Răng bị ê buốt khi uống nước lạnh là do đâu? Làm sao khỏi?

Tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh là triệu chứng cực kỳ phổ biến. Triệu chứng phản ánh sức khỏe răng miệng nhưng đa số chúng ta đều chủ quan bỏ qua. Một số trường hợp ê buốt răng do bệnh lý về nha khoa cần điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn xảy ra.

Răng bị ê buốt khi uống nước lạnh là do đâu? Làm sao khỏi?
Răng bị ê buốt khi uống nước lạnh là triệu chứng cho thấy răng miệng có vấn đề

Nguyên nhân răng bị ê buốt khi uống lạnh

Có nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng khi uống nước đá. Tuy nhiên phần lớn xuất phát từ sự nhạy cảm của răng hoặc do những tác động từ bên ngoài. Tình trạng không nguy hiểm nếu nó chỉ diễn ra tức thời. Ngược lại nếu cơ ê buốt khó chịu kéo dài không khỏi, người bệnh nên đến chuyên khoa răng miệng để xác định nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Theo nhận định của chuyên gia, tình trạng răng bị ê buốt thường xảy ra trong những trường hợp sau:

Do răng nhạy cảm

Nguyên nhân chính của triệu chứng xảy ra ê buốt răng là do răng nhạy cảm. Trong răng có mối liên kết với não bộ thông qua các dây thần kinh cảm giác nằm sâu dưới chân răng. Tình trạng răng nhạy cảm xảy ra khi các hệ thần kinh này phản ứng nhạy hơn với nhiệt độ, hoặc thực phẩm. Từ đó gây ra các kích thích bên ngoài, không chỉ chịu ảnh hưởng từ đá lạnh mà kể cả các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá ngọt cũng gây ra cảm giác đau buốt ở răng.

Tình trạng đau nhức ở răng nhạy cảm đặc biệt thường xảy ra vào buổi tối và buổi sáng thức dậy. Triệu chứng không gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên cảm giác đau nhức thường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tinh thần người bệnh. Thường bệnh nhân sẽ bị mất ngủ, tinh thần mệt mỏi uể oải, nhức mỏi, sốt cao, cáu gắt khó chịu,…

Thói quen đánh răng mạnh

Đối với đa số các trường hợp, thói quen vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của răng. Trong đó, việc người bệnh thường xuyên chải răng bằng lực mạnh trong một thời gian dài dễ gây ra các tổn thương ở răng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây mòn men răng, làm tổn thương nướu lợi và lâu dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh cảm giác.

Răng bị ê buốt khi uống nước lạnh là do đâu?
Đánh răng mạnh gây tổn thương nướu và bào mòn men bảo vệ răng

Đây cũng là nguyên nhân vì sao các nha sĩ thường khuyên chúng ta nên đánh răng nhẹ. Đánh răng theo chiều dọc thay vì chiều ngang để giảm bớt các cọ xát làm bong tróc lớp men bảo vệ.  

Do thói quen nghiến răng

Tình trạng nghiến răng cũng là nguyên nhân gây đau răng, ê buốt răng khi uống nước lạnh. Những người có thói quen nghiến răng nhiều vào ban đêm, men răng mòn và đối với trẻ em có thể làm răng ngắn hơn trông thấy. Nếu như không được điều trị kịp thời, phần ngà răng bị lộ sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và ê buốt nghiêm trọng khi người bệnh tiếp xúc với nước lạnh.

Dùng các loại kem đánh răng làm trắng

Sử dụng kem đánh răng có thể làm sạch răng và mảng bám. Tuy nhiên khi lạm dụng kem đánh răng lại mang đến hiệu quả trái ngược. Do các chất làm trắng, chất tẩy có trong kem đánh răng sẽ khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn. Tương tự, việc sử dụng nước súc miệng chứa cồn cũng có thể khiến răng ê buốt hơn khi tiếp xúc với nước lạnh.

Do mảng bám, tình trạng đóng vôi và cao răng

Sự hình thành mảng bám không chỉ gây sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi nói chung mà nó còn gây ra những cơn ê buốt nghiêm trọng. Những người không thường xuyên loại bỏ cao răng, mảng bám hay vôi răng, lây ngày hình thành các acid làm mất men răng. Khi cấu trúc răng thiết men răng bảo vệ, điều tất yếu là răng sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn.

Do những bệnh lý răng miệng

Triệu chứng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng. Trong đó, những bệnh lý thường gặp như viêm nướu lợi, sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nha chu… đều là những nguyên nhân làm răng thêm nhạy cảm trước nhiệt độ.

Răng bị ê buốt khi uống nước lạnh
Tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nha khoa

Những tổn thương ở nướu và chân răng gây ra sự nhạy cảm của răng do để lộ các chân răng. Nếu phải tiếp xúc với đồ lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ kích thích hệ thần kinh cảm giác gây ê buốt. Vì thế khắc phục các bệnh lý về răng miệng tận gốc có thể giải quyết được sự nhạy cảm của răng.

Do bề mặt răng bị nứt hoặc mẻ

Khi cấu trúc răng bị nứt hay sứt mẻ sẽ để lộ ngà răng, lúc này người bệnh sẽ nhạy cảm với thức uống lạnh và dẫn đến đau nhức khi cắn. Người bệnh không thể nhận diện các vết nứt nhỏ bên mặt răng mà phải kiểm tra răng để xác định phương hướng điều trị thích hợp.

Đối với trường hợp này, các nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp trám răng để kết nối các mảnh răng bị nứt lại với nhau và thay thế phần răng bị thiếu. Người bệnh có thể nhai và kiểm soát được các cơn đau khi uống nước đá lạnh hoặc nước nóng.

Do viêm tủy răng

Tủy răng là tổ chức liên kết có hệ thống mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng. Tình trạng viêm tủy răng thường xảy ra khi người bệnh có những tổn thương ở thân răng và chân răng. Nguyên nhân chính gây viêm tủy răng là do việc điều trị sâu răng không triệt để, người bệnh bị mòn răng hoặc viêm nha chu ăn sâu vào tủy. 

Các dấu hiệu của viêm tủy răng là cơn đau nhức răng âm ỉ, ê buốt răng khi uống nước lạnh hoặc khi thức ăn lọt sâu vào lỗ răng. Có 3 loại viêm tủy răng và viêm tủy có hồi phục, viêm tủy răng cấp tính và viêm tủy răng mạn tính. 

Khi không điều trị sớm, tình trạng viêm tủy răng có thể dẫn đến sung huyết răng, áp-xe quanh chóp răng và viêm hạch… Nếu như người bệnh có những bất thường như đau răng nghiêm trọng, miệng có mùi hôi sau khi chữa sâu răng thì cần cảnh giác trước bệnh lý này.

Điều trị răng bị ê buốt khi uống nước lạnh tại nhà

Nếu ngời bệnh nhận thấy răng miệng có dấu hiệu ê buốt khi uống nước lạnh, hoặc khi ăn uống bị đau nhức. Nên nhanh chóng khắc phục bằng những phương pháp đơn giản tại nhà.

điều trị răng bị ê buốt khi uống nước lạnh
Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng để có hàm răng khỏe mạnh

Áp dụng các nguyên dược liệu tự nhiên để giảm đau buốt, từ đó giảm nhẹ được những biến chứng nặng nề gây ra bệnh lý răng miệng khó điều trị. Thông thường những cách chữa ê buốt răng cơ bản thường được sử dụng là:

  • Sử dụng kem đánh răng chuyên dùng cho người nhạy cảm

Có rất nhiều loại kem đánh răng chữa viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi,… có thể khắc phục tình trạng ê buốt răng tốt. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những dòng kem đánh răng có thành phần fluor, potassim nitrate…

Các hoạt chất này có thể hỗ trợ giảm nhẹ sự nhạy cảm cho răng, chúng giúp bảo vệ những ống ngà bị lộ, và từ đó ngăn chặn các kích thích ê buốt khi tiếp xúc với chất lỏng gây ra.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đôi khi tình trạng đau nhức răng xảy ra do những thao tác vệ sinh sai cách. Thay đổi cách chải răng cũng là biện pháp giảm nhẹ tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh. Các chuyên gia nha khoa đã khuyến khích các bước chăm sóc răng miệng sau:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và không chải răng quá mạnh.
  • Chảu răng chậm rãi và thay đổi các chuyển động bàn chải nhẹ nhàng khi đánh răng.
  • Nên đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với mặt răng và di chuyển bàn chải theo hình vòng tròn.
  • Thời gian đánh răng ít nhất 2 – 3 phút cho 2 – 3 lần đánh răng mỗi ngày.
  • Nên súc miệng bằng nước muối sau ăn, tránh đánh răng vì dễ gây tổn hại men răng.
  • Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta chỉ chải răng ít nhất 30 phút sau khi ăn.
răng bị ê buốt khi uống nước phải làm sao
Sử dụng tỏi để điều trị tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh tại nhà
  • Sử dụng tỏi

Sử dụng tỏi chữa ê buốt răng mang đến hiệu quả được nhiều người công nhận. Trong tỏi có thành phần clorua, allcin hỗ trợ hồi phục lớp ngà răng và bảo vệ răng chống lại những kích thích từ bên ngoài. Đây cũng là phương pháp được áp dụng để chữa ê buốt răng, sâu răng và viêm nha chu nói chung.

Để thực hiện, người bệnh có thể sử dụng tỏi thái mỏng và dùng từng miếng tỏi để chà lên răng. Có thể ngậm tỏi tại vùng răng bị ê buốt nhiều. Thực hiện, 2 – 3 lần/ ngày để có hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra thêm tỏi vào món ăn hàng ngày cũng giúp tằng cường đề kháng, giúp giảm đau hiệu quả.

  • Tăng cường thực phẩm giàu Canxi

Nhóm các loại thực phẩm giàu Canxi có vai trò cần thiết để duy trì cấu trúc răng chắc khỏe. Thành phần chính trong cấu tạo của xương cũng như răng chính là canxi. Bổ sung thêm canxi cũng là một cách để răng chắc khỏe hơn và chống lại cảm giác đau buốt khó chịu.

Nhóm các thực phẩm giàu canxi mà người bệnh cần bổ sung gồm có sữa, trứng, bơ và các sản phẩm từ đậu nành, rau cải xanh, súp lơ, các loại thịt cá, tôm và các loại hạt như hạt dẻ, hạt bí, hạnh nhân, hạt điều, … .

  • Uống trà xanh

Thói quen uống trà xanh không chỉ giúp bạn có hơi thở thơm mát mà còn hỗ trợ điều trị đau buốt răng hiệu quả. Có thể sử dụng trà xanh để bổ sung các chất như: catechin, florua, axit tannic, từ đó hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng.

Ngoài ra thành phần axit tannic có trong trà xanh cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Người bệnh có thể uống nước trà xanh hoặc nhai trực tiếp lá trà xanh trong khoảng 5 phút. Hoặc súc miệng bằng nước tà xanh sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ mang đến những cải thiện đáng kể.

  • Sử dụng rượu cau

Sử dụng rượu cau để khắc phục tình trạng ê buốt răng khi uống nước lạnh là phương pháp dân gian mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Sử dụng những quả cau tươi, không bị hư và tác bỏ phần hạt cau. Sau đó cho thịt cau vào bình thủy tinh đã đựng sẵn rượu để ngâm. Nên nén cau bằng vật nặng để cau trồi lên trên dễ bị thâm đen. Tiếp tục ngâm cau trong vòng 2 tháng thì có thể sử dụng.

Sau đánh răng sạch bằng kem đánh răng, ngậm một hớp rượu cau trong khoảng 15 phút rồi nhổ đi. Sau khi nhổ không cần súc miệng và không ăn uống trong khoảng 30 phút. Thực hiên mỗi ngày 2 sẽ nhận thấy triệu chứng ê buốt sẽ giảm đi đáng kể.

 Điều trị ê buốt răng theo nha khoa

Trong trường hợp tình trạng răng nhạy cảm, đau nhức không chỉ xảy ra khi uống nước lạnh mà xảy ra mọi lúc và cơn đau nghiêm trọng hơn. Lúc này người bệnh cần đến những chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám, bởi nếu là bệnh lý răng miệng gây ra thì việc điều trị cần đườ tiến hành sớm.

răng bị ê buốt khi uống nước lạnh
Trám răng là phương pháp chữa răng bị ê buốt do sâu răng phổ biến

Dựa vào tình trạng tổn thương cụ thể cũng như điều kiện của bệnh nhân mà người bệnh sẽ được hướng dẫn phương hướng chữa bệnh phù hợp. Hiện nay có hai phương pháp điều trị ê buốt răng  phổ biến là trám răng và bọc răng sứ. Cụ thể từng phương pháp có đặc điểm:

  • Phương pháp trám răng:

Chủ yếu phương pháp trám răng được thực hiện cho bệnh nhân sâu răng, nứt hoặc mẻ răng. Ban đầu bác sĩ sẽ nạo và làm sạch chỗ răng sâu, từ vị trí răng bị hư tổn sẽ được đắp lên vật liệu chuyên dụng để tạo hình lại răng. Nguyên vật liệu dùng trám năm là sứ hoặc thạch chao, silicon, tương đối an toàn, trùng màu với răng và có tính thẩm mỹ cao.

  • Phương pháp bọc răng sứ:

Phương pháp bọc răng sức được áp dụng với những trường hợp lỗ sâu răng lớn, hoặc răng bị vỡ nghiêm trọng. Với phương pháp này, ban đầu bác sĩ thực hiện mài men răng vào tạo chụp răng sứ để phủ phần răng đã thao tác.

Phương pháp bọc răng sức có hiệu quả bảo vệ răng thật khỏi tác nhân gây hại bên ngoài. Đồng thời người bệnh không có cảm giác đau tại vị trí bọc răng. Bọc răng sứ được khuyến khích đối với những bệnh nhân bị bệnh lý nặng, trám răng không khắc phục được.

Nhìn chung tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh xảy ra khá phổ biến nhưng việc thăm khám vẫn cần thực hiện càng sớm càng tốt. Điều trị chậm trễ có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho răng, nhiều trường hợp ảnh hưởng đến nướu và tủy răng gây mất răng không hoàn nguyên. Do đó, bệnh nhân trước và sau điều trị cần thăm khám răng định kỳ và tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc để bảo vệ răng hàm khỏe mạnh.

Ngày Cập nhật 13/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *