Phình Đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Phình đại tràng là căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng và sinh hoạt. Do đó, chúng ta nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng để có hướng điều trị sớm, hiệu quả nhất.

Nguyên nhân phình đại tràng

Khi đại tràng xích ma bị giãn khiến cho nhu động ruột giảm hoạt động, làm cho quá trình di chuyển phân trở nên chậm chạp hơn. Do đó, lượng phân ứ trệ trong đại tràng ngày càng nhiều. Theo thời gian, đại tràng sẽ bị giãn hay còn gọi là phình đại tràng.

Nguyên nhân phình đại tràng có thể do bẩm sinh hoặc thứ phát
Nguyên nhân phình đại tràng có thể do bẩm sinh hoặc thứ phát

Giãn đại tràng có 2 nguyên nhân chính là giãn đại tràng do bẩm sinh và những nguyên nhân thứ phát gây phình đại tràng. Cụ thể từng nguyên nhân như sau:

1. Đại tràng bị giãn do bẩm sinh

Với nguyên nhân này, người mắc bệnh thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người ta gọi giãn đại tràng bẩm sinh là bệnh Hirschsprung. Bệnh xảy ra khi trẻ sinh ra không có hạch thần kinh ruột nên một phần đoạn ruột này không thể thực hiện hoạt động co bóp thức ăn. Vì thế, đoạn ruột này sẽ bình phình to ra.

2. Giãn đại tràng do những nguyên nhân thứ phát

Với những người bị phình đại tràng thứ phát có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Dùng thuốc trong thời gian dài: Việc dùng một số loại thuốc Tây như morphin, codein… trong thời gian dài dễ khiến đại tràng bị phình to.
  • Đại tràng bị nhiễm độc: Việc dùng các đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn tái sống… rất dễ làm nhiễm độc đại tràng. Khi đại tràng bị nhiễm độc có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đào thải phân ra bên ngoài. Do đó, gây ứ đọng và theo thời gian sẽ khiến đại tràng bị giãn.
  • Bị mắc bệnh Chagas: Bệnh này sẽ khiến người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng và gây giãn đại tràng.
  • Mắc một số bệnh lý như viêm đại tràng mãn tính, táo bón mãn tính, thần kinh bị tổn thương, suy giáp gây phù niêm mạc… đều là những tác nhân có thể khiến đại tràng bị phình.

Triệu chứng của phình đại tràng như thế nào?

Khi bị giãn đại tràng, chúng ta rất dễ phát hiện ra vì những biểu hiện rõ ràng và điển hình. Tuy nhiên, tùy vào từng đối tượng mà triệu chứng có sự khác nhau đôi chút. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây.

1. Triệu chứng giãn đại tràng ở trẻ em

Trẻ bị phình đại tràng sẽ có những triệu chứng nổi bật sau đây:

1.1. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị phình đại tràng bẩm sinh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ thường bị chướng bụng, không đi phân su sau khi sinh được 24 giờ.
  • Lượng bú của trẻ ít và trẻ hay bị nôn trớ.
Triệu chứng giãn đại tràng ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng giãn đại tràng ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy, táo bón hoặc xì hơi. Do đó, gây sự khó chịu cho bé và khiến bé hay quấy khóc.
  • Lượng phân của trẻ ít nên trẻ ít đi ngoài. Tuy nhiên, nếu đi ngoài thì rất hay xảy ra đột ngột.
  • Trẻ còi, suy dinh dưỡng, tăng cân chậm và thường bị vàng da.

1.2. Đối với trẻ lớn 

Trẻ lớn bị giãn đại tràng bẩm sinh hoặc thứ phát sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết sau đây:

  • Trẻ bị táo bón kém dài và hầu như trẻ không thể tự đi đại tiện mà phải có sự can thiệp bằng biện pháp kích thích, tháo thụt.
  • Trẻ ăn ít, cảm thấy ăn không ngon, ăn uống khó tiêu. Do đó, trẻ bị suy dinh dưỡng, khó tăng cân.
  • Trẻ hay bị nôn mửa, bụng chướng, căng tức.

2. Triệu chứng phình đại tràng ở người lớn

Đại tràng bị phình to hoàn toàn có thể xảy ra ở người lớn. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng: Giãn đại tràng dù bẩm sinh hay thứ phát đều sẽ khiến người bệnh bị đau bụng theo từng cơn. Khi sờ vào thành bụng sẽ cảm nhận được khối phân cứng.
Đau bụng từng cơn là triệu chứng của giãn đại tràng ở người lớn
Đau bụng từng cơn là triệu chứng của giãn đại tràng ở người lớn
  • Số lần đại tiện ít hơn: Khi bị giãn đại tràng, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng táo bón lâu ngày. Vì thế, số lần đi đại tiện sẽ thưa dần, thậm chí phải 4 – 5 lần, người bệnh mới đi đại tiện 1 lần.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng: Khi giãn đại tràng ở giai đoạn nặng, lượng phân ứ đọng trong đại tràng càng nhiều nên người bệnh lúc nào cũng có cảm giác bụng đầy, căng tức rất khó chịu. Do đó, lúc này người bệnh rất sợ đồ ăn và không thiết ăn uống.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Phình đại tràng khiến người bệnh đau bụng, khó chịu nên thường hay nóng giận, cau có, tâm trạng thất thường. Bên cạnh đó, do chán ăn, dinh dưỡng không hấp thụ đủ nên cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, đâu đầu, mệt mỏi…

Điều trị phình đại tràng như thế nào?

Phình đại tràng cần được điều trị sớm để giúp cải thiện đời sống, dinh dưỡng của người bệnh. Theo đó, căn cứ vào từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp như sau:

  • Nếu phình đại tràng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và khuyên người bệnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
  • Trong trường hợp bệnh nặng hoặc áp dụng phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đoạn đại tràng bị bệnh. Căn cứ vào mức độ bệnh cũng như bệnh có biến chứng hay không để bác sĩ xác định thời điểm phẫu thuật phù hợp nhất.

Như vậy, qua những chia sẻ trên đây, các bạn đã nắm rõ những kiến thức liên quan đến phình đại tràng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để việc điều trị đơn giản, hiệu quả cao nhất.

Xem thêm:

Tin xem thêm

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *