Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi phải làm sao?

Nhiệt miệng sưng lợi thường xảy ra ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo, hệ miễn dịch suy giảm, viêm chân răng, sâu răng… Để điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi, phụ huynh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có các biện pháp xử lý phù hợp.

Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi phải làm sao?
Tìm hiểu trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi phải làm sao? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ em là bệnh gì?

Nhiệt miệng sưng lợi xảy ra ở trẻ em thực chất là một dạng viêm loét niêm mạc miệng. Bệnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Cụ thể như sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo, hệ miễn dịch suy giảm, viêm chân răng, sâu răng…

Theo Y học cổ truyền, nhiệt miệng xảy ra đồng thời với chứng sưng lợi là do hỏa độc. Điều này có nghĩa cơ thể bị tác động bởi nhiệt độ từ các tác nhân bên ngoài khiến miệng và nướu có dấu hiệu lở loét, nóng rát và đau nhói. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị khô miệng, hơi thở hôi, lưỡi đỏ, viêm loét niêm mạc.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi

Nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi xảy ra ở trẻ nhỏ gồm:

  • Thực phẩm: Việc sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ khiến cơ thể của trẻ bị nóng trong. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi.
  • Bệnh lý: Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi có thể do một số nguyên nhân bệnh lý. Bao gồm viêm tủy răng, viêm chóp răng, sâu răng, viêm chân răng…
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm được đánh giá là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi xuất hiện. Điều này xuất hiện là do khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể của trẻ không đủ khả năng để chống lại vi khuẩn, nấm và nhiều tác nhân gây bệnh khác. 
  • Suy giảm chức năng gan: Chức năng gan suy giảm khiến cơ thể suy yếu, tổn thương và hoạt động kém. Điều này khiến gan không thể lọc hết lượng độc tố có hại trong cơ thể như chì, asen… Lượng độc tố không được đào thải sẽ tích tụ trong niêm mạc. Lâu ngày gây ra tình trạng viêm loét miệng kèm chứng sưng lợi.
  • Nhiễm khuẩn: Trong quá trình sinh hoạt, cơ thể của trẻ bị nhiễm những dòng khuẩn ái khí, nấm cộng sinh và kỵ khí. Từ đó khiến cơ thể mất cân bằng sinh học và dẫn đến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi. Ngoài ra bệnh lý này cũng có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm virus CMV, VZV và virus HSV, HHV… gây ra.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như iron, vitamin B13, sắt sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và gây bệnh.
  • Tổn thương niêm mạc: Tổn thương niêm mạc có thể xảy ra khi trẻ sử dụng bàn chải đánh răng quá mạnh hoặc dùng những vật nhọn khác để đâm vào.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Nhiệt miệng sưng lợi xảy ra do trẻ bị tổn thương niêm mạc khi sử dụng bàn chải đánh răng quá mạnh hoặc dùng những vật nhọn khác để đâm vào

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi

Khi bị nhiệt miệng sưng lợi, trong miệng của trẻ sẽ đột nhiên hình thành một hoặc nhiều đốm màu trắng. Thời gian đầu xuất hiện, những đốm trắng này sẽ có kích thước dao động trong khoảng từ 1 – 2cm. Tuy nhiên sau vài ngày, kích thước của các đốm trắng trong miệng tăng lên đáng kể, kích thước của chúng có thể lên đến 10mm.

Đốm trắng trong miệng xuất hiện thường kèm theo bọc nước. Bọc nước này sẽ vỡ trong vài ngày hoặc khi có va chạm. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm loét miệng. Bệnh nhiệt miệng sưng lợi khiến những đốm trắng không chỉ hình thành trong niêm mạc miệng và còn xuất hiện trên lợi kèm theo tình trạng sưng, viêm.

Các vết loét ở phía trên nướu răng, bề mặt của lưỡi và bên trong miệng thường gây ra cảm giác đau rát nghiêm trọng khi sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, thức ăn cứng, thực phẩm mặn… Ở một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể không ăn được bất kỳ thứ gì cho đến khi vết loét cũng như các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Ngoài ra khi bị nhiệt miệng sưng lợi, phụ huynh còn nhìn thấy trẻ có những biểu hiện sau:

  • Miệng tiết ra rất nhiều nước dãi
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng
  • Sốt cao kèm theo hiện tượng nổi hạch ở cổ trong trường hợp trẻ bị viêm loét nặng
  • Cơn sốt xuất hiện đột ngột
  • Lợi sưng và có thể tiết ra máu.

Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ em không quá nghiêm trọng. Bệnh có thể tự khỏi trong 1 tuần. Tuy nhiên trẻ vẫn thường xuyên có cảm giác khó chịu và đau đớn do những triệu chứng của bệnh cũng nhưng tổn thương tại vùng họng vẫn chưa khỏi hẳn. 

Để cải thiện tình trạng đau đớn và cảm giác khó chịu do bệnh mang lại, cha mẹ có thể cho trẻ áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau:

  • Sử dụng gel và thuốc bôi điều trị lở miệng: Một số loại gel và thuốc bôi điều trị lở miệng có thể giúp trẻ  khắc phục nhanh tình trạng nhiệt miệng sưng lợi. Đồng thời chống viêm và thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương. Đa số gel và thuốc điều trị lở miệng có thể dùng được cho trẻ em vì thuốc tương đối an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng với thành phần của thuốc, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng.
  • Súc miệng với nước muối pha loãng: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng, nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Việc sử dụng nước muối và nước ấm để súc miệng có thể giúp trẻ kháng viêm, chống khuẩn, ức chế hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó việc sử dụng nước muối loãng còn giúp miệng tổn thương mau chóng se lại, giúp giảm cảm giác đau rát và khó chịu. Để chữa bệnh, mỗi ngày mẹ nên cho con súc miệng với nước muối loãng 4 lần cho đến khi bệnh tình được khắc phục.
  • Thoa mật ong: Sử dụng mật ong thoa lên khu vực bị tổn thương có thể giúp xoa dịu nhanh tình trạng nóng rát, đau đớn do bệnh nhiệt miệng sưng lợi gây ra. Tuy nhiên nếu tình trạng nhiệt miệng sưng lợi xuất hiện ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi, bạn không nên sử dụng mật ong để chữa bệnh cho trẻ. Thay vào đó bạn nên áp dụng một biện pháp thích hợp hơn.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, có kích thước phù hợp: Sử dụng bàn chải đánh răng cứng hay có kích thước không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhiệt miệng sưng lợi hình thành và phát triển ở trẻ nhỏ. Chính vì thế, bạn nên cho con sử dụng bàn chải có kích thước phù hợp và có lông chải mềm. Điều này sẽ giúp hạn chế cơn đau xuất hiện đụng phải các vết loét.
  • Ăn thức ăn lỏng: Những vết loét xuất hiện trong miệng gây đau đớn khiến trẻ không muốn ăn. Trong thời gian này, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng. Bởi thức ăn lỏng có thể giúp trẻ dễ nuốt và không gây đau đớn. Bên cạnh đó, bạn cần tránh cho con sử dụng thực phẩm quá cứng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, có tính axit hoặc mặn. Bởi những loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước: Mất nước là yếu tố có khả năng tác động và khiến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng sưng nướu cùng các vết loét có thể khiến bé có cảm giác nóng và đau rát nghiêm trọng. Từ đó khiến trẻ không muốn uống nước. Tuy nhiên uống nhiều nước là một trong những biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh nhiệt miệng sưng lợi. Vì thế bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp bệnh tình mau chóng khỏi.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một trong những biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh nhiệt miệng sưng lợi

Phương pháp điều trị nhiệt miệng sưng lợi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để khắc phục tình trạng trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi, cha mẹ có thể đưa các nguyên liệu thiên nhiên vào quá trình chữa bệnh của trẻ. 

Cách trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng mật ong

Bên trong mật ong nguyên chất là hàm lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Những chất này đều có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn,  ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại và làm dịu nhanh các tổn thương. 

Ngoài ra vị ngọt và các dưỡng chất có lợi trong mật ong còn giúp trẻ xoa dịu nhanh cảm giác khó chịu, đau rát, giúp quá trình ăn uống của trẻ được thuận lợi hơn.

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ
  • Sử dụng ngón tay chấm một lượng vừa đủ mật ong nguyên chất, sau đó thoa lên  những khu vực có vết loét
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Mẹ cần kiên trì cho trẻ áp dụng cách trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng mật ong từ 3 – 4 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình của trẻ thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý: 

  • Mẹ cần tránh cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong nguyên chất. Bởi một số hoạt chất trong mật ong có thể khiến trẻ dưới 1 tuổi bị ngộ độc.

Cách kết hợp mật ong và củ nghệ điều trị nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ

Củ nghệ chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm se miệng vết loét và thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong củ nghệ còn nổi tiếng với với khả năng sát khuẩn và chống viêm. Đồng thời giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị nhiệt miệng sưng lợi.

Việc sử dụng kết hợp mật ong nguyên chất và nghệ tươi có thể giúp trẻ phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm tại vết loét, làm giảm đau và giúp vết loét lành lại nhanh hơn.

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất 
  • Một củ nghệ nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ nghệ, rửa sạch và thái nhỏ
  • Thực hiện giã nát nghệ trong cối
  • Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt nghệ
  • Trộn nước cốt nghệ cùng với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1, khuấy đều
  • Sử dụng tăm bông thấm hỗn hợp mật ong và nước cốt nghệ, sau đó thoa vào những vị trí vết loét
  • Cho trẻ ngậm từ 5 – 10 phút
  • Bạn cần cho trẻ áp dụng cách kết hợp mật ong và củ nghệ điều trị nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ từ 2  -3 lần trong 3 ngày. Việc kiên trì sử dụng sẽ giúp các vết loét mau chóng lành.

Lưu ý: 

  • Mẹ cần tránh cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng cách kết hợp mật ong và củ nghệ điều trị nhiệt miệng sưng lợi.
Cách kết hợp mật ong và củ nghệ điều trị nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ
Cách kết hợp mật ong và củ nghệ điều trị nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ

Cách chữa trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng dừa

Nước dừa, dầu dừa hoặc sữa trong dừa đều chứa các dưỡng chất có khả năng cải thiện tình trạng đau rát, lở loét và nhiều vấn đề khác liên quan đến tình trạng nhiệt miệng sưng lợi. Do đó bạn có thể cho trẻ uống nước dừa cách 2 ngày 1 lần. Đồng thời cho trẻ súc miệng bằng sữa dừa hoặc sử dụng dầu dừa nguyên chất để chữa bệnh.

Nguyên liệu:

  • Dầu dừa nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ
  • Sử dụng ngón tay chấm một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất, sau đó thoa lên  những khu vực có vết loét
  • Sau 5  – 10 phút mẹ cho bé nhả bỏ dầu dừa
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Mẹ cần kiên trì cho trẻ sử dụng dầu dừa nguyên chất điều trị nhiệt miệng sưng lợi từ 3 – 4 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình của trẻ thuyên giảm đáng kể.

Cách dùng bơ sữa điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi

Bên trong bơ sữa chứa rất nhiều axit lactic. Loại axit này có khả năng ức chế quá trình hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Đồng thời tiêu diệt tác nhân gây hại và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ra vị ngọt trong bơ sữa còn mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ nhỏ, giúp giảm đau, cải thiện tình trạng nóng rát, sưng và viêm nướu.

Nguyên liệu:

  • Bơ sữa.

Cách thực hiện:

  • Thoa một ít bơ sữa lên những khu vực đang bị tổn thương
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày
  • Mẹ cần kiên trì cho trẻ áp dụng cách dùng sữa bơ điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi mỗi ngày cho đến khi bệnh tình được khắc phục.

Lưu ý:

  • Chỉ được sử dụng bơ sữa hàng cho những trẻ trên 8 tháng tuổi và những trẻ đã biết đi.
Cách dùng bơ sữa điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Cách dùng bơ sữa điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi

Cách điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng sữa đông

Tương tự như sữa bơ, sữa đông cũng có khả năng cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh nhiệt miệng sưng lợi. Bởi trong loại sữa này cũng có thành phần là axit lactic. Bên cạnh đó sữa đông còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì thế mẹ có thể kết hợp sữa đông cùng với trái cây và cho trẻ ăn mỗi ngày.

Nguyên liệu:

  • Một ít trái cây tươi như dâu tây, dâu tằm, mít, bơ, dứa…
  • Sữa đông.

Cách thực hiện:

  • Thái trái cây thành từng lát mỏng và cho vào ly
  • Thêm một lượng sữa đông vừa đủ vào ly
  • Dùng muỗng dằm nát và cho bé thưởng thức. Hoặc bạn cũng có thể cho các nguyên liệu vào máy và tiến hành xay nhuyễn để làm món sinh tốt
  • Mẹ có thể cho trẻ áp dụng cách điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng sữa đông 1 lần mỗi ngày để kiểm soát sự phát triển của các vết loét. Đồng thời giúp giảm đau, cải thiện tình trạng sưng lợi và nhiệt miệng.

Cách sử dụng lá húng quế điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi

Các hoạt chất được tìm thấy trong lá húng quế nổi tiếng với khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng phòng ngừa sự xâm nhập và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Đồng thời giúp giảm đau, làm dịu vết loét và khắc phục tình trạng nhiệt miệng sưng lợi.

Ngoài ra việc sử dụng lá húng quế còn giúp trẻ phòng ngừa và điều trị cảm lạnh, sốt, ho và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp.

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 lá húng quế.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá húng quế trong nước muối pha loãng
  • Mẹ cho bé nhai lá húng quế trong 5 phút, sau đó nhả bỏ phần bã
  • Để kiểm soát bệnh lý, giúp các vết loét mau chóng lành, mẹ nên cho trẻ áp dụng cách điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi bằng lá húng quế mỗi ngày 2 lần. Áp dụng liên tục cho đến khi bệnh tình được khắc phục.
Cách sử dụng lá húng quế điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Cách sử dụng lá húng quế điều trị trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi

Cách chữa trị nhiệt miệng sưng lợi cho trẻ bằng cam thảo

Cam thảo có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn cao. Việc sử dụng cam thảo sẽ giúp trẻ khử trùng, sát khuẩn, phòng ngừa và điều trị tình trạng viêm loét. Đồng thời giúp giảm đau, giảm sưng và cải thiện tốt tình trạng nhiệt miệng sưng lợi.

Cách 1: Sử dụng nước sắc cam thảo

Nguyên liệu:

  • 20 gram cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 20 gram cam thảo trong nồi chứa 600ml nước lọc
  • Đợi 20 phút để tinh  chất của cam thảo thục ra nước
  • Tắt bếp và để nguội bớt
  • Chia nước cam thảo thành 4 – 5 phần và cho trẻ uống trong ngày
  • Trẻ cần kiên trì sử dụng nước sắc cam thảo mỗi ngày trong 3 ngày sẽ thấy các vết loét giảm đau, giảm viêm. Đồng thời giảm sưng lợi.

Cách 2: Sử dụng kết hợp bột cam thảo và mật ong nguyên chất

Nguyên liệu:

  • Một lượng vừa đủ bột cam thảo
  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Trộn bột cam thảo cùng mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp đặc sệt
  • Bôi hỗn hợp này lên những khu vực có vết loét
  • Mẹ cho trẻ sử dụng kết hợp bột cam thảo và mật ong nguyên chất từ 1 – 2 lần/ngày trong 3 ngày để điều trị nhiệt miệng sưng lợi.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Thông thường tình trạng nhiệt miệng sưng lợi ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu nhận thấy trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi kèm theo một trong những dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

  • Đau ở vùng bụng
  • Sút cân
  • Sốt cao bất thường
  • Trong phân có lẫn chất nhầy hoặc máu
  • Loét hoặc viêm vùng da xung quanh hậu môn. Ở một số trường hợp, tình trạng nhiệt miệng sưng lợi là hậu quả gián tiếp của bệnh viêm ruột hoặc viêm loét dạ dày.

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi

Tránh thực hiện các hoạt động làm tổn thương niêm mạc trong ăn uống hay đánh răng được đánh giá là biện pháp phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng sưng lợi hiệu quả nhất. Ngoài ra để phòng ngừa, mẹ có thể cho trẻ thực hiện thêm một số biện pháp sau:

  • Tránh ăn uống quá khuya
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng. Đánh răng 2 lần mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng…
  • Uống nhiều nước
  • Tăng cường bổ sung vitamin và nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể bằng các loại trái cây, rau củ quả…
Biện pháp phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
Tăng cường bổ sung vitamin và nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể là biện pháp phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi hiệu quả

Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi thường không gây nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 – 5 ngày điều trị hoặc xuất hiện cùng với các biểu hiện bất thường khác, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra. Đồng thời có những biện pháp xử lý phù hợp.

Ngày Cập nhật 24/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *