Ê buốt răng: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhanh chóng

Ê buốt răng là bệnh răng miệng thường gặp. Bệnh thể hiện cho tình trạng răng có cảm giác nhức và ê buốt khi uống hoặc ăn thực phẩm lạnh, nóng, chua, ngọt. Ngoài ra các triệu chứng khó chịu của bệnh cũng có thể xuất hiện khi bạn hít thở và sinh hoạt trong điều kiện không khí lạnh.

Ê buốt răng: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhanh chóng
Tìm hiểu ê buốt răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và cách điều trị hiệu quả nhanh chóng

Ê buốt răng là gì?

Ê buốt răng còn được gọi là răng nhạy cảm. Đây là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng răng xuất hiện cảm giác nhức và ê buốt khi bạn uống hoặc ăn những loại thực phẩm nóng, lạnh, thực phẩm chua hoặc ngọt. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ sau khi ăn.

Bản thân của chứng răng nhạy cảm không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với một vài trường hợp tình trạng ê buốt có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý răng miệng. Cụ thể như bệnh sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm nướu…

Theo các chuyên gia thuộc Oral Health Foundation – Tổ chức Sức khỏe Răng miệng tại Anh, những người có độ tuổi từ 20 đến 40 là đối tượng dễ bị ê buốt răng. Ngoài ra kết quả của các cuộc khảo sát cũng đã chỉ ra rằng, tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.

Triệu chứng của tình trạng ê buốt răng

Một số triệu chứng dưới đây có thể xảy ra khi bạn mắc chứng răng nhạy cảm:

  • Răng có cảm giác khó chịu khi uống nước lạnh hoặc hít khí lạnh
  • Chân răng có cảm giác ê buốt nghiêm trọng khi uống hoặc ăn những loại thực phẩm chua, có chứa axit (cam, chanh, kẹo chua, soda…), thức ăn ngọt, nóng và lạnh
  • Khi dùng tay chạm hoặc có lực từ bên ngoài tác động trực tiếp vào răng như đánh răng, xỉa răng, dùng chỉ nha khoa, va chạm… người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức.
Triệu chứng của chứng ê buốt răng
Triệu chứng của tình trạng ê buốt răng gồm chân răng có cảm giác ê buốt nghiêm trọng khi uống hoặc ăn những loại thực phẩm chua, có chứa axit, thức ăn ngọt, nóng và lạnh

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Ngà răng bị lộ được xác định là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng ê buốt răng xuất hiện. Bình thường, ngà răng sẽ được bảo vệ và được bao bọc bởi lớp men răng. Tuy nhiên khi chúng bị lộ ra ngoài, việc tiếp xúc với các loại đồ uống cũng như thức ăn sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác răng lung lay và ê buốt. Thậm chí tình trạng đau nhức cũng có thể xảy ra và lan đến tận chân răng.

Quá trình mòn răng theo thời gian và sự tổn thương có thể khiến cho lớp men răng suy giảm. Trong thời gian này, ngà răng mang theo những ống thần kinh sẽ bị ảnh hưởng và bị nhô ra phía ngoài. Đây chính là lý do mà khi người bệnh tiếp xúc với từng mức nhiệt trong lúc uống, lúc ăn sẽ khiến các dây thần kinh bị kích thích. Đồng thời tạo ra cảm giác đau, ê buốt và khó chịu.

Bên cạnh đó, bệnh lý, thói quen ăn uống mỗi ngày và chế độ sinh hoạt không phù hợp cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến răng nhạy cảm. Cụ thể như:

Bệnh sâu răng

Tình trạng sâu răng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính của chứng răng nhạy cảm, những vấn đề có liên quan đến sức khỏe răng miệng và biến chứng khác. Chính các lỗ sâu hình thành trên bề mặt răng đã tác động và làm lộ các dây thần kinh chân răng. Bên cạnh đó, các lỗ sâu răng còn gây tụt lợi. Đồng thời gây viêm tủy và hình thành thêm nhiều nguy cơ nguy hiểm khác.

Tụt lợi

Tình trạng tụt lợi cũng có thể khiến phần ngà ở chân răng – nơi có những dây thần kinh lộ ra ngoài. Điều này dẫn đến răng thường xuyên có cảm giác ê buốt cho dù nguyên nhân là do mòn răng hay do sâu răng.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, không sạch sẽ có thể khiến răng nhạy cảm. Không loại bỏ hết vụn thức ăn trong kẽ hoặc trên bề mặt răng, đánh răng sai cách đều được xếp vào nguyên nhân gây ê buốt răng.

Bên cạnh đó việc sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao, bàn chải đánh răng có lông chải cứng sẽ khiến lợi bị tổn thương và làm nhạy cảm răng.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Việc sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao, bàn chải đánh răng có lông chải cứng sẽ khiến lợi bị tổn thương và làm nhạy cảm răng

Thói quen ăn uống không khoa học

Tình trạng ê buốt răng có thể xảy ra khi bạn có thói quen ăn uống không khoa học. Đặc biệt là khi bạn ăn nhiều thực phẩm chứa axit như dưa chua hoặc sử dụng những loại thức ăn chế biến sẵn. Theo thời gian, những loại thực phẩm này sẽ gây mòn răng, làm lộ ngà răng và hình thành nên cảm giác ê buốt.

Các phương pháp thẩm mỹ

Nhiều phụ nữ thường có xu hướng áp dụng các phương pháp thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên tình trạng nhạy cảm răng có thể xuất hiện khi bạn sử dụng các sản phẩm dùng để tẩy trắng răng.

Nghiến răng

Cắn răng hoặc nghiến răng trong lúc ngủ được xác định là nguyên nhân khiến răng nhạy cảm. Bởi lớp bảo vệ răng sẽ dần bị suy yếu khi bạn nghiến răng. Ngoài ra những loại thực phẩm mà bạn sử dụng mỗi ngày có thể tác động và khiến quá trình lão hóa của răng diễn ra nhanh hơn. Đồng thời khiến tủy răng bị ảnh hưởng và hình thành cảm giác ê buốt.

Viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh lý xảy ra phổ biến. Bệnh có thể làm tổn thương chân răng và gây nên tình trạng ê buốt. Bệnh hình thành bởi cao răng hoặc những mảng bám tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng. Trong thời gian bị viêm nướu, nướu răng của bạn có thể co và rút lại. Đồng thời hình thành các túi xung quanh chân răng. 

Vì khu vực bên trong túi nướu rất khó để vệ sinh nên chân răng và mô nướu tồn tại xung quanh chân răng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác tấn công. Từ đó làm tổn thương răng và hình thành cảm giác ê buốt.

Viêm nướu răng
Viêm nướu răng là bệnh lý xảy ra phổ biến. Bệnh có thể làm tổn thương chân răng và gây nên tình trạng ê buốt

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng ê buốt răng

Tình trạng răng nhạy cảm có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Thời gian đầu, bạn sẽ có cảm giác không thoải mái khi ăn uống. Thời gian sau, bạn có thể mất chứng biếng ăn.

Ngoài ra, nếu cảm giác ê răng xuất hiện đồng thời với thói quen nghiến răng khi ngủ, giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Tình trạng ê buốt răng được điều trị bằng cách nào?

Khi tình trạng ê buốt răng xuất hiện, bạn nên đến cơ sở y tế để khám bệnh, tìm nguyên nhân gây ê buốt và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp. 

Điều trị ê buốt răng bằng nguyên liệu thiên nhiên

Một số loại thảo dược, nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ê buốt răng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng phương pháp điều trị răng nhạy cảm bằng nguyên liệu thiên nhiên có thể làm giảm cảm giác ê buốt nhưng không không có hiệu quả trong việc điều trị dứt điểm ê buốt.

Cách sử dụng nước muối điều trị chứng răng nhạy cảm

Nguyên liệu:

  • Nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng với nồng độ muối thấp.

Cách thực hiện:

  • Sau khi đánh răng, người bệnh sử dụng nước muối pha loãng để ngậm và súc miệng trong 5 phút
  • Nhả bỏ nước muối
  • Thực hiện 2 lần/ngày
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách dùng nước muối điều trị răng nhạy cảm mỗi ngày cho đến khi tình trạng ê buốt được khắc phục.
Cách sử dụng nước muối điều trị chứng răng nhạy cảm
Cách sử dụng nước muối điều trị chứng răng nhạy cảm

Cách chữa tình trạng ê buốt bằng nước lá ổi

Nguyên liệu:

  • 200 gram lá ổi
  • Nước muối pha loãng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ổi
  • Tiếp tục ngâm lá ổi trong nước muối pha loãng để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn trên lá
  • Nấu lá ổi cùng với 1 lít nước
  • Tắt bếp sau 30 phút
  • Chắt lấy phần nước
  • Bảo quản nước này trong tủ lạnh khi nước nguội
  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, người bệnh sử dụng nước lá ổi để súc miệng và ngậm từ 5 – 10 phút
  • Súc miệng với nước lá ổi từ 2 – 4 lần/ngày.
  • Người bệnh kiên trì áp dụng cách chữa ê buốt bằng nước lá ổi trong 3 ngày. Việc kiên trì sẽ giúp tình trạng răng nhạy cảm của bạn thuyên giảm một cách đáng kể.

Cách dùng nha đam điều trị chứng răng nhạy cảm

Nguyên liệu:

  • 1 nhánh nha đam.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nha đam và loại bỏ phần vỏ
  • Cắt thịt nha đam thành từng miêng nhỏ, có kích thước khoảng 2 – 3cm
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Đắp nha đam lên vị trí có răng bị ê buốt
  • Người bệnh áp dụng cách dùng nha đam điều trị chứng răng nhạy cảm 2 – 3 lần/ngày trong 3 ngày để giảm ê buốt và diệt vi khuẩn, tác nhân gây hại trong miệng.

Cách làm giảm tình trạng ê buốt răng bằng dầu đinh hương

Nguyên liệu:

  • Dầu đinh hương.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn thấm vào dầu đinh hương
  • Thoa dầu vào khu vực có răng nhạy cảm
  • Người bệnh cần lưu ý không uống nước và không súc miệng ngay sau khi thoa dầu đinh hương
  • Để kiểm soát tình trạng ê buốt, người bệnh có thể sử dụng dầu đinh hương 2 lần/ngày. Áp dụng trong 2 – 3 ngày.
Cách giảm tình trạng ê buốt răng bằng dầu đinh hương
Cách làm giảm tình trạng ê buốt răng bằng dầu đinh hương

Cách làm giảm tình trạng ê buốt ở răng bằng dầu vừng

Nguyên liệu:

  • Dầu vừng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn thấm vào dầu vừng. Sau đó thoa dầu vào khu vực có răng nhạy cảm, ê buốt
  • Lưu ý không uống nước và không súc miệng ngay sau khi thoa dầu vừng lên vùng răng bệnh
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Người bệnh nên áp dụng cách làm giảm tình trạng ê buốt ở răng bằng dầu vừng liên tục trong 3 ngày.

Cách dùng tỏi kháng viêm và chữa răng ê buốt

Nguyên liệu:

  • 1 tép tỏi.

Cách thực hiện:

  • Mang tỏi bóc bỏ phần vỏ
  • Rửa sạch tỏi và đập dập
  • Đắp tỏi vào vị trí có răng bị ê buốt
  • Sau 15 phút, súc miệng lại với nước sạch hoặc sử dụng cà phê để loại bỏ mùi khó chịu của tỏi
  • Người bệnh kiên trì áp dụng cách dùng tỏi kháng viêm và chữa răng ê buốt 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày.

Cách điều trị răng nhạy cảm bằng hành tây

Nguyên liệu:

  • Hành tây.

Cách thực hiện:

  • Mang hành tây bóc vỏ và rửa sạch
  • Sử dụng một lát hành tây nhẹ nhàng chà sát vào khu vực có răng nhạy cảm
  • Không súc miệng và không uống nước ngay khi sử dụng hành tây
  • Để kiểm soát bệnh lý, người bệnh cần sử dụng hành tây chữa răng nhạy cảm 2 lần mỗi ngày trong 3 – 5 ngày.
Cách điều trị răng nhạy cảm bằng hành tây
Cách điều trị răng nhạy cảm bằng hành tây

Cách dùng bạc hà chữa răng nhạy cảm

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bạc hà, để ráo nước
  • Cho lá bạc hà vào ly
  • Thêm 300ml nước lọc, thực hiện hãm lá bạc hà trong 20 phút
  • Hoặc sắc lá bạc hà cùng với 500ml nước lọc
  • Sau 20 phút, tắt bếp, chắt lấy phần nước
  • Ngậm và uống nước lá bạc hà ngay khi còn ấm
  • Uống 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối)
  • Do những dưỡng chất trong lá bạc hà có tác dụng gây tê tại chỗ nên việc kiên trì sử dụng loại lá này sẽ giúp bạn làm dịu tình trạng ê buốt.

Điều trị răng ê buốt tại nha khoa

Để điều trị dứt điểm tình trạng ê buốt, tốt nhất, người bệnh nên đến nha khoa để tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân gây ê buốt. Sau đó áp dụng phương pháp điều trị thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng gel chống ê buốt, tái khoáng hoặc sử dụng một số kỹ thuật nha khoa khi tình trạng răng nhạy cảm xảy ra do tổn thương.

Chữa răng nhạy cảm bằng phương pháp tái khoáng

Khi tình trạng ê buốt răng của bạn xuất hiện do mòn cổ chân răng, mòn men răng, răng mới chớm sâu, hư tổn nhẹ, phương pháp tái khoáng sẽ được chỉ định. Khi áp dụng phương pháp điều trị này, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dung dịch gồm các chất phosphate, fluorine, calcium để trám vào vị trí tổn thương của răng.

Những chất được dùng trong phương pháp tái khoáng có khả năng che lắp, thu hẹp vùng hư tổn và bảo vệ răng nhạy cảm.

Chữa răng nhạy cảm bằng phương pháp tái khoáng
Chữa răng nhạy cảm bằng phương pháp tái khoáng

Sử dụng gel chống ê buốt điều trị răng nhạy cảm

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng gel chống ê buốt để điều trị răng nhạy cảm. Thuốc này có thể tìm mua tại các nhà thuốc Tây. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý dùng gel chống ê buốt đúng với liều dùng và cách sử dụng do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

Điều trị răng ê buốt bằng kỹ thuật nha khoa

Đối với những trường hợp răng bị mất men, sâu răng hoặc mòn cổ răng nặng, gãy, mẻ răng… bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng một số kỹ thuật nha khoa phù hợp để chữa dứt điểm tình trạng ê buốt răng. Trám răng, bọc răng sứ là những kỹ thuât nha khoa được sử dụng phổ biến.

  • Trám răng: Để thực hiện biện pháp trám răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành làm sạch vùng răng đang bị ê buốt. Bởi vị trí này được đánh giá là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Đặc biệt là vi khuẩn gây sâu răng. Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám lên chỗ hỏng của răng. Vật liệu chuyên dụng dùng trong trám răng sẽ giúp thay thế men răng bị mất. Đồng thời giúp lớp ngà răng nhạy cảm bên trong được bảo vệ.
  • Bọc răng sứ: Phương pháp bọc răng sứ sẽ được chỉ định khi tình trạng mòn men răng và chứng răng nhạy cảm của bạn đang ở giai đoạn nặng. Để thực hiện phương pháp điều trị này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành mài gọn một lớp men răng bên ngoài để tạo nên sự đồng đều. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành bảo vệ toàn bộ răng thật bên trong bằng cách chụp mão răng. Phương pháp bọc răng sứ vừa giúp bảo vệ phần răng còn lại vừa giúp phục hình răng và chống tình trạng răng nhạy cảm tái phát.
Bọc răng sứ
Phương pháp bọc răng sứ sẽ được chỉ định khi tình trạng mòn men răng và chứng ê buốt răng của bạn đang ở giai đoạn nặng

Bài viết là thông tin chi tiết về tình trạng ê buốt răng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhanh chóng. Răng nhạy cảm thường không gây nguy hiểm nếu người bệnh có biện pháp chăm sóc răng miệng và xử lý nguyên nhân gây bệnh kịp thời, đúng cách. Chính vì thế, khi răng có cảm giác ê buốt, bạn nên đến nha khoa để tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân. Sau đó áp dụng phương pháp chữa trị thích hợp.

Ngày Cập nhật 15/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *