Polyp Mũi Có Nguy Hiểm Không? Nhận Định Từ Bác Sĩ

Polyp mũi là khối giả u lành tính được hình thành từ lớp niêm mạc do bị viêm nhiễm lâu ngày. Hiện tượng này có thể gặp phải ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không tiến hành cắt bỏ kịp thời sẽ gây ra hiện tượng khó thở, thậm chí buộc thở bằng mũi. Vậy, polyp mũi có nguy hiểm thực sự như lời đồn đại? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

Polyp mũi có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân đang đi tìm câu trả lời
Polyp mũi có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân đang đi tìm câu trả lời

Polyp mũi có nguy hiểm không? – Nhận định từ bác sĩ

Polyp mũi là một khối giả u lành tính xuất hiện trong khoang mũi hoặc tại các hốc mũi. Về bản chất, polyp mũi thực sự không phải là khối u ác tính chỉ là hậu quả của việc thoái hóa cục bộ của lớp niêm mạc mũi hay xoang. Chúng là một khối mềm, nhẵn, mọng và có màu hồng nhạt.

Đối với các trường hợp có khối polyp nhỏ thường ít gây ra triệu chứng điển hình. Đôi lúc, triệu chứng thường bị với bệnh sổ mũi hay viêm xoang thông thường. Nhưng biểu hiện của bệnh sẽ thể hiện rõ khi khối polyp phát triển kích thước lớn. Điều này gây ra không ít sự cản trở đường hô hấp, khiến người mắc phải khó thở và làm giảm khả năng ngửi, kèm theo đó là cơn đau âm ỉ vùng mũi hoặc quanh mũi. Một số trường hợp khác, khi polyp phát triển quá nhanh có thể gây biến dạng khuôn mặt.

Sự gia tăng về kích thước của khối polyp trong khoang mũi càng gây ra nhiều cơn đau nhức mũi và vùng quang mũi
Sự gia tăng về kích thước của khối polyp trong khoang mũi càng gây ra nhiều cơn đau nhức mũi và vùng quang mũi

Bên cạnh đó, các chuyên gia tai mũi họng còn phân chia polyp mũi thành 4 mức độ tương ứng với từng trường hợp cụ thể. Mức độ bệnh càng thì bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể hơn:

  • Polyp mũi mức độ 1: Là giai đoạn đầu nên khối polyp còn rất nhỏ và không thể phát hiện bằng mắt thường. Chỉ có thể phát hiện bằng thủ thuật nội soi mũi xoang;
  • Polyp mũi mức độ 2: Polyp lớn dần và bác sĩ chuyên khoa hoàn toàn có thể phát hiện bằng việc soi bằng đèn clar (một loại đèn đội đầu trong khám tai mũi họng);
  • Polyp mũi mức độ 3: Khối polyp đã dần to lên và gần lấp hết hốc mũi. Điều này sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi và làm ảnh hưởng đến việc thở, ngửi. Người bệnh hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường hoặc sờ thấy trong khoang mũi;
  • Polyp mũi mức độ 4: Là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Khi đó, khối polyp vì phát triển quá lớn nên khiến cho hốc mũi bị lấp kín và ló ra ngoài lỗ mũi.
Mức độ nguy hiểm của khối polyp trong khoang mũi càng tăng dần nếu kích thước tăng
Mức độ nguy hiểm của khối polyp trong khoang mũi càng tăng dần nếu kích thước tăng

Mặc dù sự xuất hiện của khối polyp trong khoang mũi không gây ra nhiều nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người nhưng chúng có khả năng gây ra những biến chứng khác cũng tác động không hề nhỏ đến sức khỏe con người nếu không được điều trị triệt để. Một số biến chứng mà người bệnh có nguy cơ đối diện như:

  • Gây ra bệnh viêm xoang cấp tính hoặc viêm xoang mãn tính;
  • Gây ra tình trạng khó thở khi ngủ, thở khò khè, thậm chí sẽ ngưng thở và thở lại nhiều lần trong lúc ngủ;
  • Biến dạng cấu trúc mặt, cấu trúc của mắt bị biến đối gây song thị hoặc hai mắt cách xa một cách bất thường. Phần lớn, biến chứng này thường gặp ở các đối tượng bị xơ nang phổi.

Nếu trong khoang mũi có xuất hiện các khối polyp gây cản trở cho việc dẫn truyền không khí ra vào cơ thể, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra. Dựa vào kết quả kiểm tra và những triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nên làm gì khi bị polyp mũi? – Chuyên gia đưa ra lời khuyên

Dựa vào kích thước của khối polyp và triệu chứng lâm sàng cụ thể ở mỗi đối tượng, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhẹ sẽ được điều trị bằng phương pháp đơn giản hơn và ngược lại. Các biện pháp điều trị polyp mũi phổ biến như:

– Điều trị nội khoa (dùng thuốc trị polyp mũi)

Các trường hợp có khối polyp trong khoang mũi với kích thước nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc ở dạng xịt hoặc thuốc uống. Đa phần, thuốc được chỉ định dùng thường có tác dụng giảm phản ứng viêm, thông mũi và hỗ trợ làm teo nhỏ khối polyp trong khoang mũi.

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác còn được bác sĩ kê thêm thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng, thuốc kháng nấm để loại bỏ các trường hợp cơ thể phản ứng với miễn dịch bất thường. Mặc dù loại thuốc này không loại bỏ được khối polyp mũi nhưng có tác dụng làm bớt tình trạng nghẹt mũi và phòng ngừa nhiễm trùng.

Việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa thông qua việc dùng đúng thuốc và dùng đúng cách. Đồng thời, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép.

Dùng thuốc điều trị polyp mũi theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn
Dùng thuốc điều trị polyp mũi theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn

– Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật loại bỏ polyp mũi)

Nếu việc điều trị polyp mũi bằng nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc người bệnh có nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cắt bỏ khối polyp bằng phương pháp phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị không quá phức tạp, nhanh chóng và ít để lại biến chứng.

Với nền y khoa càng phát triển và hiện đại, giới y học đã triển khai khá nhiều phương pháp cắt bỏ khối polyp trong khoang mũi, điển hình là phẫu thuật thông thường và phẫu thuật nội soi xoang. Mỗi phương pháp điều trị đều có thế mạnh riêng biệt, cụ thể hơn:

  • Phẫu thuật cắt polyp mũi thông thường: Đối với các đối tượng có khối polyp đơn có thể áp dụng phương pháp cắt polyp mũi truyền thống bằng cách sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để hút. Sau khi kết thúc việc điều trị, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc corticoid theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau;
  • Phẫu thuật nội soi xoang cắt polyp mũi: Là một trong những phương pháp điều trị hiện đại và đang được triển khai khá rộng rãi hiện nay. Phương pháp này không chỉ loại bỏ được khối u polyp mà còn giúp mở rộng cả phần xoang – vị trí polyp hình thành hoặc mở rộng thêm hốc xoang đối với trường hợp bị nghẹt và viêm. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một ống nội soi mềm, nhỏ, đầu ống có gắn thiết bị camera để theo dõi và những dụng cụ chuyên dụng khác. Vì phẫu thuật này chỉ rạch một đường rất nhỏ nên ít gây ra đau đớn và tương đối an toàn.

Để có được kết quả điều trị tốt nhất cũng như phòng tránh một số biến chứng có khả năng xảy ra, người bệnh nên tìm đến các đơn vị y tế uy tín và đáng tin cậy. Nơi có đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị cần thiết và giá cả được công khai minh bạch. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa tai mũi họng hoặc các phòng khám tư nhân có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế.

Nhờ có công nghệ phẫu thuật hiện đại, khối polyp trong khoang mũi dần được loại bỏ nhanh chóng
Nhờ có công nghệ phẫu thuật hiện đại, khối polyp trong khoang mũi dần được loại bỏ nhanh chóng

Mặc dù điều trị polyp mũi bằng thuốc hay phẫu thuật loại bỏ thì người bệnh cũng cần kết hợp với việc vệ sinh khoang mũi và điều chỉnh lối sống khoa học. Bởi đây đều là những nhân tố rất quan trọng giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương cũng như phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia y tế hàng đầu:

  • Vệ sinh khoang mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha theo tỷ lệ nhất định. Bạn nên thực hiện mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Cách làm này không chỉ giúp tống chất nhầy ra khỏi khoảng mũi mà còn loại bỏ một số tác nhân gây hại;
  • Hạn chế tiếp xúc với đám đông để phòng tránh lây nhiễm bệnh đường hô hấp;
  • Nên che chắn khoang mũi bằng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với tác nhân khiến bệnh trở nên nghiêm trọng;
  • Tránh xa những nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc lá và biết cách bảo vệ khoang mũi vào những ngày trời trở lạnh hoặc gió nhiều;
  • Xây dựng một thực đơn ăn uống đủ các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nên tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, sữa, thịt, cá,… Đồng thời, tránh ăn một số thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Tránh vận động mạnh hay căng thẳng quá mức;
  • Tuyệt đối không móc mũi nhiều hay sử dụng các vật sắc nhọn để chọt vào trong khoang mũi. Tốt nhất, bạn nên sử dụng khăn giấy mềm, cuộn tròn rồi dùng lau chùi bên trong;
  • Thăm khám sức khỏe theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của khối polyp cũng như sớm phát hiện những biến chứng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
Hạn chế tiếp xúc với đám đông cũng như nên đeo khẩu trang y tế để phòng tránh lây lan bệnh đường hô hấp
Hạn chế tiếp xúc với đám đông cũng như nên đeo khẩu trang y tế để phòng tránh lây lan bệnh đường hô hấp

Polyp mũi không phải là khối u ác tính của căn bệnh ung thư là chỉ là khối giả u lành tính được hình thành do niêm mạc mũi xoang bị viêm kéo dài. Triệu chứng của tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên ít người bệnh quan tâm và điều trị kịp thời. Việc điều trị kịp thời có thể giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *