Phác Đồ Điều Trị Viêm Gan C Của Bộ Y Tế

Việc điều trị viêm gan C thường gặp nhiều khó khăn do bệnh không có biểu hiện lâm sàng cũng như triệu chứng cụ thể. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế để nhận biết bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp.

Phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế
Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế

Bệnh viêm gan C là gì?

Viêm gan C là bệnh do virus viêm gan C gây ra. Virus viêm gan C thuộc họ Flaviviridae, có hình cầu và có khả năng tấn công, gây tổn thương tế bào gan và làm ảnh hưởng đến chức năng gan.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, hiện tại có khoảng 170 triệu trường hợp bệnh viêm gan C, tỷ lệ chiếm khoảng 3% dân số thế giới. Viêm gan máu lây nhiễm qua đường máu, có thể dẫn đến viêm gan C cấp tính, xơ gan, ung thư gan và tăng nguy cơ tử vong.

Tại Việt Nam, các trường hợp nhiễm virus viêm gan C ngày càng phổ biến và tăng dần theo từng năm.

Chẩn đoán bệnh viêm gan C

1. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

– Triệu chứng lâm sàng:

Hầu hết các trường hợp viêm gan C không có biểu hiện lâm sàng cụ thể. Các triệu chứng bệnh thường dễ bị nhầm lẫn thành các tình trạng khác và gây khó khăn cho công việc điều trị.

Các dấu hiệu lâm sàng viêm gan C thường bao gồm:

  • Mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng
  • Đau nhẹ ở sườn bên phải
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau cơ hoặc đau nhức xương khớp
  • Vàng da nhẹ, xuất hiện theo từng đợt kèm theo tình trạng sụt cân không rõ lý do

Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể xuất hiện các biểu hiện bên ngoài gan, gây ảnh hưởng đến cơ xương khớp, da, niêm mạc, hệ thống nội tiết, hệ thống tiêu hóa và tim mạch.

phác đồ điều trị viêm gan c 2019
Viêm gan C không có các triệu chứng cụ thể và được phát hiện thông qua các xét nghiệm

– Triệu chứng cận lâm sàng:

Cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng ở những người có nguy cơ cao như:

  • Tiêm chích ma túy
  • Từng thực hiện phẫu thuật mở cơ thể
  • Đã có lịch sự nhận truyền máu
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Bệnh thận hoặc cần lọc máu theo chu kỳ
  • Trẻ em sinh ra từ mẹ dương tính với virus viêm gan B
  • Anti – HCV dương tính
  • HCV RNA dương tính

2. Chẩn đoán xác định tình trạng bệnh

– Đối với virus viêm gan C cấp tính:

Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như HCV RNA và anti – HCV. HCV RNA thường dương tính sau 2 tuần kể từ lúc phơi nhiễm trong khi anti – HCV thường xuất hiện sau 8 – 12 tuần.

AST, ALT có thể bình thường hoặc tăng nhẹ.

Trong các trường hợp nhiễm virus dưới 6 tháng, người bệnh sẽ được theo dõi có chuyển huyết thanh từ anti – HCV âm tính thành dương tính, có biểu hiện lâm sàng hay không. Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm để chỉ định biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.

– Đối với viêm gan C mạn tính:

Xét nghiệm thường được chỉ định đối với người nhiễm virus viêm gan C trên 6 tháng hoặc có các biểu hiện xơ gan mà không rõ nguyên nhân khác.

Các biểu hiện xơ gan thường được xác định thông qua chỉ số APRI, sinh thiết gan có hình ảnh và xác định xơ hóa gan.

phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C bộ y tế
Bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng viêm gan C là cấp tính hay mạn tính

– Chẩn đoán viêm gan C ở trẻ em:

Thực hiện xét nghiệm anti – HCV khi trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên.

Xét nghiệm xác định nồng độ HCV RNA ở thời điểm trẻ được 1 – 2 tháng tuổi. Xét nghiệm này có thể xác định các dấu hiệu bệnh sớm và có biện pháp khắc phục phù hợp.

– Chẩn đoán phân biệt:

Trong các trường hợp không tìm ra nguyên nhân hoặc nghi ngờ viêm gan C có liên quan đến các cơ quan khác trong cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán liên quan khác.

Phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế

1. Điều trị viêm gan C cấp tính

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị khác bao gồm dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống, ngưng sử dụng rượu và các loại thuốc cải thiện các triệu chứng (nếu cần thiết).

Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc có nguy cơ chuyển thành mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị đặc hiệu khác như:

  • Sau 12 tuần, nếu HCV RNA dương tính thì chỉ định PegIFN hoặc IFN để điều trị. Ngoài ra có thể sử dụng kèm Ribavirin hoặc không.
  • Thời gian điều trị kéo dài ít nhất 12 tuần và có thể duy trì đến 24 giờ tùy thuộc vào mức độ đáp ứng của virus.
phác đồ điều trị viêm gan C cấp tính
Ngừng sử dụng rượu, bia và các chất kích thích có thể hỗ trợ điều trị viêm gan C cấp tính

2. Điều trị viêm gan C mạn tính

Mục tiêu điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh phát triển và biến chứng thành bệnh xơ gan hoặc ung thư gan. Về mặt bệnh học, mục điều điều trị nhằm đạt được đáp ứng virus bền vững (HCV RNA âm tính sau 24 tuần ngừng điều trị).

Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế xuất hiện các bệnh lý liên quan và kéo dài sự sống cho người bệnh.

– Chuẩn bị điều trị:

  • Chỉ định người bệnh tiến hành thực hiện xét nghiệm phù hợp để nắm rõ các triệu chứng, nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Xác định tuýp viêm gan C mạn tính.
  • Tư vấn về phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế, hiệu quả điều trị, các tác dụng phụ không mong muốn và mức độ quan trọng của việc tuân thủ phác đồ điều trị.
  • Chỉ định điều trị khi người bệnh có đầy đủ điều kiện, nhu cầu và mong muốn điều trị.

– Điều kiện áp dụng phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế (trong trường hợp mãn tính):

  • Xét nghiệm HCV RNA dương tính
  • Các chỉ số xét nghiệm gan như sau: Nồng độ Bilirubin huyết thanh < 1,5mg/dL; nồng độ INR < 1,5; Albumin > 34g/L và người bệnh không có dấu hiệu bệnh não gan, không có bệnh xơ gan cổ trướng.
  • Các xét nghiệm sinh hóa và huyết học ở giá trị như: Hb > 12g (ở nữ giới) và > 13g (ở nam giới); tiểu cầu > 75G/L; bạch cầu đa nhân trung tính > 1500/mm3; Creatinin huyết thanh < 1,5mg/dL;.
  • Không có các chống chỉ định cũng như bệnh lý liên quan khác.

– Các chống chỉ định khi điều trị viêm gan C mãn tính:

  • Xơ gan mất bù
  • Người thay tạng
  • Người bệnh viêm gan tự miễn hoặc các bệnh tự miễn khác bao gồm bệnh tiểu đường
  • Trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc nghiêm trọng
  • Người có các bệnh lý nội khoa nghiêm trọng như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, đái tháo đường mất kiểm soát, bệnh tắc nghẽn phổi hoặc suy tim
  • Phụ nữ mang thai
  • Có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị ứng với các loại thuốc điều trị
phác đồ điều trị viêm gan C bộ y tế mới nhất
Thận trọng khi điều trị viêm gan C cho người thay nội tạng hoặc có các bệnh nội khoa khác

– Thuốc điều trị viêm gan C mãn tính:

+ Interferon (IFN) dạng tiêm dưới da:

  • IFN α-2a: 3 triệu đơn vị / lần, 3 lần / tuần
  • IFN α-2b: 3 triệu đơn vị / lần, 3 lần / tuần
  • Pegylated IFN α-2a: 180 mcg / lần, mỗi tuần một lần
  • Pegylated IFN α-2b: 1,5 mcg / kg / lần, mỗi tuần 1 lần

Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Xuất hiện dấu hiệu cảm cúm như sốt cao, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Giảm tiểu cầu
  • Giảm bạch cầu
  • Trầm cảm
  • Thay đổi nhận thức và hành vi
  • Rối loạn tiêu hóa như nôn, tiêu chảy
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp

+ Thuốc Ribavirin:

  • Ribavirin tuýp 1, 4, 6: 15mg / kg / ngày. Lưu ý, đối với người bé hơn hoặc bằng 75 kg sử dụng không quá 1000 mg / ngày và đối với người trên 75 kg sử dụng không quá 1200 mg / ngày.
  • Ribavirin tuýp 2, 3: 800 mg / ngày

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Viêm khớp
  • Thiếu máu
  • Ho khán
  • Đau ngực
  • Tiêu chảy
  • Trầm cảm
  • Khó tiêu
  • Ngứa da
  • Bệnh xương khớp, đau nhức cơ thể

+ Thuốc ức chế Protease:

  • Boceprevir: 800 mg / lần / ngày.
  • Telaprevir: 750 mg / lần, 3 lần / ngày

Tác dụng phụ bao gồm:

phác đồ điều trị viêm gan c type 1
Sử dụng thuốc điều trị theo phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế

– Phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế:

  • Phác đồ tiêu chuẩn: Kết hợp Interferon (IFN) và Ribavirin
  • Trường hợp viêm gan C không đáp ứng với phác đồ điều trị tiêu chuẩn: Kết hợp phác đồ tiêu chuẩn và Telaprevir hoặc Boceprevir.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào tuýp viêm gan C mãn tính và khả năng đáp ứng virus.

– Theo dõi trong quá trình điều trị:

  • Kiểm tra lâm sàng 4 tuần một lần để đánh giá các triệu chứng lâm sàng và các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
  • Đo tải lượng HCV RNA ở tuần thứ 4, 12, 24, 47 sau khi ngừng thuốc 24 tuần.
  • Kiểm tra nồng độ tế bào ngoại vi, ALT, khả năng lọc cầu thận và Creatinin sau mỗi 4 tuần.
  • Đo tỷ lệ AFP, chức năng tuyến giáp, Prothrombin sau mỗi 12 tuần.
  • Siêu âm bụng (gan) 12 tuần một lần.

3. Phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế dành cho trẻ em

Đối với trẻ em trên 3 tuổi có thể xem xét điều trị với liệu trình:

  • PegIFN α-2b 60 mcg / m2 diện tích da / tuần
  • Ribavirin 15 mg / kg / ngày

Hoặc có thể điều trị theo phác đồ:

  • Ribavirin 15 mg / kg / ngày
  • Peg IFN α-2a 180 mcg / 1,73 m2 / diện tích da mỗi tuần

Thời gian điều trị tùy thuộc vào tuýp virus viêm gan C và khả năng đáp ứng virus.

4. Phác đồ điều trị viêm gan C ở bệnh nhân đồng nhiễm HIV

Áp dụng phác đồ điều trị viêm gan C mãn tính tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Thời gian điều trị: 48 tuần

Ngoài ra, cần lưu ý tương tác thuốc hoặc các tác dụng không mong muốn khi sử dụng cùng thuốc điều trị HIV. Trao đổi với người bệnh về các loại thuốc bổ sung hoặc thảo dược đang sử dụng.

phác đồ điều trị viêm gan c cho người HIV
Đối với bệnh nhân đồng nhiễm HIV, điều trị viêm gan C theo phác đồ tiêu chuẩn

5. Điều trị viêm gan C mãn tính ở bệnh nhân bệnh thận mãn tính

– Đối với người bệnh có mức lọc cầu thận > 60 ml / phút:

  • Điều trị theo phác đồ tiêu chuẩn của Bộ Y tế

– Đối với người bệnh có mức lọc cầu thận 15 – 59 ml / phút:

  • PegINF α-2b 1 mcg / kg / tuần hoặc PegINF α-2a 135 mcg / tuần
  • Ribavirin 200 – 800 mg / ngày

– Đối với người bệnh cần lọc máu định kỳ:

  • PegINF α-2b 1 mcg / kg / tuần hoặc PegINF α-2a 135 mcg / tuần
  • IFN α-2a, IFN α-2b: 3 triệu đơn vị / lần / 3 lần / tuần
  • Ribavirin 200 – 800 mg / ngày

– Đối với bệnh nhân ghép thận:

  • Không được chỉ định điều trị bằng Interferon
  • Người bệnh cần được điều trị viêm gan C mãn tính trước khi tiến hành ghép thận

Xử lý các tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị viêm gan C

Trong trường hợp áp dụng phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế xảy ra tác dụng phụ, có thể xử lý như sau:

– Thiếu máu:

  • Hb < 10 g / dL: Giảm liều lượng Ribavirin và có thể bổ sung Darbepoietin hoặc Erythropoietin
  • Hb 8,5 – 10 g / dL: Giảm 50% liều lượng Ribavirin và PegIFN cho đến khi đạt 200 mg / ngày
  • Hb < 8,5 g / dL: Ngừng chỉ định Ribavirin

– Giảm bạch cầu:

  • Số lượng bạch cầu < 1,5 G / L: Giảm liều lượng PegIFN α-2a đến mức 135 mcg / tuần; giảm PegIFN α-2b đến mức 1 mcg / kg / tuần. Có thể bổ sung Granulocyte Colony – Stimulating (G-CSF). Nếu số lượng bạch cầu đạt đến mức < 1 G / L thì ngưng điều trị.
  • Bạch cầu đa nhân trung tính < 0,75 g / dL: Giảm liều PegIFN α-2a còn 135 mcg / tuần, PegIFN α-2b 1 mcg /kg / tuần. Sau đó có thể tiếp tục giảm thêm 0,5 mcg / kg / tuần. Có thể bổ sung G-CSF để hỗ trợ. Nếu bạch cầu đa nhân trung tính < 0,5 g / dL thì ngưng điều trị.

– Giảm tiểu cầu:

  • Số lượng tiểu cầu < 50 g / dL: Giảm liều PegIFN α-2a xuống còn 90 mcg / tuần, PegIFN α-2b xuống còn 1 mcg / kg / tuần. Sau đó có thể tiếp tục giảm xuống còn 0.5 mcg / kg / tuần nếu cần thiết.
  • Số lượng tiểu cầu < 25 g / dL: Ngưng các loại thuốc điều trị.

– Trầm cảm:

  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm có chọn lọc để tái hấp thụ Serotonin. Nếu cần thiết có thể hội chẩn với bác sĩ khoa thần kinh, trầm cảm.

– Rối loạn tuyến giáp:

  • Hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để đưa ra giải pháp hợp lý.

– Tổn thương tế bào gan nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng huyết:

  • Ngừng áp dụng phác đồ điều trị.

Thực hiện và tuân thủ phác đồ điều trị viêm gan C của Bộ Y tế để cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Phác đồ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan, vui lòng liên hệ nhân viên y tế. 

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *