu/ viêm lợi: Viêm nướu/ viêm lợi là bệnh lý nha khoa khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi hại khuẩn xâm nhập vào mô nướu và gây nhiễm trùng. Khi mắc bệnh lý này, mô nướu thường có xu hướng sưng đỏ, viêm kèm đau nhức răng và ê buốt khi ăn uống.
  • Viêm nha chu: Nha chu là tổ chức đặc biệt bao quanh răng, có chức năng nâng đỡ và bảo vệ chân răng. Nha chu có thể viêm nhiễm do sâu răng ăn vào tủy hoặc do viêm nướu không được điều trị triệt để. Viêm nha chu xảy ra ở răng hàm có thể khiến răng đau nhức, khó chịu, ê buốt, hôi miệng,…
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra tình trạng đau răng hàm còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như va chạm mạnh, ăn thực phẩm khô cứng, quá nóng/ lạnh hoặc do thực hiện các thủ thuật nha khoa như trồng răng sứ, nhổ răng, rút tủy,…

9 Cách chữa đau răng hàm tại nhà làm dịu cơn đau nhanh

Để cải thiện đau răng hàm và các triệu chứng đi kèm, bạn có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà như:

1. Chườm đá lạnh giảm đau răng hàm tại nhà

Chườm đá lạnh là biện pháp giảm đau nhức răng và sưng nướu bạn có thể áp dụng tại nhà. Với nhiệt độ lạnh từ đá chườm, mẹo chữa này có thể làm co mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn đến mô nướu và cải thiện tình trạng sưng viêm.

Bên cạnh đó chườm đá còn làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác ở vùng mô nướu và giúp não bộ không cảm nhận được “tín hiệu đau”.

chữa đau răng hàm tại nhà
Chườm đá lạnh vào vùng má bên ngoài trong 10 – 15 phút giúp giảm đau nhức răng và sưng mô nướu

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng túi chườm lạnh áp vào vùng má bên ngoài của răng bị đau
  • Chườm trong khoảng 10 – 15 phút
  • Nên thực hiện cách này liên tục từ 3 – 5 lần/ ngày để làm dịu cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu

2. Day ấn huyệt giảm đau nhức răng hàm

Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm tình trạng đau nhức và khó chịu ở răng hàm bằng cách day ấn huyệt. Biện pháp này tác động đến kinh mạch, giúp tân dịch và khí huyết lưu thông tốt, giải ứ trệ và giảm cơn đau.

Để cải thiện đau nhức răng hàm, bạn có thể day ấn các huyệt vị sau:

  • Huyệt Hạ quan: Huyệt Hạ quan nằm ở dưới xương gò má và chỗ lõm phía trước tai. Huyệt vị này có tác dụng hoạt lạc và sơ phong, thường được day ấn để giảm đau răng, viêm tai giữa, viêm khớp hàm và đau dây thần kinh tam thoa. Với huyệt Hạ quan, dùng ngón tay giữa áp vào huyệt và day ấn. Sau đó dùng ngón trỏ và ngón giữa day ấn mỗi bên huyệt 50 lần.
  • Huyệt Hợp cốc: Hợp cốc là huyệt vị nằm ở xương bàn ngón trỏ, trung điểm của đường nối giữa huyệt Tam gian và Dương khê. Huyệt vị này có tác dụng khu phong, trấn thống (giảm đau) và phát biểu (làm ra mồ hôi). Để giảm đau răng, nên dùng ngón cái bấm vào huyệt vị này mỗi bên 10 lần.
  • Huyệt Giáp xa: Để xác định huyệt, cần cắn chặt răng lại sẽ thấy huyệt nằm ở trên bờ dưới xương hàm 1 khoát ngón tay và trước góc hàm. Khi đè ấn vào có cảm giác ê tức chính là vị trí của huyệt. Huyệt Giáp xa có tác dụng hoạt lạc, lợi răng khớp và sơ phong. Với huyệt vị này, dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt và day 50 lần mỗi bên.

Các huyệt vị chữa đau nhức răng chủ yếu nằm ở trên mặt. Vì vậy khi thực hiện, nên điều chỉnh lực phù hợp để tránh gây trầy xước, bầm tím mô mềm và gây tổn thương dây thần kinh.

3. Giảm đau nhức răng với lá trầu không

Lá trầu không chứa hoạt chất kháng khuẩn và sát trùng. Bên cạnh đó tinh dầu từ thảo dược này giúp khử mùi hôi và đem lại hơi thở thơm mát. Chính vì vậy, từ lâu trầu đã được sử dụng với vôi sống để nhuộm răng và bảo vệ răng miệng khỏi sự xâm nhập của hại khuẩn.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu khoa học, hoạt chất chavicol trong thảo dược này có tác dụng chống oxy và giảm viêm mạnh. Súc miệng với lá trầu có thể giảm nhanh hiện tượng sưng nướu, ê buốt, khó chịu và đau nhức răng hàm.

chữa đau răng hàm tại nhà
Hoạt chất chavicol trong lá trầu có tác dụng chống oxy, giảm viêm mạnh và đau nhức

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 – 3 lá trầu tươi
  • Sau đó đun sôi 200ml nước và vò xát lá trầu rồi cho vào
  • Đun thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp
  • Đợi nước nguội và chia thành nhiều súc miệng trong ngày

Để tăng tác dụng sát khuẩn, bạn có thể thêm vào ½ thìa muối biển. Muối biển không chỉ sát trùng và ức chế vi khuẩn có hại mà còn thúc đẩy quá trình tái khoáng và giảm tiến triển của bệnh sâu răng.

4. Ngậm gừng tươi trị đau răng hàm

Ngậm gừng tươi là mẹo chữa đau răng hàm tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Gừng tươi chứa hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa dồi dào như Zingerol, Shogaol và Gingerol. Các thành phần này có tác dụng ức chế và kìm hãm hoạt động của hại khuẩn, giảm viêm và đau nhức.

Bên cạnh đó tinh dầu trong thảo dược này còn giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, giảm hoạt động bài tiết axit của hại khuẩn và đem lại hơi thở thơm mát.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 củ gừng tươi
  • Cắt thành 2 – 3 lát
  • Ngậm trực tiếp gừng cho đến khi gừng hết vị cay thì nhai nuốt

Nếu cảm thấy khó chịu ngậm gừng tươi, bạn có thể uống trà gừng hoặc súc miệng với nước gừng muối pha loãng để hỗ trợ giảm đau nhức răng.

5. Thoa gel nha đam

Trong trường hợp đau răng hàm do nướu sưng đỏ và viêm nhiễm, bạn nên thoa gel nha đam trực tiếp lên mô nướu. Gel nha đam chứa nhiều nước, có tính mát và đặc tính kháng viêm giúp giảm đau nhức và tăng tốc độ hồi phục mô nướu tổn thương.

chữa đau răng hàm tại nhà
Thoa gel nha đam lên mô nướu giúp giảm nóng rát, sưng đỏ và cải thiện cơn đau răng hàm rõ rệt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá nha đam tươi, cắt bỏ vỏ và rửa sạch mủ
  • Cạo lấy lớp gel trong suốt
  • Vệ sinh răng miệng, sau đó thoa gel lên vùng nướu bị sưng đỏ
  • Để trong khoảng 10 phút và súc miệng lại với nước sạch

6. Sử dụng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương chứa hoạt chất Eugenol (khoảng 70 – 90%) có tác dụng gây tê tại chỗ mạnh. Do đó tinh dầu này thường được sử dụng để trị sưng nướu và giảm đau nhức răng.

Bên cạnh đó, dầu đinh hương còn có vị cay và mùi thơm đặc trưng, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do sâu răng và các vấn đề nha khoa gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Làm sạch răng miệng và thoa trực tiếp tinh dầu đinh hướng lên mô nướu
  • Để trong khoảng 5 phút và súc miệng với nước sạch
  • Hoặc nhai trực tiếp 1 nụ đinh hương để giảm hôi miệng và đau răng

7. Súc miệng với Baking soda

Baking soda (muối nở) được dùng trong chế biến thực phẩm. Ngoài ra, muối nở còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày với mục đích làm sạch dụng cụ nấu nướng, hỗ trợ đánh bật vết bẩn trên vải quần áo, dưỡng da và giảm đau nhức răng.

Baking soda có tác dụng tẩy và làm sạch các mảng bám sinh học ở kẽ và mặt răng. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp giảm viêm sưng ở mô nướu và cải thiện tình trạng đau nhức rõ rệt.

chữa đau răng hàm tại nhà
Muối nở không chỉ giảm đau nhức mà còn giúp làm sạch mảng bám và duy trì hàm răng trắng sáng

Cách thực hiện:

  • Hòa 1 thìa baking soda với nước và muối, sau đó dùng súc miệng 2 – 3 lần/ ngày
  • Hoặc có thể cho bột baking soda vào kem đáng răng để tăng tác dụng làm sạch, giảm đau nhức, chảy máu chân răng và hôi miệng

Cách chữa đau răng hàm tại nhà với baking soda có thể giảm nhanh cơn đau và cải thiện một số vấn đề nha khoa khác. Tuy nhiên nguyên liệu này có tác dụng tẩy mạnh, có thể gây mòn và hư hại men răng nếu lạm dụng trong thời gian dài. Vì vậy bạn chỉ nên thực hiện mẹo chữa trong khoảng 3 – 5 ngày/ tháng.

8. Chữa đau răng hàm tại nhà với lá bạc hà

Lá bạc hà là thảo dược có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn và khử mùi hôi tốt. Do đó tinh dầu từ thảo dược này thường được bổ sung vào kem đánh răng và dung dịch súc miệng để loại bỏ vi khuẩn có hại và đem lợi hơi thở thơm mắt.

Theo nghiên cứu khoa học, hoạt chất Menthone và Menthol trong bạc hà có tác dụng làm mát, bốc hơi nhanh và có tác dụng gây tê, giảm đau tại chỗ. Bên cạnh đó trong thí nghiệm in vitro, thảo dược này còn được chứng minh có khả năng ức chế các vi khuẩn có hại như Vibrio Choreia Ogawa, Vibrio Cholerae Inaba,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch vài lá bạc hà và nhai trực tiếp để giảm đau
  • Hoặc có thể dùng trà bạc hà/ bã bạc hà giã nát đắp lên mô nướu để giảm đau nhức

9. Súc miệng với nước muối ấm

Súc miệng với nước muối ấm là mẹo chữa đau răng hàm tại nhà quen thuộc. Mặc dù có cách thực hiện khá đơn giản nhưng mẹo chữa này thực sự đem lại tác dụng giảm đau và sưng mô nướu rõ rệt.

Ngoài ra, súc miệng với nước muối còn giúp kìm hãm hoạt động của hại khuẩn, bảo vệ mô nướu và hạn chế tình trạng viêm nhiễm lây lan.

Cách thực hiện:

  • Thêm 1 thìa cà phê muối vào 300ml nước
  • Đánh răng và dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn thừa
  • Súc miệng trong 3 – 5 phút để vệ sinh răng miệng và giảm đau nhức

Đau răng hàm – Khi nào cần gặp nha sĩ?

Như đã đề cập, đau răng hàm có thể xảy ra do các vấn đề nha khoa như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng và mọc răng khôn. Các bệnh lý này không thể tự khỏi và thường có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian.

cách chữa đau răng hàm tại nhà
Nếu cơn đau kéo dài và đi kèm với các triệu chứng nặng nề, cần chủ động tìm gặp nha sĩ

Vì vậy bạn nên tìm gặp nha sĩ khi có các biểu hiện sau:

  • Đau răng hàm dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống, sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ
  • Bề mặt răng xuất hiện lỗ hổng, có mùi hôi
  • Răng lung lay và ê buốt khi nhai
  • Miệng có mùi hôi khó chịu – ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng đều đặn
  • Chảy máu chân răng thường xuyên

Hy vọng qua 9 cách chữa đau răng hàm tại nhà trong bài viết, bạn có thể dễ dàng cải thiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên cần lưu ý, các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Để điều trị triệt để triệu chứng này, cần chủ động thăm khám, xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị tương ứng.

Tham khảo thêm: 17 Cách chữa đau răng hiệu quả giúp giảm đau nhanh chóng

Ngày Cập nhật 26/07/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *