Cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng xuất hiện phổ biến. Bệnh hình thành khiến bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức, lợi sưng to, miệng có mùi hôi khó chịu. Ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân còn có nguy cơ chảy máu chân răng gây nhiễm trùng, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược để khắc phục bệnh lý.

Cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược
Tìm hiểu cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược

Cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược

Bệnh viêm lợi xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cụ thể như vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và không đúng cách, sử dụng nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng, hút thuốc lá, thay đổi hormone ở phụ nữ đang mang thai, bệnh tiểu đường…

Bệnh viêm lợi xuất hiện khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu do triệu chứng đau nhức, miệng có mùi hôi, lợi sưng. Bên cạnh đó, bệnh còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do thường xuyên khiến người bệnh bị chảy máu chân răng. Để giải quyết bệnh lý và những triệu chứng khó chịu đi kèm, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược dưới đây:

Cách điều trị bệnh viêm lợi bằng tỏi

Trong Y học hiện đại, tỏi chứa nhiều hoạt chất mang tác dụng kháng sinh diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, chữa bệnh viêm lợi, hỗ trợ phòng ngừa hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, chống ung thư… Tác dụng chữa bệnh của tỏi được thành lập là do trong loại nguyên liệu thiên nhiên này chứa rất nhiều chống chống oxy hóa, allicin, iốt và selenium tinh dầu.

Trong Đông y, làm ấm bụng và hỗ trợ diệt khuẩn trong đường tiêu hóa là tác dụng đầu tiên của tỏi. Bên cạnh đó tỏi còn có tác dụng điều trị các bệnh lý răng miệng. Trong đó có bệnh viêm lợi, sâu răng, đau răng…

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 tép tỏi
  • Muối.

Cách thực hiện:

  • Bóc bỏ vỏ và rửa sạch tỏi
  • Trộn tỏi cùng với một lượng nhỏ muối
  • Đắp tỏi và muối vào vị trí đang bị viêm lợi
  • Sau 10 – 15 phút, nhả bỏ tỏi. Sau đó ăn sữa chua, uống cà phê hoặc uống trà để xoa đi mùi tỏi khó chịu
  • Người bệnh cần sử dụng cách điều trị bệnh viêm lợi bằng tỏi 2 lần/ngày.

Ngoài muối, bạn cũng có thể kết hợp tỏi cùng với gừng để điều trị bệnh viêm lợi. Bởi gừng chứa chất men zingibain, hợp chất tecpen và oleoresin có khả năng giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Cách điều trị bệnh viêm lợi bằng tỏi
Cách điều trị bệnh viêm lợi bằng tỏi

Cách điều trị viêm lợi, giảm đau bằng rượu cau

Rượu cau là bài thuốc điều trị viêm lợi theo dân gian được nhiều người áp dụng. Điều này xuất hiện là do đặc tính và những dưỡng chất trong quả cau có khả năng làm răng chắc khỏe, điều trị các bệnh lý về lợi và phòng ngừa bệnh sâu răng.

Trong Y học cổ truyền, quả cau có tính ấm, vị cay, chát, có khả năng kháng viêm, giảm đau và cầm máu. Bên cạnh đó những dưỡng chất được tìm thấy trong loại quả này còn mang tính sát khuẩn, thanh trùng. Việc sử dụng quả cau trong điều trị các bệnh lý về răng miệng sẽ giúp bạn ức chế hoạt động và diệt nhanh các loại vi khuẩn gây hại.

Rượu nổi tiếng với tính sát khuẩn cao. Do đó khi sử dụng kết hợp rượu cùng quả cau sẽ làm gia tăng hiệu quả diệt khuẩn. Từ đó giúp người bệnh điều trị viên lợi và phòng ngừa một số bệnh răng miệng khác như hôi miệng, sâu răng, đau răng…

Cách 1: Ngâm rượu cau tươi giúp giảm đau, điều trị viêm lợi

Nguyên liệu:

  • 25 quả cau
  • 1 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Bổ dọc quả cau đã chuẩn bị, tách lấy phần hạt
  • Bổ đôi hạt cau
  • Cho hết lượng hạt cau đã bổ đôi vào bình thủy tinh có nắp
  • Rót thêm rượu vào bình
  • Đậy kín nắp và bảo quản bình rượu ở nơi khô ráo
  • Ngâm rượu cau trong khoảng 40 ngày là có thể mang ra sử dụng 
  • Khi cần, lấy 30ml rượu cau ngậm trong miệng khoảng 10 phút
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn không nên uống nước hoặc súc miệng lại ngay sau khi sử dụng rượu cau
  • Người bệnh cần kiên trì ngậm rượu cau tươi từ 2 – 3 lần/ngày. Áp dụng cách điều trị viêm lợi bằng rượu cau tươi trong 3 ngày.

Cách 2: Ngâm rượu cau khô chữa viêm lợi

Nguyên liệu:

  • Quả cau
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Bổ dọc quả cau, tách lấy phần hạt
  • Bổ đôi hạt cau
  • Mang hạt cau phơi nắng cho đến khi khô kiệt
  • Cho cau vào chảo và tiến hành sao trong 3 – 5 phút
  • Cho hết lượng hạt cau đã bổ đôi vào bình thủy tinh có nắp
  • Rót thêm rượu vào bình. Bạn cần ngâm rượu cau khô theo tỉ lệ 1kg hạt cau khô ngâm cùng 8 – 9 lít rượu trắng
  • Đậy kín nắp và bảo quản bình rượu ở nơi khô ráo
  • Ngâm rượu cau trong khoảng 40 ngày là có thể mang ra sử dụng 
  • Khi cần, lấy 30ml rượu cau ngậm trong miệng khoảng 10 phút
  • Lưu ý người bệnh không nên uống nước hoặc súc miệng lại ngay sau khi sử dụng rượu cau
  • Để bệnh viêm lợi được kiểm soát, bạn cần kiên trì ngậm rượu cau khô từ 2 – 3 lần/ngày trong 3 ngày.
Cách điều trị viêm lợi bằng rượu cau
Cách điều trị viêm lợi bằng rượu cau

Cách dùng đinh hương chữa bệnh viêm lợi

Một trong những cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược được nhiều người áp dụng là sử dụng đinh hương. Lượng tinh dầu được tìm thấy trong loại thảo dược này có khả năng kháng viêm, sát trùng và diệt khuẩn cao. Từ đó giúp cải thiện bệnh viêm lợi.

Trong tất cả bộ phận của đinh hương thì nụ hoa được xác định là bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất (khoảng 15 – 20%). Eugenol là thành phần chính của tinh dầu. Đây là một chất có khả năng gây tê và kháng khuẩn mạnh.

Cách 1: Điều trị viêm lợi bằng bột đinh hương

Nguyên liệu:

  • 5 – 10 gram bột đinh hương.

Cách thực hiện:

  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn hãy lấy bột đinh hương bôi vào những khu vực có lợi bị viêm. Trong thời gian này, lượng tinh dầu trong đinh hương sẽ thấm vào lợi, giúp giảm viêm, diệt khuẩn. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện triệu chứng đau nhức nhờ khả năng gây tê
  • Sử dụng bột đinh hương điều trị bệnh viêm lợi từ 2 – 3 lần/ngày.

Cách 2: Sử dụng nụ đinh hương điều trị bệnh viêm lợi

Nguyên liệu:

  • 5 – 6 nụ hoa đinh hương khô.

Cách thực hiện:

  • Cho nụ hoa đinh hương khô vào miệng và nhai kỹ. Điều này sẽ giúp lượng tinh dầu của đinh hương thấm vào những khu vực có lợi bị viêm.

Cách 3: Dùng tinh dầu đinh hương trị viêm lợi

Nguyên liệu:

  • Tinh dầu đinh hương.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng tinh dầu đinh hương cùng với nước
  • Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng 2 lần/ngày
  • Hoặc trộn tinh dầu đinh hương cùng với dầu ô liu theo tỉ lệ 2:1
  • Sử dụng bông gòn hoặc tăm bông để thấm hỗn hợp và thoa lên vị trí bị viêm lợi.

Lưu ý: 

  • Người bệnh không nên bôi trực tiếp tinh dầu đinh hương vào răng hoặc bôi vào lợi. Bởi tinh dầu đinh hương có khả năng sát khuẩn rất mạnh. Nếu bôi trực tiếp bạn có thể bị bỏng.
Cách dùng đinh hương chữa bệnh viêm lợi
Cách dùng đinh hương chữa bệnh viêm lợi

Cách sử dụng lá trầu không điều trị viêm lợi

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, chứa nhiều hoạt chất kháng viêm tự nhiên và giàu chất chống oxy hóa. Nhờ đó lá trầu không thường được dùng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm, bệnh răng miệng, bệnh ngoài da và các bệnh về đường tiêu hóa.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, bên trong lá trầu không là 2,4% tinh dầu. Trong đó chavicol và peta-phenol là hoạt chất chủ yếu có trong tinh dầu. Kèm theo hai hoạt chất này là nhiều hợp chất phenolic. Đây đều là những hoạt chất mang tính kháng sinh cao, có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn hình thành bệnh viêm lợi, sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Cách 1: Súc miệng với nước lá trầu không trị viêm lợi

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không rửa sạch
  • Tiến hành giã nát lá trầu không trong cối
  • Cho lượng lá trầu không đã giã và một bát nước vào nồi, đun sôi trong 15 phút
  • Để nước thuốc nguội và bảo quản trong tủ lạnh
  • Sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày
  • Sau 15 phút, nhổ bỏ nước lá trầu không
  • Người bệnh cần lưu ý không súc miệng lại với nước để nâng cao tính hiệu quả
  • Mỗi ngày súc miệng từ 2 – 3 lần cho đến khi bệnh tình khỏi hẳn.

Cách 2: Điều trị viêm lợi bằng cách ngâm lá trầu không với rượu

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • Muối hạt
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không
  • Giã nát lá trầu không đã rửa sạch cùng với một ít muối
  • Rót rượu trắng vào chén lá trầu không, ngâm trong 15 phút
  • Gạn lấy nước để súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày.

Cách 3: Đắp lá trầu không chữa bệnh viêm lợi

Nguyên liệu:

  • Lá trầu không (liều tùy chỉnh).

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa lá trầu không cùng với nước muối pha loãng
  • Dùng nước sạch rửa lại, sau đó giã nát lá trầu không
  • Đắp lá trầu không lên những vị trí có nướu bị bệnh
  • Giữ nguyên lá trong miệng khoảng 30 phút, không súc miệng và không uống nước trong thời gian này. Điều này sẽ giúp những tinh chất trong lá có thể thấm vào vị trí bệnh
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Cách sử dụng lá trầu không điều trị viêm lợi
Cách sử dụng lá trầu không điều trị viêm lợi

Cách điều trị bệnh viêm lợi bằng mật ong

Trong Y học hiện đại, mật ong nguyên chất chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chống chống oxy hóa và một số hoạt chất quan trọng khác. Đây đều là những chất có khả năng cải thiện tình trạng viêm nhiễm và giúp kháng khuẩn tự nhiên.

Việc sử dụng mật ong sẽ giúp bạn phòng ngừa sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn gây hại. Đồng thời giúp giảm sưng và giảm viêm. Bên cạnh đó, vị ngọt của mật ong còn có khả năng làm dịu tình trạng đau nhức và điều trị bệnh viêm lợi. Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, bạn có thể sử dụng kết hợp mật ong cùng với chanh.

Ngày thứ nhất

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Sau khi đánh răng sạch sẽ vào buổi sáng, bạn bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vị trí đang bị viêm lợi 
  • Sau 20 phút, sử dụng nước sạch để súc miệng. Bước này có thể giúp bạn phòng ngừa sâu răng
  • Thực hiện 3 lần trong ngày.

Ngày thứ hai

Nguyên liệu:

  • 10ml mật ong nguyên chất 
  • 50ml nước ấm
  • 5 ml nước cốt chanh.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan mật ong cùng với nước cốt chanh và nước ấm
  • Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn sử dụng nước này để súc miệng
  • Súc miệng trong 10 phút để những dưỡng chất có trong chanh và mật ong thấm sâu vào vùng lợi bị viêm
  • Nhổ bỏ
  • Thực hiện 3 lần/ngày
  • Người bệnh cần sử dụng mật ong, chanh và nước ấm trong những ngày tiếp theo cho đến khi bệnh viêm lợi và những triệu chứng được cải thiện.
Cách điều trị bệnh viêm lợi bằng mật ong
Cách điều trị bệnh viêm lợi bằng mật ong

Cách sử dụng lá bàng giảm đau, điều trị bệnh viêm lợi

Lá bàng chứa những hoạt chất mang tính kháng khuẩn tự nhiên. Chính vì thế, loại lá này thường được dùng trong điều trị bệnh viêm lợi, sâu răng, bệnh viêm họng, mụn.

Ngoài ra, những dưỡng chất được tìm thấy bên trong lá bàng còn có khả năng điều trị nhiệt miệng, viêm loét. Đồng thời sát rửa vết thương và phòng ngừa một số bệnh lý khác có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá bàng non
  • 1 muỗng cà phê muối biển.

Cách thực hiện:

  • Mang lá bàng rửa sạch
  • Đợi đến khi lá bàng ráo nước thì thái nhỏ
  • Cho lá bàng cùng với muối và nước lọc vào máy xay, thực hiện xay nhuyễn
  • Trong trường hợp không có máy xay sinh tố, bạn có thể cho lá bàng vào cối và giã nát, sau đó cho muối và nước vào
  • Sử dụng ray để lọc lấy phần nước
  • Bảo quản dung dịch này trong tủ lạnh để sử dụng dần
  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngậm nước lá bàng trong 10 phút
  • Nhổ bỏ
  • Lưu ý không súc miệng lại bằng nước và không uống nước ngay khi áp dụng bài thuốc
  • Để giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm, mỗi ngày bạn nên sử dụng lá bàng điều trị bệnh viêm lợi từ 2 – 3 lần.
Cách sử dụng lá bàng điều trị bệnh viêm lợi
Cách sử dụng lá bàng giảm đau, điều trị bệnh viêm lợi

Cách dùng lá ổi chữa bệnh viêm lợi

Bên trong lá ổi là những dưỡng chất có lợi mang tên oxalic, phosphoric, tannin. Những chất này có khả năng bảo vệ răng, bảo vệ lợi, kháng viêm và ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, việc đưa lá ổi vào quá trình điều trị bệnh viêm lợi còn giúp bạn loại bỏ mảng bám, hỗ trợ làm trắng răng, giảm đau và giúp nướu chắc khỏe hơn.

Cách 1: Điều trị viêm lợi bằng cách nhai lá ổi

Nguyên liệu:

  • 3 – 5 lá ổi non
  • Muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ổi
  • Cho lá ổi cùng với một ít muối vào miệng
  • Nhai kỹ trong 15 phút để lượng tinh chất trong lá ổi có thể thấm sâu vào răng và lợi bị viêm
  • Nhổ bỏ
  • Tương tự như những cách trên, bạn không nên súc miệng lại cùng với nước
  • Nhai lá ổi mỗi ngày trong 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh viêm lợi cải thiện rõ rệt.

Cách 2: Đắp lá ổi điều trị viêm lợi

Nguyên liệu:

  • 3 – 5 lá ổi non
  • Muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ổi
  • Cho lá ổi cùng với một ít muối vào máy xay và thực hiện xay nhuyễn hoặc giã nát nguyên liệu trong cối
  • Đắp hỗn hợp lên vị trí đang bị viêm
  • Thực hiện cách đắp lá ổi chữa viêm lợi 3 lần/ngày
  • Trong trường hợp xay nhiều lá ổi, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh để dùng dần.

Cách 3: Súc miệng với nước lá ổi chữa viêm lợi

Nguyên liệu:

  • 15 – 20 lá ổi non
  • 1 thìa cà phê muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ổi
  • Cho lá ổi vào nồi 
  • Đun nhỏ lửa lá ổi cùng với muối và 1 lít nước lọc
  • Khi lượng nước trong nồi còn 2/3 thì tắt bếp, để nước nguội
  • Sử dụng nước lá ổi để súc miệng trong 10 phút
  • Mỗi ngày súc miệng với nước lá ổi cho đến khi bệnh tình thuyên giảm
  • Lượng nước lá ổi còn dư có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần.
Cách dùng lá ổi chữa bệnh viêm lợi
Cách dùng lá ổi chữa bệnh viêm lợi

Súc miệng với dầu dừa điều trị bệnh viêm lợi

Theo kết quả nghiên cứu, bên trong dầu dừa có khoảng 50% axit lauric. Đây là một loại axit béo kiểu trung bình. Sau khi đưa lượng axit béo này vào cơ thể, nó sẽ phân hủy và tạo thành một hợp chất mang tên monolaurin.

Cả axit lauric và monolaurin đều có khả năng tác động và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm men gây bệnh. Do đó, việc súc miệng cùng với dầu dừa sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời giúp điều trị bệnh viêm lợi.

Ngoài ra, những dưỡng chất có trong dầu dừa còn được đánh giá là có khả năng làm giảm hiện tượng tích tụ mảng bám trên răng. Mảng bám là một nguyên nhân quan trọng khiến bệnh viêm lợi, bệnh sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác xuất hiện.

Nguyên liệu:

  • 5 – 10ml dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng lượng dầu dừa đã chuẩn bị để súc miệng trong khoảng 20 – 30 phút. Người bệnh cần lưu ý không để lượng dầu chạm đến cổ họng
  • Nhổ bỏ lượng dầu dừa trong miệng
  • Tiếp tục sử dụng nước sạch để súc miệng
  • Uống thêm một ly nước đầy
  • Người bệnh kiên trì súc miệng với dầu dừa điều trị bệnh viêm lợi trong 3 ngày. Việc kiên trì áp dụng bài thuốc sẽ giúp bạn mau chóng khắc phục được bệnh lý.
Súc miệng với dầu dừa điều trị bệnh viêm lợi
Súc miệng với dầu dừa điều trị bệnh viêm lợi

Như vậy bài viết đã tổng hợp những cách chữa viêm lợi theo dân gian bằng các thảo dược vừa đơn giản, lành tính vừa mang tác dụng điều trị. Người bệnh có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đối với những trường hợp bị viêm lợi nặng và các phương pháp điều trị nêu trên không phát huy tác dụng, người bệnh cần được thăm khám và sử dụng thuốc chữa viêm lợi triệt để theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngày Cập nhật 19/08/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *