Sưng chân răng không nên ăn gì cho mau khỏi và giảm đau?

Tình trạng sưng chân răng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về răng miệng. Để điều trị, trước niên cần xác định nguyên nhân gây viêm và sưng chân răng. Trong đó chế độ ăn uống góp phần hỗ trợ bệnh mau khỏi và giảm đau.

Sưng chân răng không nên ăn gì
Sưng chân răng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng mà người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân

Sưng chân răng khi không điều trị sớm có thể tiến triển thành viêm nha chu. Đây là nguyên nhân chính gây ra mất răng hàng loạt. Vì thế viện tiến hành thăm khám càng sớm sẽ giúp người bệnh kiểm soát được các nguy cơ rủi ro xảy ra.

Nguyên nhân gây sưng chân răng 

Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng sưng chân răng có thể là do viêm nướu, viêm da nhu, nhiễm trùng,… Tuy nhiên nguyên nhân do viêm nướu được xem là nguyên nhân phổ biến nhất khiến chân răng bị sưng và đau nhức. Tình trạng sưng nướu chân răng có thể xảy ra tạm thời do các kích ứng từ thức ăn, hoặc do chấn thương. Trường hợp này, biểu hiện sưng khá nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị.

Viêm nướu răng gây sưng chân răng thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đủ sạch. Điều này tạo điều kiện hình thành các mảng bám tích tụ giữa nướu và răng, từ đó gây viêm và đau nhức. Ngoài ra sưng chân răng cũng là một dấu hiệu của sâu răng, bệnh phát triển từ các vi khuẩn và thức ăn bám trên răng không được làm sạch.

Đa số các trường hợp sưng chân răng đều không nguy hiểm. Triệu chứng thường gây đau nhức, và có thể cải thiện bằng các loại thuốc kháng sinh chữa sưng nướu răng. Tuy nhiên, bệnh viêm nướu răng có thể phát triển nghiêm trọng hơn thành viêm nha chu và gây rụng răng. Từ vị trí rụng răng khiến hàm răng mất cân bằng và có xu hướng lệch theo thời gian. 

Những nguyên nhân gây sưng chân răng còn có thể là do nhiễm trùng. Nhiễm trùng chủ yếu do nấm và virus gây ra. Nhóm vi nấm gây bệnh răng miệng gồm có:

• Vi khuẩn Herpes ở miệng: Bệnh Herpes có thể gây viêm loét ở miệng và nướu. Triệu chứng của bệnh phát triển âm thầm,  một trong số đó là biểu hiện sưng nướu răng.

• Nấm miệng: Triệu chứng sưng chân răng kèm theo ngứa thường là do nấm miệng. Vi nấm trong miệng tương đối lành tính, tuy nhiên khi chúng phát triển quá nhiều sẽ hình thành nấm lưỡi hay tưa lưỡi. Triệu chứng này thường gặp ở trẻ em.

• Sâu răng: Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến có đặc trưng là đau nhức răng. Khi răng đã bị sâu, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến áp xe răng và sâu răng lan rộng, dân đến sưng nướu răng.

Nhìn chung những nguyên nhân gây sưng chân răng đều đến từ vấn đề vệ sinh răng miệng không đúng phương pháp. Điều này có thể đến từ các vụn thức ăn, mảng bảm còn sót lại bên trên nướu hình thành nên ổ vi khuẩn xâm nhập vào nướu gây sưng viêm. Vì thế người bệnh nên bắt đầu điều trị cơ bản bằng cách chăm sóc răng miệng chỉn chu hơn để kiểm soát triệu chứng.

Bị sưng chân răng nên kiêng ăn gì để giảm sưng đau?

Để không làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm nướu, sưng đau nhói ở chân răng thì người bệnh nên kiêng cữ các nhóm thực phẩm sau

Thực phẩm chứa tinh bột, đường và acid: Đây là nguyên chính gây ra mảng bám làm triệu chứng viêm chân răng nghiêm trọng. Các acid khiến vùng chân răng bị viêm bỏng rát và dễ lây sang các vùng lân cận. Nhóm chất này nó nhiều trong các loại bánh kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, soda, thức ăn chế biến sẵn.

Thịt có sợi: Mặc dù chất đạm rất có lợi cho hoạt động tái tạo cấu trúc răng. Nhưng thời gian này người bệnh nên kiêng thịt gà, thịt bò,… do sợi thịt mảnh và dễ mắc vào một số kẽ răng. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng dễ gây sưng, chảy máu và làm triệu chứng viêm nướu răng nặng hơn.

Thực phẩm có vị chua, cay: Thức ăn có vị cay nóng có khả năng làm cho vùng nướu sưng bị bỏng, rát và lở loét. Nếu không muốn cơn đau nhức và sưng, viêm ở nướu nghiêm trọng hơn thì người bệnh nên kiêng nhóm thực phẩm này.

Sưng chân răng không nên ăn gì
Người bị sưng chân răng không nên ăn thực phẩm cay nóng để mau khỏi bệnh

Chất kích thích: Bao gồm bia rượu, cà phê, thuốc lá,…. đây là nguyên nhân làm tăng tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và không rửa trôi và tiến triển khiến viêm nướu răng, sâu răn nặng thêm.

Thức ăn lạnh: Cụ thể là kem, đá lạnh sẽ gây kích ứng khiến nướu sưng thêm. Người bệnh chỉ nên sử dụng thực phẩm với mức nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Bị sưng chân răng nên ăn gì cho mau khỏi?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bị sưng chân răng nên bổ sung tăng cường  các nhóm thực phẩm hỗ trợ nướu và răng chắc khỏe. Trong đó nhóm thực phẩm giúp cải thiện tình trạng đau nhức gồm có:

Gừng

Gừng là thực phẩm giàu chất chống viêm, từ đó có thể tạo ra sự ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Hoạt chất có trong gừng cũng giúp các mô mềm trong miệng khỏe hơn, đẩy lùi cơn đau nhức.

Sưng chân răng không nên ăn gì cho mau khỏi
Gừng có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả triệu chứng sưng chân răng

Trong Y học dân tộc, gừng được xem là một vị thuốc có thể điều trị tốt các chứng nhiễm trùng, sưng, viêm nướu răng toàn bộ cơ thể nói chung. Người bệnh có thể bổ sung gừng để điều trị đau nhức chân răng bằng cách uống trà gừng và mật ong. Hoặc thêm gừng vào trong một số món ăn hằng ngày.

Thực phẩm giàu chất xơ

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ có công dụng hiệu quả trong việc làm sạch các mảng bám và vết bẩn tồn tại trong khoang miệng. Ngoài ra, khi bổ sung chất xơ thì hoạt động tiết nước bọt cũng diễn ra nhiều hơn, từ đó có thể khắc phục được chứng khô miệng.

Vì thế khi người bệnh bị sưng chân răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa và điều trị triệu chứng và bảo vệ nướu răng. Nhóm các thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho răng miệng gồm có: bông cải xanh, các loại súp lơ, xà lách, rau cần tây. Ngoài ra nhóm trái cây giàu chất xơ gồm có táo, lê, chuối, bơ và các loại đậu.

Tỏi

Tương tự như gừng, tỏi cũng là thực phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm sưng rất hiệu quả. Trong đó người bệnh bị đau và sưng chân răng rất cần đến thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày. Trong tỏi tươi tồn tại hợp chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

Bổ sung Allicin bằng cách sử dụng tỏi chế biến thành món ăn, hoặc bạn dùng nước éo tỏi hòa cùng với muối bôi lên vị trí nướu răng bị sưng nhức.

Trái cây chứa Vitamin C

Nhóm trái cây chứa vitamin C có công dụng hiệu quả trong điều trị bệnh viêm, nhiễm khuẩn, trong đó có bệnh răng miệng. Người bị sưng chân răng nên bổ sung Vitamin C từ cam, chanh, bưởi, đu đủ, nho, dâu tây…để tăng sức đề kháng.

Vitamin C sẽ thúc đẩy hoạt động tái tạo tế bào và kháng thể hình thành nên các tế bào mới hỗ trợ giảm đau, giảm sưng.  Cần lưu ý, sau khi dùng các loại trái cây giàu vitamin C thì người bệnh cần súc miệng lại bằng nước. Do nhóm trái cây này cũng rất giàu acid, nếu tồn đọng lại ở chân răng có thể là trầm trọng tình trạng sưng và đau nhức.

Trà xanh

Trà xanh là đồ uống có lợi cho người bị viêm lợi, viêm chân răng, đau và sâu răng nói chung. Tốt nhất nên uống trà xanh và trà đen hàng ngày vì chúng chứa polyphenols. Hoạt chất này có tác dụng tốt đối với sức khỏe răng miệng.

Sưng chân răng không nên ăn gì
Trà xanh rất tốt cho người bị sưng chân răng

Thành phần polyphenols có trong trà xanh mang lại hiệu quả chống viêm, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tạo ra các mảng bám cao răng. Vì thế, việc người bệnh suy trì thói quen uống trà mỗi ngày sẽ giúp khắc phục tình trạng đau nhức chân răng hiệu quả. 

Để giảm đau, kháng viêm do bệnh viêm nha chu, người bệnh nên uống trà ấm hoặc súc miệng bằng nước cốt trà xanh. Cũng nên lưu ý, sau khi uống trà người bệnh nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh tình trạng răng bị xỉn màu.

Thực phẩm có chứa Acid Lactic

Nhóm thực phẩm có chứa thành phần Acid Lactic có thể hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch mạnh mẽ. Từ đó, cơ thể người bệnh có sự chủ động kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây ra tổn thương ở răng miệng.

Ngoài ra Acid Lactic còn có tác dụng làm giảm đau nhức, ngăn ngừa sự phát triển lan rộng của bệnh sâu răng. Nhóm chất này có nhiều trong các thực phẩm lên men như bánh mì, bột gạo, bánh bao, sữa chua…

Mật ong

Trong điều trị viêm và đau răng Y học dân tộc chú trọng công dụng của mật ong. Mật ong có khả năng kháng khuẩn và khử trùng đáng kể. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng mật ong kết hợp với chanh hoặc gừng để uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng mật ong để bôi trực tiếp lên vùng nướu viêm nhiễm sau khi đánh răng giúp tăng khả năng bảo vệ răng khỏi vi khuẩn.

Phương pháp điều trị sưng chân răng tại nhà

Sưng chân răng không nên ăn gì
Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa sưng chân răng

Nên chú ý chăm sóc ngay khi chân răng có biểu hiện sưng nhẹ. Điều này sẽ hạn chế được những nguy cơ gây viêm nướu, viêm nha chu nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số cách trị sưng chân răng đơn giản, người bệnh nên áp dụng càng sớm càng tốt:

– Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch răng và nướu. Sau khi răng và nướu được làm sạch sẽ bớt đau và sưng.

– Súc miệng bằng nước muối, hoặc nước trà xanh hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.

– Uống nhiều nước hỗ trợ hoạt động sản xuất nước bọt để làm giảm sự hình thành vi khuẩn gây bệnh.

– Hạn chế thức ăn có nhiều đường, tinh bột, các loại bánh kẹo, đồ uống có cồn và thuốc lá.

– Sử dụng đá chườm tại vùng chân răng bị sưng để giúp giảm sưng, giảm đau.

–Người bệnh nên ăn thực phẩm lỏng, hạn chế nhai để giảm các áp lực lên chân răng.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Sưng chân răng không nên ăn gì cho mau khỏi và giảm đau”. Hi vọng bạn đọc có thể tìm được phương pháp điều trị phù hợp với bản thân và áp dụng đúng cách. Với những trường hợp sưng đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến các trung tâm uy tín để được hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Ngày Cập nhật 10/01/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *