Ê buốt răng uống thuốc gì? Các thuốc trị ê buốt răng thông dụng

Ê buốt răng là tình trạng răng nhạy cảm, triệu chứng tuy không nguy hiểm nhưng cơn đau nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh nằm trong răng. Tình trạng ê buốt răng hoàn toàn có thể được điều trị và cải thiện. Bài viết thông tin về việc ê buốt răng uống thuốc gì và những lưu ý để khắc phục cơn đau hiệu quả.

Ê buốt răng uống thuốc gì? Các thuốc trị ê buốt răng thông dụng
Ê buốt răng là triệu chứng cho thấy các vấn đề ở răng miệng

Thông thường, điều trị theo hướng bảo tồn được ưu tiên để đối phó với các vấn đề răng miệng nói chung. Chỉ những trường hợp bệnh lý không có cải thiện sau điều trị thông thường, việc điều trị bằng thuốc sẽ thay thế giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Để đối phó với tình trạng ê buốt răng, người bệnh cần nắm bắt rõ nguyên nhân gây ra cơn đau răng.  Từ đó, các phương pháp phù hợp mới được đưa ra mang đến hiệu quả điều trị tích cực. Đồng thời, xác định rõ nguyên nhân cũng giúp người bệnh có cách phòng ngừa tái phát bệnh trước những chuyển biến xấu.

Tình trạng ê buốt răng còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà răng nhạy cảm. Bệnh xảy ra khi nướu răng bị tụt hoặc do nguyên nhân nào đó làm men răng mỏng và bào mòn răng. Lúc này ngà răng bị lộ, cấu trúc răng yếu và buốt tại vị trí chân răng. Cơn tê và đau nhức diễn biến từng đợt khi người bệnh tiếp xúc với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh.

Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân do bệnh lý khiến cấu trúc răng bị tổn thương. Tình trạng ê buốt răng do bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và khó khắc phục bằng những phương pháp điều trị thông thường. Cụ thể những bệnh lý răng miệng bao gồm tình trạng đau ê buốt răng là:

Sâu răng: Sâu răng do vi khuẩn hình thành và phát triển thành những lỗ hỏng trên răng. Lỗ sâu càng lớn càng ảnh hưởng đến tủy răng. Khi dây thần kinh bị lộ ra ngoài, thông qua những tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng dễ gây ra tình trạng ê buốt.

Ê buốt răng uống thuốc gì?
Ê buốt răng do sâu răng có thể tái phát khi người bệnh dùng đồ lạnh hoặc nóng

Viêm nướu răng: Tình trạng viêm nướu răng gây ra những cơn đau nhức thường xuyên, cơn đau thậm chí có thể lan truyền đến nửa đầu. Khi vùng nướu răng bị viêm nhiễm,  chân răng sẽ dễ bị kích ứng hơn khi người bệnh ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua. 

Tụt lợi: Bệnh lý tụt lợi là một triệu chứng nghiêm trọng hơ của sâu răng hoặc viêm nha chu. Thông thường người bị tụt lợi sẽ để lộ ngà răng, từ đó cảm giác ê buốt răng là điều tất yếu xảy ra khi nướu không còn khả năng bảo vệ. 

Viêm nha chu: Bệnh viêm nướu răng có thể diễn ra một cách độc lập, nhưng khi không điều trị sớm phần lớn triệu chứng có tiến triển thành viêm nha chu. Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm vì nó có thể khiến người bệnh mất răng. 

Ê buốt răng uống thuốc gì hiệu quả?

Thực tế không có loại thuốc trị ê buốt răng nào đặc trị triệu chứng này. Đa số các loại thuốc hiện nay thường là gel chống ê buốt răng tạm thời. Tuy nhiên một số trường hợp dùng gel dưới dạng kem bôi tại chỗ gây ra các kích ứng nhất định. Để đảm bảo việc sử dụng an toàn, người bệnh không nên tùy tiện dùng thuốc mà cần nhận được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Thuốc giảm ê buốt răng Vecni Flour:Trước khi bôi thuốc phải vệ sinh răng nướu sạch sẽ và để khô. Sử dụng cọ quét chuyên dụng (có kèm trong mỗi tuýp) dùng để quét dung dịch lên bề mặt răng. Đợi đến khi dung dịch tự khô, người bệnh có thể súc miệng lại. Trong thời gian bôi thuốc không nên ăn uống, nên bôi vào buối tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

– SensiKin Gel chống ê buốt răng: Cho gel vào ngón tay rồi bôi trực tiếp lên bề mặt mặt răng và nướu. Nên sử dụng thuốc 3-4 lần/ ngày, cách nhau 4 giờ mỗi lần bôi. Sau khi bôi gel khoảng 30 phút có thể ăn uống lại bình thường. Kem bôi phù hợp cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn. 

Các thuốc trị ê buốt răng thông dụng
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc đặc trị ê buốt răng

Ngoài ra, một số loại thuốc uống giảm đau răng được chỉ định cho các trường hợp đau và ê buốt răng cấp tính. Nhóm thuốc được khuyến khích dùng cho trường hợp đau nhức đặc biệt nghiêm trọng, người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ:

– Thuốc giảm đau paracetamol, nhóm thuốc aspirin và các loại thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, doxycyclin, spiramycin, tetracylin,…

– Thuốc kháng sinh họ beta lactam và metronidazol có khả năng giảm đau nhức tạm thời, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

– Giảm ê buốt răng bằng cách bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B1, D3 và canxi. Các dưỡng chất này đồng thời hỗ trợ hoạt động tái tạo men răng và giúp hàm răng chắc khỏe.

**Lưu ý: Trước khi sử dụng, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng răng miệng sau đó mới được dùng tay hoặc các thiết bị được cấp kèm theo để bôi gel vào vùng răng bị ê buốt.

Các cách điều trị ê buốt răng tại nhà

Để điều trị đau buốt răng tại nhà không khó, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như dùng nước muối, sử dụng tỏi hoặc các loại thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên các cách giảm ê buốt răng này chỉ mang đến hiệu quả tạm thời, tham khảo các phương án điều trị sau đây:

  • Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối là phương pháp đơn giản nhất giúp làm giảm hiện tượng ê buốt răng. Có thể sử dụng nước muối pha sẵn ở các tiệm thuốc, ngoài ra bạn cũng có thể tự làm nước muối súc miệng tại nhà theo liều lượng 1 muối: 2 nước. Dùng nước muối súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm nhanh các cơ đau do ê buốt răng gây ra.

Các thuốc trị ê buốt răng thông dụng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm tình trạng ê buốt răng
  • Sử dụng tỏi để giảm ê buốt

Tỏi được dùng điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu… Chính vì thế tỏi cũng có tác dụng giảm ê buốt răng hiệu quả. Trong tỏi có thành phần hoạt chất chính là florua, allicin,… các chất có tác dụng tốt trong việc bảo vệ ngà răng trước những kích thích từ bên ngoài như thức ăn lạnh, cay…

Để thực hiện,  người bệnh dùng củ tỏi sống, tách vỏ, sau đó thái mỏng và dùng từng lát tỏi chà trực tiếp lên vùng răng bị đau nhức. Mỗi ngày có thể thực hiện phương pháp này 3 lần, sau đó sẽ nhận thấy các triệu chứng ê buốt răng thuyên giảm đáng kể.

  • Sử dụng lá ổi

Thành phần astringents có trong lá ổi có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả. Trong đó, tác dụng giảm đau ê buốt của lá ổi hiệu quả hơn khi người bệnh nhai lá ổi trực tiếp.  Hoặc dùng nước lá ổi nấu cùng với muối trắng súc miệng hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình hình. Người bệnh nên sử dụng nước lá ổi để súc miệng từ 3 – 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả tối đa.

  • Trà xanh chữa ê buốt răng

Sử dụng lá trà xanh tươi có tác dụng tốt trong khắc phục các vấn đề về răng miệng. Trong trà xanh có rất nhiều thành phần có lợi như catechin, florua, và axit tannic. Các vi chất này đều có lợi cho việc củng cố lớp men protein cứng bảo vệ cho răng.

Ngoài ra thành phần Axit tannic có trong trà xanh cũng ngăn chặn được quá trình hòa tan canxi. Để chữa ê buốt răng bằng trà xanh, người bện nhai một vài lá trà xanh trong vòng 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

Hoặc sử dụng trà xanh hãm lấy nước uống hoặc súc miệng hàng ngày có thể ngăn ngừa vi khuẩn, giảm triệu chứng ê buốt răng nhanh chóng. Bằng cách chữa ê buốt răng bằng trà xanh, người bệnh nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để có thể làm giảm ê buốt răng nhanh nhất.

  • Dùng gel lô hội chữa ê buốt răng

Phương pháp điều trị ê buốt răng bằng lô hội vô cùng hiệu quả và lành tính. Đồng thời phương pháp này cũng có thể ngăn chặn một số triệu chứng nha khoa nói chung.Trong gel lô hội có thành phần dược tính dịu nhẹ, hỗ trợ làm dịu đi vùng răng lợi nhạy cảm, giảm đau nhức răng rất tốt.

Ê buốt răng uống thuốc gì?
Lô hội là nguyên liệu được dùng để giảm ê buốt và điều trị các vấn đề răng miệng

Sử dụng lô hội tươi đã lột bỏ vỏ và rửa sạch, sau đó cắt thành miếng nhỏ đắp trực tiếp lên vùng răng bị ê buốt. Lô hội lành tính nên người bệnh có thể sử dụng hằng ngày để giảm nhẹ triệu chứng ê buốt răng.

  • Dùng bột nghệ chữa ê buốt răng

Thay vì sử dụng các loại thuốc trị ê buốt răng bằng kháng sinh, người bệnh có thể sử dụng tinh bột nghệ để giảm nhẹ triệu chứng đau nhức và kháng khuẩn cùng lúc. Bên cạnh việc nấu ăn, nghệ cũng được sử dụng như một phương thuốc có tác dụng chống viêm. Hoạt chất curcumin có trong nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm hiệu quả.

Để điều trị các triệu chứng răng miệng, người bệnh sử dụng tinh bột nghệ tươi xoa đều khắp vùng răng bị đau nhức. Ngoài ra, phương thức khác là sử dụng 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1/2 thìa muối và 1/2 thìa dầu mù tạt thành hỗn hợp đặc. Bôi hỗn hợp vào răng và nướu mỗi ngày 2 lần để giảm đau.

Các biện pháp phòng chống răng ê buốt

Phòng ngừa ê buốt răng đơn giản từ cách quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng, cũng như thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cơ bản bạn cần đảm bảo răng miệng khỏe mạnh, không mắc phải các bệnh lý nha khoa sẽ loại trừ được nguy cơ đau nhức và ê buốt xảy ra. 

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Thói quen vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng lớn đến các cơn ê buốt của bạn. Tốt nhất bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/1 ngày. Việc thực hiện chải răng cần đúng cách và diễn ra đều đặn, thời gian đánh răng tối thiểu 3 phút và bạn nên di chuyển bàn chải nhẹ nhàng theo chiều dọc.

Nên tập trung chải thật sạch các mảng bám, điều này có thể bảo vệ được viền nướu và bảo vệ chân răng khỏe mạnh hơn. Ngoài ra quan trọng nhất là người bệnh cần chải vùng răng ê buốt thật nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng mài mòn răng xảy ra. 

  • Lựa chọn kem đánh răng chống ê buốt

Sử dụng kem đánh răng cũng như dung dịch súc miệng phù hợp với tình trạng răng ê buốt có thể phòng tránh triệu chứng hiệu quả. Đồng thời, sử dụng sản phẩm vệ sinh răng miệng có thành phần clorua và các dược chất lành tính cũng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Với những trường hợp răng người bệnh bị mài mòn nhiều, bệnh nhân nên ưu tiên dùng kem đánh chuyên dụng để giảm đau nhức. Trong đó, thành phần Strotium Acetalate là dược chất quan trọng có thể ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn và giảm ê buốt cấp tính. Hoạt chất cũng có thể làm giảm được tính acid trong nước bọt, bảo vệ ngà răng trước sự tác động của mảng bám.

  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát triệu chứng ê buốt răng. Trong đó để phòng tình trạng ê buốt răng, bạn nên chú ý hạn chế nhóm thực phẩm nhiều axit, có vị chua cay và thứ ăn lạnh.  Ngoài ra không nên ăn đồ ăn cứng và các loại bánh kẹo ngọt để giảm sự hình thành các mảng bám trên răng.

Uống đủ nước và tăng cường các loại rau củ xanh có thể hạn chế được cảm giác ê buốt răng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thực phẩm có nhiều canxi bao gồm các loại đậu, rau xanh, hạnh nhân, bột váng sữa, lòng trắng trứng, sữa đậu nành, … Nhóm thực phẩm này tạo nền tảng răng lợi khỏe mạnh giúp bạn chủ động kiểm soát cơn đau nhức.

Với những thông tin được đề cập trong bài viết, hi vọng bạn đọc có thêm tham khảo cho việc “Ê buốt răng uống thuốc gì và các loại thuốc trị ê buốt răng thông dụng”. Tuy nhiên việc thăm khám và kiểm tra răng định kỳ vẫn là điều cần thiết để bạn có thể chủ động bảo vệ răng miệng trước các diễn biến xấu.

Những loại thuốc chữa ê buốt răng được giới thiệu trên đây chỉ là tham khảo. Khi tình trạng ê răng xuất hiệu, người bệnh nên hỏi bác sĩ có chuyên môn để được kê đơn thuốc đúng chỉ định và liều lượng.

Ngày Cập nhật 14/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *