Đau nhức răng hàm trong cùng và cách làm giảm đau

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng hàm trong cùng. Trong đó có thói quen sinh hoạt và bệnh lý. Điều trị tình trạng này không khó nếu biết được chính xác nguyên nhân. Tự ý chữa trị trong những trường hợp đau răng do bệnh lý có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Đau răng hàm trong cùng là tình trạng rất hay gặp phải ở mọi lứa tuổi.
Đau răng hàm trong cùng là tình trạng rất hay gặp phải ở mọi lứa tuổi.

Các nguyên nhân gây đau răng hàm trong cùng

Răng hàm trong cùng gồm: răng cấm (8 cái) và răng khôn (2 cái). Răng cấm mọc từ lúc 6 tuổi và nó rất dễ bị đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng khôn mọc khi người ta 17 tuổi hoặc trễ hơn. Răng này thường bị sai lệch cấu trúc. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc răng khôn. Thống kê cho biết có khoảng 35% người không mọc răng khôn và dĩ nhiên không gặp phải các vấn đề rắc rối khi có sự xuất hiện của răng này.

Nguyên nhân gây đau nhức răng hàm trong cùng kéo dài

  • Răng bị mắc phải dị vật: Nếu đau răng do nguyên nhân này thường sẽ kèm tình trạng sưng nướu. Đồng thời, cơn đau sẽ từ từ thuyên giảm và hết hoàn toàn khi dị vật được lấy ra ngoài;
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ: Khi hai hàm răng bị ghì và siết chặt trong một thời gian nhất định sẽ khiến chân răng bị tổn thương và gây tình trạng đau nhức khi ngủ dậy;
  • Áp xe răng: Đây là biến chứng của tình trạng nhiễm trùng chóp răng. Biểu hiện của nó là sự xuất hiện của các túi mủ. Bên trong thường chứa các tế bào đã chết, bạch cầu và vi khuẩn.
  • Mọc răng khôn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất trong các trường hợp đau nhức răng hàm trong cùng kéo dài. 

Nguyên nhân khiến răng hàm trong cùng đau đột ngột hoặc kéo dài từng đợt

Những cơn đau đột ngột ở răng hàm trong cùng thường là do những tổn thương vật lý. Đó có thể là tình trạng sâu răng, tụt nướu hoặc mẻ răng. Trường hợp răng đang được trám hoặc bọc lại thì rất có thể các mảng trám hoặc mảng bọc răng rơi ra ngoài và gây đau đột ngột.

Còn với tình trạng đau kéo dài thành từng đợt ở răng hàm trong cùng thì rất có thể là dấu hiệu cho thấy răng miệng đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Thường là tình trạng viêm nướu răng hoặc nghiêm trọng hơn là viêm tủy. Lúc này, ngoài cảm giác đau kéo dài thành từng đợt sẽ kèm biểu hiện sưng nướu và sự xuất hiện của các nốt trắng chứa dịch nhầy bên trong. Đồng thời, răng cũng rất dễ chảy máu và có thể kèm tình trạng sốt cao kéo dài. 

Sâu răng, viêm tủy và áp xe răng là những nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức xương hàm trở nên nguy hiểm.
Sâu răng, viêm tủy và áp xe răng là những nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức xương hàm trở nên nguy hiểm.

Nhiệt độ gây ê buốt răng hàm trong cùng tại thời điểm tác động

Ngoài những nguyên nhân đã trình bày, đau răng hàm trong cùng có thể còn do yếu tố từ nhiệt độ. Khi đó, tình trạng đau nhức hay nói chính xác hơn là ê buốt sẽ chỉ xuất hiện tại thời điểm có yếu tố tác động hoặc kéo dài một thời gian ngắn sau đó (khi nhiệt độ trở lại bình thường).

Cụ thể, yếu tố này thường đến từ việc ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Hoặc đôi khi việc sử dụng những loại bàn chải có lông xơ cứng hay dùng thức ăn có quá nhiều axit (thức ăn chua) cũng có thể gây ê buốt.

Thực tế thì những người bị đau nhức răng do yếu tố nhiệt độ thường là do răng quá nhạy cảm với các kích ứng bên ngoài. Đồng thời, có thể họ đang bị một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở răng miệng. Nói cách khác, yếu tố này thường đi kèm với các nguyên nhân đã trình bày ở trên.

Giải pháp giảm đau tạm thời khi hàm trong cùng bị đau nhức

Mẹo dân gian giảm đau nhức răng hàm trong cùng

Trước khi áp dụng các mẹo giảm đau răng hàm trong cùng theo kinh nghiệm của dân gian, bạn cần biết một điều là hiệu quả của nó tùy vào cơ địa mỗi người. Đồng thời, trước khi thực hiện, bạn nên hỏi ý kiến của người có chuyên môn. Cuối cùng, những giải pháp dưới đây có thể giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm nhưng nó không chữa được tận gốc vấn đề và thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ.

Rượu hạt cau chữa đau răng hàm trong cùng

Cách giảm đau này thích hợp cho trường hợp đau răng hàm trong cùng do viêm nướu hoặc sâu răng. Bạn cần khoảng 20 quả cau tươi và 1 lít rượu gạo (loại uống được). Dùng dao tước vỏ xanh và cùi trắng để lấy hạt. Chẻ hạt làm đôi hoặc làm bốn. Cho cùi trắng và hạt vào lọ thủy tinh trước. Sau đó đổ rượu vào. Đậy kín nắp và chờ trong khoảng 1 tháng. Khi rượu trong bình chuyển sang màu cánh gián là có thể dùng. Càng ngâm lâu thì chất lượng rượu càng tốt.

Dùng rượu từ hạt cau đánh răng và ngậm ngày 2 lần: buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Loại rượu này khá cay. Do đó, nếu lần đầu dùng thì bạn nên thử một lượng nhỏ trước. Chỉ nên ngậm rượu hạt cau khoảng 15 phút và không cần súc miệng lại với nước sạch. Ngoài ra, bạn cần lưu ý là sau khi ngậm rượu này thì không nên ăn hay uống liền. Nếu dùng cho trẻ em thì hãy dặn dò kỹ lưỡng là không được nuốt.

Dùng rượu hạt cau ngậm và súc miệng chữa đau răng hàm trong cùng nhanh chóng.
Dùng rượu hạt cau ngậm và súc miệng chữa đau răng hàm trong cùng nhanh chóng.

Trường hợp bạn chưa chuẩn bị kịp rượu hạt cau thì có thể dùng phần vỏ của quả này để giảm đau tạm thời. Bạn cần một vài quả cau tươi, tách lấy vỏ và phần ruột. Sau khi rửa sạch thì giã nát. Tiếp đó, cho phần vỏ này ngâm với rượu trắng trong khoảng 15 phút. Chắt lấy phần nước trong, bỏ cận. Dùng nước này súc miệng ngày 2 lần.

Chữa đau răng hàm trong cùng với lá trầu không

Công dụng của lá trầu không tương tự như rượu cau đối với việc chữa đau răng hàm trong cùng. Loại lá này cũng có vị cay tính nóng nên nếu mới dùng lần đầu, bạn nên thử một lượng nhỏ trước. Ngoài công dụng chữa đau răng hàm trong cùng do sâu răng hoặc viêm lợi, nước từ lá trầu không còn giúp hơi thở thơm tho.

Cách dùng lá trầu không chữa đau răng rất đơn giản. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 3 – 5 lá tươi và 100ml rượu trắng. Lá trầu không sau khi rửa sạch thì giã nát. Sau đó cho rượu vào. Đợi cặn lắng xuống thì dùng phần nước ở trên súc miệng. Mỗi ngày dùng nước này súc miệng 2 lần. Lưu ý không được nuốt.

Chữa đau răng hàm trong cùng với tỏi

Nói về khả năng sát khuẩn và chống viêm của một số loại dược liệu ứng dụng chữa đau răng thì ngoài cau và lá trầu không còn có tỏi. Loại gia vị này hầu như luôn có sẵn trong bếp ăn. Cách thực hiện lại khá đơn giản và hiệu quả cao nên được nhiều người sử dụng. Điểm trừ lớn nhất đó chính là vị hăng cay và mùi hôi. Nếu đang bị hôi miệng thì bạn không nên dùng cách này để chữa đau răng.

Cách thực hiện như sau: Dùng 2 – 3 tép tỏi. Sau khi lột vỏ và rửa sạch thì giã nát. Nên cho một ít muối vào tỏi lúc giã. Dùng nước cốt tỏi chấm vào vị trí răng bị đau nhức. Hiệu quả giảm đau có thể cảm nhận được sau đó vài phút.

Nếu không ngại mùi hăng của tỏi, nước ép từ loại gia vị này sẽ giúp tình trạng đau răng hàm trong cùng nhanh chóng thuyên giảm.
Nếu không ngại mùi hăng của tỏi, nước ép từ loại gia vị này sẽ giúp tình trạng đau răng hàm trong cùng nhanh chóng thuyên giảm.

Dùng nước trà xanh chữa đau răng hàm trong cùng

Nếu bạn không chịu được vị cay của cau, lá trầu không hoặc tỏi thì có thể dùng nước từ lá trà xanh để chữa đau răng. Tác dụng của loại lá này tương tự như các nguyên liệu trên nhưng dễ tìm và dễ sử dụng hơn. Lá trà xanh cần dùng ở dạng tươi. Bạn có thể mua nó dễ dàng ở hầu hết các chợ truyền thống với giá khá rẻ. Cần khoảng 1 nắm lá này nấu sôi rồi dùng nước đó súc miệng.

Ngoài công dụng giảm cơn đau nhức răng, nước từ lá trà xanh còn chống viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn chữa được tình trạng hôi miệng do tình trạng viêm lợi hoặc viêm nha chu gây ra.

Một vài cách khác điều trị đau nhức răng hàm

Bên cạnh các cách điều trị tình trạng răng hàm trong cùng bị đau nhức như đã trình bày, còn có một số cách giảm đau khác. Tiêu biểu là: massage bàn tay với đá viên; ngậm giấm; súc miệng bằng rượu vodka; thấm dung dịch baking soda hoặc tinh dầu tinh hương vào vị trí răng hàm bị đau…

Dùng nước muối cũng là một cách giảm đau. Tuy nhiên, hiệu quả của nó không được đánh giá cao so với các cách như đã trình bày. Thay vào đó, cách này có tác dụng làm sạch răng và miệng, hỗ trợ cho các giải pháp điều trị khác. 

Tùy vào nguyên nhân gây đau nhức răng hàm là gì sẽ có giải pháp điều trị tương ứng. Ví dụ như tình trạng này có nguyên nhân do dị vật ở răng thì bạn chỉ cần dùng chỉ nha khoa. Trường hợp đau nhức do thói quen nghiến răng thì cần đến liệu pháp tâm lý và dùng máng chống nghiến răng.

Chữa đau răng hàm trong cùng đôi khi chỉ cần 1 sợi chỉ nha khoa. Điều quan trọng là phải đúng nguyên nhân gây đau.
Chữa đau răng hàm trong cùng đôi khi chỉ cần 1 sợi chỉ nha khoa. Điều quan trọng là phải đúng nguyên nhân gây đau.

Ngoài ra, với trường hợp bị áp-xe răng gây đau nhức thì cần dùng đến thuốc giảm đau. Tiêu biểu là acetaminophen và ibuprofen. Kết hợp với đó là dùng nước súc miệng bằng nước ấm. Và quan trọng hơn hết là cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Hoặc trường hợp đau ở răng đã được trám hay bọc và phần này bị rơi ra ngoài thì cũng cần tới sự can thiệp của nha sĩ.

Lời khuyên của bác sĩ khi đau nhức răng hàm trong cùng

Không chủ quan khi đau răng hàm trong cùng

Các bác sĩ nha khoa cho biết, tình trạng đau nhức răng hàm trong cùng đôi khi không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi đây là vị trí của răng cấm và răng khôn. Trong đó, răng cấm giữ vai trò chủ đạo trong việc nhai thức ăn nhưng lại khó vệ sinh, dễ tích tụ các mảng bám. Còn răng khôn thì thường mọc sai lệch vị trí, gây tổn thương đến răng cấm, tủy và hoạt động chung của cơ hàm.

Bên cạnh đó, tình trạng đau răng hàm trong cùng đôi khi là biểu hiện của viêm nướu, viêm nha chu hay một bệnh lý nào đó về răng miệng. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, nướu dễ bị teo, răng rụng và vĩnh viễn không thể mọc lại. Hoặc nghiêm trọng hơn, tình trạng nhiễm trùng có thể gây tiêu xương hàm, viêm tủy, ảnh hưởng đến dây thần kinh và hoạt động của tim mạch.

Đau răng hàm trong cùng chữa sai cách hoặc quá trễ sẽ mất răng vĩnh viễn. Đồng thời, tủy và xương hàm cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đau răng hàm trong cùng chữa sai cách hoặc quá trễ sẽ mất răng vĩnh viễn. Đồng thời, tủy và xương hàm cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Xác định chính xác nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt

Chính vì những tác động khôn lường như trên, các bác sĩ nha khoa khuyên người bị đau nhức răng hàm trong cùng nên đến cơ sở y tế kiểm tra nguyên nhân nếu tình trạng đau nhức kéo dài 1 tuần không khỏi và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Về nguyên tắc, điều trị dứt điểm tình trạng đau nhức răng nói chung và đau răng hàm trong cùng nói riêng càng sớm  thì hiệu quả càng cao. Đồng thời, người được điều trị cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức. Để làm được điều này thì cần phải biết nguyên nhân gây đau là gì. Và cách để biết chính xác nhất đó là kiểm tra ở cơ sở nha khoa.

Ngoài ra, việc theo dõi tình trạng đau nhức răng là điều vô cùng cần thiết. Bạn hãy để ý tới thời điểm xảy ra đau, mức độ, tần suất, các triệu chứng đi kèm trước và sau khi áp dụng các biện pháp điều trị. Đây là những thông tin quan trọng để phương pháp chữa trị tại cơ sở y tế đi theo đúng hướng hoặc kịp thời điểm chỉnh để nâng cao hiệu quả.

Lưu ý về sinh hoạt, ăn uống để phòng và giảm đau nhức răng hàm trong cùng

Cách chăm sóc răng miệng:

  • Nên dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm hoặc khi bị đau nhức;
  • Dùng bàn chải có lông mềm. Nên thay bàn chải mới sau khoảng 3 tháng sử dụng;
  • Chải răng nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới;
  • Không dùng nước súc miệng quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Vệ sinh răng miệng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn và buổi tối trước khi ngủ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách phòng và hỗ trợ chữa đau răng cơ bản, hiệu quả và an toàn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách phòng và hỗ trợ chữa đau răng cơ bản, hiệu quả và an toàn.

Trong ăn uống:

  • Ăn uống đủ chất;
  • Ưu tiên những thực phẩm mềm. Hạn chế những thức ăn quá cứng hoặc có nhiều xơ. Không nên nhai kẹo cứng hoặc ăn bỏng ngô khi đau răng;
  • Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Không nên uống nước đá nếu đang đau nhức răng;
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ;
  • Các đồ uống có gas, có cồn và có tính axit cao (nước chanh, nước cam…) cũng cần hạn chế;
  • Trong phòng tránh đau nhức răng, bạn cần định kỳ kiểm tra tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể 6 tháng 1 lần hoặc khi có những dấu hiệu bất thường kéo dài nhiều ngày.

Ngoài ra, bạn không được tự ý dùng thuốc điều trị (để cả thuốc tân dược hay những loại có nguồn gốc từ thiên nhiên). Bởi điều này có thể khiến tình trạng đau nhức thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, khi được chỉ định dùng thuốc theo đơn, việc tuân thủ đúng liều lượng và thời điểm sử dụng rất quan trọng. Trong quá trình điều trị, nếu có biểu hiện bất thường, bạn hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ. Cuối cùng, bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn.

Ngày Cập nhật 24/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *