7 cách trị ê buốt răng dân gian hiệu quả giúp răng khỏe mạnh

Dùng nha đam, lá ổi, tỏi, hành tây hoặc dầu vừng… là một số cách trị ê buốt răng dân gian được đánh giá cao về hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn cần biết một số nguyên tắc và vài lưu ý quan trọng.

Dùng thảo dược thiên nhiên trị ê buốt răng theo kinh nghiệm dân gian là cách điều trị được nhiều người sử dụng.
Dùng thảo dược thiên nhiên trị ê buốt răng theo kinh nghiệm dân gian là cách điều trị được nhiều người sử dụng.

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Trước khi tìm hiểu các cách trị ê buốt răng dân gian, bạn cần biết một số nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nó sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả của các cách điều trị. Đồng thời, bạn cũng sẽ chủ động hơn để tình trạng ê buốt răng nhanh khỏi hoặc không chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Ê buốt răng còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà. Tình trạng này hay gặp ở người trưởng thành. Biểu hiện là cảm giác đau và ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh; quá chua hoặc quá ngọt. Ngoài ra, không khí quá lạnh cũng có thể khiến răng bị ê buốt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cấu trúc răng bị tổn thương dẫn đến ngà răng lộ ra ngoài và bị kích ứng gây ê buốt. Đó có thể là bệnh lý, chăm sóc răng sai cách hoặc từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học.

Nguyên nhân gây ê buốt răng có thể do nhiều yếu tố khác nhau tác động.
Nguyên nhân gây ê buốt răng có thể do nhiều yếu tố khác nhau tác động.

Bệnh lý gây tê buốt răng

Sâu răng: Những lỗ hổng trên răng khiến dây thần kinh bị lộ ra ngoài. Khi tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng thì tình trạng ê buốt răng rất dễ xảy ra.

Tụt lợi: Tình trạng này thường là hậu quả của sâu răng hoặc viêm nha chu. Một khi lợi bị tụt thì ê buốt răng là điều tất yếu bởi lúc này ngà răng không còn được nướu bảo vệ. Nó tiếp xúc trực tiếp với kích ứng từ thức ăn, môi trường và những thói quen không tốt liên quan đến răng miệng.

Viêm nướu hoặc viêm nha chu: Trong một số trường hợp, ngoài cảm giác đau nhức thường xuyên, 2 tình trạng viêm nhiễm này có thể khiến răng bị ê buốt khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua. Có một lưu ý nhỏ bạn nên biết đó là viêm nướu có thể diễn ra một cách độc lập (không tiến triển thành viêm nha chu). Nhưng cũng có trường hợp tình trạng viêm này là dấu hiệu ban đầu của viêm nha chu.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Ê buốt răng do chăm sóc răng miệng không đúng cách bao gồm cả việc bạn không vệ sinh răng thường xuyên hoặc quá kỹ. Trong đó, chải răng quá kỹ là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp bị ê buốt răng trong nhóm nguyên nhân này.

Cụ thể, đó là những người có thói quen chải răng nhiều hơn 3 lần/1 ngày. Mặt khác, dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao cũng khiến răng ê buốt. Hoặc trường hợp chải răng quá mạnh, chải răng kéo ngang (thay vì kéo lên xuống) cũng có thể gây ra tình trạng này.

Ngoài ra, những người dùng nước súc miệng có chứa lượng axit quá cao cũng khiến men răng bị mòn, nướu bị tổn thương và ngà răng bị lộ ra ngoài gây ê buốt. Bên cạnh đó, một số người lạm dụng phương pháp thẩm mỹ cho răng hoặc thực hiện kỹ thuật này ở cơ sở kém chất lượng thì về lâu dài cũng chịu tình cảnh ê buốt răng.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến trong các trường hợp ê buốt răng không do bệnh lý.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến trong các trường hợp ê buốt răng không do bệnh lý.

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống là yếu tố tác động trực tiếp gây ra tình trạng ê buốt răng. Tuy nhiên, nếu nó chỉ tồn tại độc lập thì cảm giác ê buốt  thường chỉ diễn ra tại thời điểm bạn ăn hoặc uống. Trong thực tế, nguyên nhân này thường kết hợp cùng một số yếu tố khác (bệnh lý hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách) và gây đau buốt kéo dài. Những thực phẩm nếu lạm dụng dễ gây ê buốt răng là: chanh, dưa chua, xoài sống, nước ngọt có gas ướp lạnh, bia, rượu…

Thói quen xấu

Một số người có sở thích nhai nước đá hoặc nghiến răng khi ngủ cũng sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng ê buốt răng. Ngoài ra, lạm dụng tăm xỉa răng cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng này.

Nguyên tắc trị ê buốt răng

  • Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao;
  • Xác định chính xác nguyên nhân sẽ có hướng điều trị hiệu quả;
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách là yếu tố nền tảng;
  • Nếu tình trạng ê buốt diễn ra nhiều ngày không khỏi, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra;
  • Không được tự ý dùng thuốc;
  • Các giải pháp điều trị (ở nhà hoặc tại cơ sở nha khoa) cần đi kèm chăm sóc răng đúng cách, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
Nên đến cơ sở nha khoa kiểm tra nguyên nhân khi điều trị bằng phương pháp dân gian không có dấu hiệu thuyên giảm.
Nên đến cơ sở nha khoa kiểm tra nguyên nhân khi điều trị bằng phương pháp dân gian không có dấu hiệu thuyên giảm.

7 cách trị ê buốt răng theo kinh nghiệm dân gian

Kinh nghiệm dân gian có rất nhiều cách chữa ê buốt răng. Dưới đây là tổng hợp 7 cách được đánh giá cao về hiệu quả và được nhiều người sử dụng. 

1/ Dùng nha đam chữa ê buốt răng tại nhà

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra gel nha đam có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của răng miệng. Cụ thể là anthraquinones, anthraquinones và propolis. Các chất này có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và nhanh chóng làm lành các thương tổn.

Nhờ đó, tình trạng ê buốt răng do những sai lệch về cấu trúc hoặc do viêm nướu sẽ được cải thiện đáng kể khi dùng loại thảo dược này. Ngoài ra, nha đam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tẩy trắng răng. Tiêu biểu là các vitamin E, C và nhóm B; canxi, sắt, magie, mangan và kẽm…

Cách dùng nha đam chữa ê buốt răng rất đơn giản. Bạn cần một bẹ nha đam đã trưởng thành và còn tươi. Rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ, lấy thịt. Phần thịt nha đam cắt thành từng miếng nhỏ. Mỗi miếng dài khoảng  2 – 3cm. Đắp những miếng này lên vị trí răng bị ê buốt trong khoảng 5 phút rồi súc miệng bằng nước bình thường.

Mỗi ngày bạn đắp nha đam khoảng 3 – 4 lần. Lưu ý là lượng nha đam chuẩn bị chỉ vừa đủ dùng trong ngày, không để qua đêm. Và một điều quan trọng nữa là không được nuốt.

Nha đam giúp tình trạng ê buốt nhanh chóng được dịu lại dù nguyên nhân là gì.
Nha đam giúp tình trạng ê buốt nhanh chóng được dịu lại dù nguyên nhân là gì.

2/ Nước lá ổi non trị ê buốt răng

Lá ổi non được dân gian ứng dụng chữa ê buốt răng từ rất lâu đời. Nghiên cứu về tác dụng của cách điều trị này. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều hợp chất astringents trong thành phần của lá ổi non. Đây là chất kháng viêm và kháng khuẩn khá tốt. Ngoài ra, nó còn giảm đau nhức, ê buốt răng và giúp nướu chắc khỏe hơn.

Khi dùng phương pháp điều trị này, bạn cần từ 5 – 7 lá hoặc đọt ổi non (càng non càng tốt). Sau khi rửa sạch thì giã nát cùng một ít muối và nước ấm. Vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Dùng bông gòn thấm nước cốt từ lá ổi non chấm vào vị trí răng bị ê buốt. Đợi vài phút rồi súc miệng với nước bình thường. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.

3/ Trị ê buốt răng với tinh dầu đinh hương

Đinh hương thuộc cây thân gỗ. Người ta thường dùng hoa của loại cây này để chiết xuất tinh dầu. Dầu đinh hương có mùi thơm dễ chịu, vị cay và tính ôn. Nó được ứng dụng nhiều trong y học nhờ tác dụng gây tê dây thần kinh và giảm đau.

Công dụng của tinh dầu đinh hương đến từ một số thành phần như: folate, canxi, kẽm, vitamin B, C, E và K… Đặc biệt là eugenol (chiếm hơn 70%) với tác dụng gây mê mạnh.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tinh dầu đinh hương là giảm đau nhức và ê buốt răng. Cách sử dụng như sau: Nhỏ 2 giọt tinh dầu này vào miếng bông gòn. Sau đó đặt nó vào vị trí răng bị ê buốt. Đợi khoảng 3 phút thì lấy ra. Cách này có thể giảm tình trạng ê buốt răng gần như ngay lập tức. Sau khi dùng tinh dầu đinh hương thì súc miệng với nước sạch và không nên nuốt tinh dầu này.

Tinh dầu đinh hương gây tê thần kinh cục bộ nên giảm ê buốt răng nhanh chóng.
Tinh dầu đinh hương gây tê thần kinh cục bộ nên giảm ê buốt răng nhanh chóng.

4/ Dầu vừng chữa ê buốt răng

Dầu vừng đặc biệt thích hợp cho những trường hợp bị ê buốt do sâu răng và viêm nướu răng. Các nghiên cứu đã chỉ ra loại dầu này có thể giảm đến 85% vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, nó còn giúp hơi thở thơm mát, làm trắng và chắc răng. Bên cạnh đó, dầu vừng cũng góp phần bảo vệ răng lợi không bị chảy máu (do bệnh lý).

Bạn dùng một thìa nhỏ dầu vừng cho trực tiếp vào miệng. Lưu ý là không được nuốt. Nhai từ từ dầu vừng trong khoảng 10 phút. Quá trình này giúp các tinh chất trong dầu hòa lẫn vào nước bọt để tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch răng miệng.

Khi nhổ bỏ dầu vừng, nếu bạn thấy nó chuyển từ màu vàng sang trắng và loãng hơn nghĩa là đã thực hiện đúng cách. Dầu vừng khi đó chứa rất nhiều chất độc. Tiếp đến, súc miệng với nước nước muối ấm và kem đánh răng như bình thường. Bạn nên thực hiện cách điều trị này ngày 3 lần trước các bữa ăn.

Có một lưu ý nhỏ là dùng dầu vừng súc miệng chữa ê buốt răng không dùng cho người mới nhổ răng. Bởi nó dễ gây nhiễm trùng. Những người bị đau răng lâu ngày thì dùng dầu vừng có thể gây đau nhức kèm sưng. Tuy nhiên, đây là biểu hiện bình thường và sẽ hết sau một vài ngày. Ngoài ra, khi sử dụng dầu vừng, bạn nên chọn mua loại có màu vàng, không nên mua loại màu trắng (dùng để chiên xào) vì ít dược tính.

5/ Cách chữa ê buốt răng với tỏi

Khả năng sát khuẩn và chống viêm của tỏi là điều mà hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, có một điểm mà không nhiều người biết đó là nó có thể tiêu diệt và ức chế hơn 70 loại vi khuẩn và virus gây hại. Trong đó có những loại gây ra các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, trong tỏi còn có một số thành phần giúp giảm đau và hỗ trợ hồi phục vết thương.

Tỏi là cách trị ê buốt răng dân gian hiệu quả nhưng không phù hợp khi bạn bị hôi miệng.
Tỏi là cách trị ê buốt răng dân gian hiệu quả nhưng không phù hợp khi bạn bị hôi miệng.

Kinh nghiệm dân gian chữa ê buốt răng từ tỏi có 3 cách:

Cách 1: Dùng tỏi nguyên chất

Dùng khoảng 2 – 3 tép tỏi tươi. Lột vỏ, rửa sạch rồi thái mỏng. Để ở ngoài không khí trong khoảng 5 phút trước khi dùng. Mục đích là để hoạt chất allicin trong tỏi tác dụng với không khí và phát huy tác dụng như một loại thuốc kháng sinh. Sau đó bạn dùng các lát tỏi này chà lên vị trí răng bị ê buốt. Súc miệng với nước sạch sau khi chà tỏi. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Cách 2: Kết hợp tỏi với gừng

Gừng cũng có khả năng sát khuẩn như tỏi. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng kháng viêm. Sự kết hợp giữa hai thành phần này không những nâng cao hiệu quả điều trị mà còn giúp giảm mùi hăng của tỏi.

Dùng 2 – 3 tép tỏi và 1 củ gừng nhỏ. Hai nguyên liệu ở dạng tươi. Tỏi và gừng rửa bỏ vỏ rồi rửa sạch. Sau đó băm nhuyễn hoặc giã nát chúng. Trộn đều rồi đắp lên răng bị ê buốt trong khoảng 15 phút. Tiếp đến dùng nước ấm để súc miệng.

Nếu bạn có máy xay hoặc ép thì cho hai nguyên liệu vào cùng 100ml nước ấm. Lọc lấy nước cốt rồi ngậm nước này trong khoảng 5 phút trước khi súc miệng. Lưu ý không được nuốt. Sau khi ngậm nước tỏi và gừng, bạn không nên uống nước ít nhất trong vòng 10 phút.  

Cách 3: Kết hợp tỏi và muối

Ngoài kết hợp với gừng, tỏi còn được dùng kèm với muối để chữa tình trạng ê buốt răng. Tác dụng của muối là kháng khuẩn và giảm sưng. Kết hợp hai nguyên liệu này không những chữa được tình trạng ê buốt răng mà còn giúp khắc phục các triệu chứng nhiễm trùng (sưng, đau, xuất huyết chân răng…)

Cách làm rất đơn giản, bạn dùng 2 – 3 tép tỏi tươi. Giã nát chúng với một ít muối sau khi đã lột vỏ và rửa sạch. Lấy hỗn hợp này đắp lên răng bị ê buốt trong khoảng 5 phút thì súc miệng.

6/ Hành tây trị ê buốt răng

Hành tây và tỏi khi ăn nhiều sẽ khiến hơi thở có mùi. Tuy nhiên đây là cách trị ê buốt răng dân gian được đánh giá cao về hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần nhai một ít hành tây trong khoảng 2 – 3 phút thì các loại vi khuẩn có hại không cách nào xuất hiện trong răng miệng. Ngoài tác dụng sát khuẩn, hành tây còn kháng viêm và giảm đau.

Hành tây cũng là một trong những cách trị ê buốt răng được đánh giá cao về hiệu quả.
Hành tây cũng là một trong những cách trị ê buốt răng được đánh giá cao về hiệu quả.

7/ Bạc hà là một trong những cách trị ê buốt răng dân gian

Ngoài giá trị dược liệu phổ biến là chữa cảm lạnh thông thường và tình trạng khó tiêu, bạc hà còn chữa được tình trạng ê buốt răng nói riêng và một số vấn đề về răng miệng nói chung. Đây là cách điều trị vừa giúp bạn hết ê buốt răng vừa có được hơi thở thơm mát.

Tác dụng của bạc hà chữa ê buốt răng chủ yếu đến từ khả năng chống viêm và đẩy lùi quá trình oxy hóa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng gây tê tại chỗ. Nhờ đó, tình trạng ê buốt răng có thể cải thiện được gần như ngay lập tức. Thành phần quan trọng của bạc hà tạo nên những công dụng này là axit rosmarinic. 

Để chữa ê buốt răng với bạc hà, bạn có thể dùng một vài lá này ở dạng tươi rồi hãm với nước sôi. Dùng nước này để ngậm và súc miệng. Nếu dùng dạng tinh dầu thì thực hiện tương tự như cách dùng tinh dầu đinh hương.

Ưu và nhược điểm dùng phương pháp dân gian chữa ê buốt răng

Ưu điểm:

  • Hiệu quả giảm đau nhanh;
  • Dễ thực hiện;
  • Nguyên liệu dễ tìm;
  • Chi phí thấp;
  • An toàn và gần như không có tác dụng phụ;
  • Một số phương pháp vừa chữa ê buốt răng vừa giúp răng chắc khỏe và bảo vệ nướu.

Nhược điểm:

  • Không chữa được tận gốc nguyên nhân gây đau nhức;
  • Dễ tái phát;
  • Tốn nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện;
  • Thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ.
Chữa ê buốt răng từ thảo dược an toàn nhưng không tiện lợi.
Chữa ê buốt răng từ thảo dược an toàn nhưng không tiện lợi.

Những lưu ý nâng cao hiệu quả khiến răng bị ê buốt

Ngoài áp dụng các cách trị ê buốt răng dân gian, bạn cần biết thêm một số lưu ý quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị. Đó là những vấn đề về cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và sinh hoạt khi răng đang bị ê buốt.

Cách vệ sinh răng miệng khi bị ê buốt

  • Chải răng 2 lần 1 ngày;
  • Dùng bàn chải có lông mềm;
  • Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám trên răng thay vì dùng tăm;
  • Kiểm tra loại kem đánh răng đang sử dụng có độ mài mòn thấp hay cao;
  • Nên dùng kem đánh răng chứa Fluoride. Khoáng chất này giúp răng chắc khỏe, ngừa sâu răng và giảm ê buốt;
  • Dùng nước muối sinh lý mua ở tiệm thuốc tây. Không nên tự pha. Bởi nếu pha quá loãng thì không đạt hiệu quả làm sạch khoang miệng nhưng pha quá mặn dễ gây ê buốt răng nhiều hơn;
  • Có thể dùng keo dán răng nha khoa để giảm ê buốt nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý là bàn chải và kem đánh răng là một cách giúp bạn cải thiện hiệu quả giảm ê buốt răng khi áp dụng các cách điều trị theo kinh nghiệm dân gian.
Lưu ý là bàn chải và kem đánh răng là một cách giúp bạn cải thiện hiệu quả giảm ê buốt răng khi áp dụng các cách điều trị theo kinh nghiệm dân gian.

Trong sinh hoạt và ăn uống

  • Từ bỏ thói quen xấu gây tổn thương đến răng ví dụ như nghiến răng. Có thể nhờ đến các liệu pháp tâm lý hoặc dùng máng chống nghiến răng;
  • Dinh dưỡng khoa học;
  • Không nên kiêng quá mức, đặc biệt là vitamin C. Bởi điều này có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng;
  • Ưu tiên thực phẩm nhiều chất xơ. Nên ăn quả óc chó mỗi ngày để giảm ê buốt răng;
  • Bổ sung thêm canxi cho răng từ một số thực phẩm như sữa, bơ, bông cải xanh, hạnh nhân…
  • Hạn chế dùng thực phẩm quá cứng, quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua;
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, không hút thuốc lá.

Ngày Cập nhật 14/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *