Sâu răng có nguy hiểm không? Có phục hồi được không?

Sâu răng lâu ngày dễ dẫn đến viêm tủy răng, chết tủy, hôi miệng và mất thẩm mỹ. Có thông tin cho rằng sâu răng có thể tự lành mà không cần điều trị. Bài viết thông tin về vấn đề sâu răng có nguy hiểm không và răng sâu có hồi phục tự nhiên được không. Từ đó người bệnh có thể chủ động trong khâu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Sâu răng có nguy hiểm không? Có phục hồi được không?
Sâu răng là triệu chứng tổn thương răng phổ biến và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Đối với một số trường hợp răng sâu nghiêm trọng có thể gây sưng nướu và làm mất cân đối vùng mặt. Ngoài ra những ảnh hưởng ban đầu của sâu răng là làm giảm chức ăn nhai, mất thẩm mỹ và tâm lý e ngại khi giao tiếp do hôi miệng. Do đó, dù nguy hiểm hay không thì việc điều trị sâu răng vẫn là vấn đề cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Bệnh sâu răng có nguy hiểm không?

Sâu răng là bệnh lý nha khoa không nguy hiểm, bệnh có thể khắc phục dễ dàng ở giai đoạn răng mới bắt đầu chớm sâu. Bùng phát bệnh có thể nghiêm trọng hơn với những trường hợp người bệnh vệ sinh kém, có thói quen ăn uống thiếu khoa học. Điều này sẽ khiến vi khuẩn phát triển và tạo ra lỗ sâu trên bề mặt răng. Các lỗ sâu càng lớn sẽ càng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, triệu chứng có thể lan đến chân răng và tiến vào tủy.

Ban đầu, những tổn thương trên răng sâu chỉ là những đốm trắng bị khuyết trên bề mặt răng. Đối với tình trạng sâu răng nghiêm trọng hơn, các điểm khuyết chuyển sang màu nâu đen trên bề mặt răng hay ở các kẽ răng và gây đau nhức. Đa phần người bệnh thường tỏ ra chủ quan khi nhìn thấy lỗ sâu răng, bởi lúc này vi khuẩn chỉ mới hình thành trên cấu trúc men răng nên chưa gây ra đau đớn đáng kể.

Tình hình nghiêm trọng hơn khi lỗ sâu tới ngà răng. Lúc này người bệnh sẽ cảm nhận tình trạng ê buốt, khó chịu nếu ăn phải các loại thức ăn quá lạnh hay quá nóng. Ở giai đoạn nghiêm trọng, răng sâu sẽ tiến triển nhanh chóng hơn, cơn đau buốt thường xuyên xảy ra nếu tổn thương lan đến tủy. Nếu không điều trị sớm, sâu răng dễ gây gây viêm tủy và làm chết tủy, nhiễm trùng chân răng.

Sâu răng có nguy hiểm không?
Tình trạng sâu răng nghiêm trọng không chỉ mất thẩm mỹ mà còn lây lan nhanh

Sâu răng có thể phát triển thành nhiều bệnh liên quan khác như viêm lợi, viêm nướu răng, viêm nha chu,… tất cả đến từ số lượng vi khuẩn gây sâu răng. Chúng có khả năng sinh trưởng nhanh và ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng, lợi, lưỡi. Do đó mặc dù sâu răng không nguy hiểm nhưng triệu chứng có diễn biến phức tạp khiến việc điều trị khó khăn hơn so với ban đầu.

Biến chứng của bệnh sâu răng

Răng lợi và hệ thần kinh có sự liên kết mật thiết với nhau. Vì vậy, những ảnh hưởng của sâu răng mãn tính cũng như sức khỏe miệng nói chung đều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của cơ thể. Cụ thể sâu răng có liên quan đến các biến chứng như:

Bệnh tiểu đường

Tình trạng sâu răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường phổ biến trong thời gian gần đây. Do tính chất ăn mòn bề mặt răng, men răng, kèm theo đó là những thay đổi và kích thích nằm bên trong khoang miệng mà hoạt động chuyển hóa đường bị ảnh hưởng.

Nhìn chung những kích thích này sẽ ức chế quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng bên trong các thể. Do đó lượng đường tích tụ trong khoang miệng lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường mãn tính. 

Bệnh tim mạch

Bên cạnh những liên quan đến bệnh tiểu đường, sâu răng còn nguy hiểm ở các biến chứng tim mạch nguy cấp. Khi các vi khuẩn gây sâu răng phát triển nhanh chóng, chúng có thể di chuyển đến cơ quan lân cận thông qua tuyến nước bọt, đến máu và bám vào nội mạc cơ tim.

Vi khuẩn sâu răng tấn công vào van tim và khiến lớp nội mạc bị tổn thương. Người bệnh có nguy cơ gặp phải triệu chứng viêm nội mạc nhiễm trùng. Nếu sâu răng gây viêm nướu hay viêm nha chu, khả năng xâm nhập vào tủy rất có nguy hiểm. Vi khuẩn sẽ theo đường máu gây nên biến chứng viêm màng tim, tắc động mạch hay thậm chí là đột quỵ.

Sâu răng có phục hồi được không?
Sâu răng hàm khó điều trị và dễ phát triển thành biến chứng tim mạch

Suy giảm trí nhớ

Tình trạng sâu răng có thể ảnh hưởng đến hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh. Trong đó, sâu răng xâm nhập vào thùy não gây suy giảm trí nhớ. Biến chứng sâu răng sẽ ảnh hưởng đến một phần của vùng não và làm giảm sự nhạy cảm của các dây thần kinh. Từ đó xảy ra  hiện tượng thu hẹp động mạch não gây tắc nghẽn mạch máu não.

Khi thu hẹp động mạch não, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng suy giảm trí nhớ tạm thời.  Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng người bệnh cần phòng tránh những nguy cơ để phòng trị bệnh sớm.

Bị sâu răng có phục hồi được không?

Tình trạng sâu răng gây tổn thương vĩnh viễn rất thường gặp. Đa số những tổn thương ở răng sau giai đoạn thay răng đều là tổn thương không hoàn nguyên. Một thống kê về việc bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn quốc cho thất số răng mà người trưởng thành mất trung bình ở độ tuổi sau 45 là 6,64 chiếc răng.

Có rất nhiều vấn đề về sức khỏe có thể khắc phục thông qua việc bồi bổ dưỡng chất và thay đổi thói quen ăn uống. Tuy nhiên điều này không được áp dụng với người bị sâu răng. Những lỗ trên răng mặc dù đã được nạo và trám kỹ cũng không có khả năng làm liền như hình dạng ban đầu. Do đó, việc điều trị sâu răng là bắt buộc để chữa trị triệu chứng tuyệt đối.

Ngoài ra một số trường hợp sâu răng nhẹ, chưa hình thành lỗ sâu có khả năng hồi phục khi sử dụng thuốc bôi tại chỗ, hoặc kem đánh răng có tác dụng chữa sâu răng. Tác dụng của thuốc kháng sinh bôi tại chỗ sẽ loại trừ được những mầm mống vi khuẩn hình thành tại khu vực răng sâu. Khi ức chế được sự phát triển của số vi khuẩn này, răng có thể hồi phục khỏe mạnh nhưng không thể trở lại hiện trạng trắng sáng ban đầu.

Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ vitamin D cũng hỗ trợ cho quá trình chữa lành các lỗ sâu. Sau khi nạo sạch khoang sâu răng, một lỗ khuyết được hình thành trên răng và lỗ này không thể nào tự hồi phục và đầy lại. Tuy nhiên khi được bù khoáng chất cho răng có thể hỗ trợ khắc phục sự hư hỏng của lớp men răng hiệu quả.

Điều trị sâu răng không tái phát

Sâu răng là những hư hỏng ở cấu trúc men răng do vi khuẩn gây ra. Sâu răng cũng là bệnh răng miệng xảy ra phổ biến nhất trên thế giới. Thông thường nguyên nhân gây sâu rằng đến từ sự kết hợp giữa các yếu tố như: Thức ăn và vệ sinh răng miệng, trong đó chất đường, tinh bột, vi khuẩn sau thời gian tích tụ lâu ngày gây ăn mòn cấu trúc răng.  

Sâu răng có phục hồi được không?
Điều trị sâu răng đơn giản khi triệu chứng mới chớm

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chăm sóc răng miệng, kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ hoặc dùng dưới dạng uống.

Tuy nhiên khi sâu răng đã hình thành lỗ, việc điều trị bảo tồn không hiệu quả thì người bệnh cần phải áp dụng các biện pháp chữa trị sâu răng chuyên sâu. Hiện nay có 2 cách điều trị sâu răng cơ bản gồm có:

– Tái khoáng cho răng: Phù hợp với những trường hợp răng bị sâu giai đoạn đầu, trên răng có những đốm nhỏ màu vàng đục. Nha sĩ sẽ thực hiện thủ thuật tái khoáng cho răng, phương pháp này có tác dụng phục hồi men răng và bảo vệ răng.

 – Trám răng: Được áp dụng cho những trường hợp men răng đã xuất hiện những lỗ sâu răng nhỏ, có màu vàng hoặc đen. Trám răng an toàn và không ảnh hưởng đến tủy răng, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm sâu răng.

Để thực hiện trám răng, đầu tiên cần làm sạch răng và sau đó trám bít lỗ sâu bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Hình thức này sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn sâu răng sang các vùng răng khác, nhờ đó mà răng sâu sẽ được định hình thành trạng thái răng mới hoàn toàn.

Lưu ý điều trị sâu răng có hiệu quả tốt

Theo khuyến cáo của các chuyên gia răng miệng, việc điều trị sâu răng cần được diễn ra sớm trước khi tình trạng răng trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc dưới đây để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh hơn:

  • Tránh xa thực phẩm có chứa đường

Đường và tinh bột nói chung đều là những nhóm chất gây hại cho cấu trúc tạo men răng. Do không chỉ nuôi dưỡng vi khuẩn, đường và tinh bột còn làm cản trở hoạt động làm sạch tự nhiên. Chúng gây ra tình trạng khô miệng sau khi ăn và cung cấp tính axit cao làm mất khoáng của răng.

Do đó nhóm thực phẩm cần được loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày của người bị sâu răng gồm: bánh ngọt, nước ngọt, kẹo, soda, hay thậm chí là trài cây có vị ngọt. Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế đường bằng mật ong nguyên chất ở những trường hợp cần thiết ở mức độ vừa phải.

  • Không dùng thực phầm có axit phytic 

 Thành phần axits phytic là một chất chặn khoáng và enzym ức chế. Hoạt chất này thường có nhiều trong các loại bột lúa mì tinh chế, ngũ cốc, các loại hạt, đậu,… Nhiều nghiên cứu chứng minh thành phần axits phytic có thể gây thiếu hụt khoáng và loãng xương.

sâu răng kiêng ăn gì
Nhóm các thực phẩm có nhiều axit phytic gây ức chế hoạt động sản sinh men răng

Chúng cũng khiến cho 80% phốt pho trong ngũ cốc và đậu khó có thể hấp thụ hình thành men răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, thành phần axit này cũng ngăn chặn việc hấp thu các chất khoáng như canxi, magie, sắt, kẽm… cần thiết cho cấu trúc răng miệng.

Nếu bổ sung axits phytic vượt mức sẽ tạo ra sự tan khoáng của cơ thể trong xương và răng. Do đó người bị sâu răng nên sử dụng ngũ cốc, các loại đậu khi chúng đã được lên men chua. Hình thức này sẽ giúp giảm axit phytic khoảng 50 đến 100% và bổ sung thêm nhiều khoáng chất có lợi cho răng miệng hơn.

  • Uống sữa nguyên chất 

Sữa và các chế phẩm từ sữa có vai trò cần thiết trong hoạt động cấu trúc lại mô xương và răng. Đối với trẻ em bị sâu răng, vitamin D và canxi có trong sữa có tác dụng giúp lỗ sâu liền lại và tăng cường đề kháng bảo vệ răng miệng. Ngoài ra, sữa tươi còn có nhiều vitamin K2, vitamin D3, magiê, phốt pho cùng nhiều vitamin tan trong dầu.

Bên cạnh uống sữa, dùng sữa chua, các loại pho mai tươi, bơ cũng là sự lựa chọn tốt cho người bị sâu răng. Tuy nhiên nên ưu tiên các chế phẩm không có đường để kiểm soát lượng đường tiếp nạp tồn đọng tại răng và khoang miệng.

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có vai trò hình thành hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó người bệnh có thể kháng lại sự hình thành của vi khuẩn gây sâu răng. Để phòng bệnh, bạn cần tăng lượng chất khoáng, vitamin tan trong dầu, canxi và Vitamin D. Chủ yếu đến từ các thực phẩm sau:

  • Bổ sung đạm động vật như nước dùng xương, thịt, cá, trứng.
  • Rau xanh, củ quả sống và được nấu chín đa dạng màu sắc.
  • Chế phẩm sữa tươi, sữa đậu nành, phô mai, bơ, sữa chua.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C: Cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây, táo…
  • Trứng, các loại đậu giúp bổ sung vitamin D và canxi cho răng nướu khỏe mạnh.
  • Thực phẩm có chứa các chất béo lành mạnh như dầu dừa, bơ, oliu, cá…
  • Bổ sung các loại hạt khô như hạnh nhân, óc chó, hạt bí, đậu nành.
  • Hạn chế nhóm thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm đóng gói hoặc thức ăn nhanh.
điều trị sâu răng
Cần kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm có đường và tinh bột khi bị sâu răng
  • Dùng kem đánh răng chứa nhiều khoáng chất

Sử dụng các loại kem đánh răng có thành phần clorua là cách bổ sung khoáng chất trực tiếp giúp tái tạo cấu trúc răng. Để khoáng hóa mạnh mẽ cho mô răng, có thể tham khảo công thức làm kem đánh răng tự nhiên theo hướng dẫn sau:

  • 4 muỗng canh dầu dừa
  • 2 muỗng baking soda
  • 1 muỗng xylitol hoặc 1/8 muỗng cỏ ngọt
  • 20 giọt bạc hà hoặc dầu đinh hương
  • 20 giọt khoáng chất hoặc bột canxi/magie

Trộn tất cả các hỗn hợp kể trên thành dung dịch. Sau khi súc miệng bằng nước sạch, đem hỗn hợp bôi lên răng và dùng bàn chải lông mềm đánh răng kỹ trong 3 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần/ngày thay thế kem đánh răng để cải thiện cấu trúc men răng.

  • Sử dụng dầu dừa súc miệng

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn tốt, đồng thời chất béo có trong dầu dừa hỗ trợ cấu trúc men răng phát triển tự nhiên. Mỗi ngày người bệnh nên súc miệng bằng dầu dừa trong 20 phút vào buổi sáng sau ngủ dậy. Sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước ấm, đánh răng như bình thường.

Với những thông tin trong bài viết trên, ho vọng bạn đọc đã có cái nhìn rõ hơn về vấn đề “Sâu răng có nguy hiểm không? Có phục hồi được không?”. Thực tế, những tổn thương xảy ra trên răng rất khó hồi phục lại hiện trạng ban đầu. Do đó việc phòng ngừa sâu răng bằng cách chú trọng chăm sóc răng miệng, kiểm tra răng miệng định kỳ là cách tốt nhất để có hàm răng khỏe mạnh.

Ngày Cập nhật 11/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *