Rễ Cau Và Các Bài Thuốc Hay Trị Bệnh Được Lưu Truyền

Rễ cau còn được biết đến là “thần dược” cứu cánh cho các quý ông, giúp các quý ông tìm lại bản lĩnh của chính mình trong chuyện chăn gối. Ngoài ra, loại dược liệu này cũng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu són, tiểu nhắt và một số bệnh lý khác. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm một số thông tin về dược liệu này.

Rễ cau còn được gọi là rễ cây tân lang, rễ cây bình lang, rễ cau nổi, rễ cau treo,... thuộc họ Cau (Arecaceae)
Rễ cau còn được gọi là rễ cây tân lang, rễ cây bình lang, rễ cau nổi, rễ cau treo,… thuộc họ Cau (Arecaceae)

Tên gọi – Phân loại

  • Tên gọi khác: Rễ cây tân lang, Rễ cây bình lang, Rễ cau nổi, Rễ cau treo,…
  • Họ: Thuộc họ Cau (Arecaceae)

Đặc điểm sinh thái của rễ cau

Mô tả dược liệu rễ cau

Rễ cau là phần rễ của cây cau. Rễ cau là phần nổi trồi lên khỏi mặt đất hoặc ăn sâu vào trong lòng đất. Dược liệu này có vỏ ngoài màu vàng óng hoặc vàng nâu, lớp thịt bên trong màu trắng.

Mô tả cây cau

Cau là một loại cây quen thuộc, được trồng khá nhiều hiện nay. Đây là một loại cây thân gỗ, cao. Loại cây này có thể cao tới 20 mét với đường kính thân cây có thể lên tới 20 – 30cm. Lá dài khoảng 1,5 – 2m, có hình dạng lông chim. Lá chét mọc dày đặc dọc trên cuống lá.  Quả cau có dạng hình tròn, cứng. Mỗi quả chứa một hạt to trắng và chuyển dần sang nâu sẫm khi khô.

Phân bố

Cây cau được trồng khá nhiều ở nước ta, chủ yếu để lấy bóng mát và lấy quả, nhiều nhất là các tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ra như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình và một số tỉnh thành khác ở miền Tây sông nước như: Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Phần rễ cau có vỏ ngoài màu vàng hoặc vàng nâu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Thu lấy những phần rễ cau có vỏ ngoài màu vàng trắng và chỉ thu hoạch những phần rễ nổi trồ lên mặt đất (rễ cau trên 5 năm tuổi) bằng cách dùng dao chặt lấy phần rễ với mỗi đoạn dài khoảng 10 – 15 cm.

Chế biến: Rửa sạch toàn bộ rễ cau vừa mới thu hoạch để loại bỏ bụi bẩn, lớp đất cát và tạp chất. Thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi khô, sau đó có thể sao vàng để tăng mùi vị cũng như công dụng của dược liệu.

Cách bảo quản: Bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đối với các dược liệu ở dạng khô, bạn nên cất trữ trong túi ni lông để sử dụng được lâu ngày, thi thoảng cũng cần lấy ra để đem phơi nắng để tránh nổi mốc meo.

Rễ cau là phần rễ nổi trồi lên mặt đất, có vỏ ngoài màu vàng ống hoặc vàng nâu của cây cau
Rễ cau là phần rễ nổi trồi lên mặt đất, có vỏ ngoài màu vàng ống hoặc vàng nâu của cây cau

Thành phần hóa học của rễ cau

Theo nghiên cứu của giới dược lý hiện đại, thành phần hoạt chất Ancaloit chiếm phần lớn cùng với đó là một số thành phần hóa học khác. Thành phần này có tác dụng khá lớn trong việc điều trị các bệnh lý nam khoa ở nam giới. Mặt khác, thành phần hoạt chất Ancaloit tác động khá mạnh lên hệ thần kinh trung ương, tăng sự lưu thông máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Tính vị và quy kinh của dược liệu rễ cau

Tính vị: Rễ cau là vị thuốc có vị cay, đắng, chát, có tính ấm.

Quy kinh: Chưa có tài liệu nào báo cáo về vấn đề này.

Công dụng: Trong Đông y, rễ cau có tác dụng tráng dương, bổ thận, ôn trung hành khí.

Tác dụng của dược liệu cây rễ cau

Nếu so sánh rễ cau với toàn bộ các bộ phận của cây cau thì rễ cau mang lại nhiều công dụng vượt trội hơn. Chúng được dân gian sử dụng khá nhiều trong bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:

  • Yếu sinh lý ở cả nam và nữ giới
  • Bệnh liệt dương ở nam giới
  • Thận hư, thận suy
  • Phù thũng
  • Bệnh hen suyễn
  • Chứng tiểu nhắt, tiểu són

Cách dùng và liều lượng sử dụng

Liều dùng: Liều dùng còn phụ thuộc khá nhiều vào từng bài thuốc, từng mức độ bệnh lý của từng đối tượng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác liều lượng sử dụng.

Cách dùng: Rễ cau được sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số dược liệu khác. Loại dược liệu này được sử dụng ở dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc tán bột mịn rồi hoàn thành viên để dùng cùng với ly nước ấm.

Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu rễ cau

Dưới đây là một số bài thuốc hay từ rễ cau được dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị cải thiện bệnh lý:

1. Bài thuốc từ rễ cau hỗ trợ điều trị chứng tiểu són, tiểu nhắt

  • Nguyên liệu: Rễ cau và rễ cây trầu không (có thể dùng phần lá hoặc thân đều được) với mỗi vị là 10 gram.
  • Cách thực hiện: Làm sạch hai loại nguyên liệu đã được chuẩn bị. Sau đó, cho toàn bộ nguyên liệu vào trong nồi cùng với 500 ml nước lọc, tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 200 ml.
  • Cách sử dụng: Chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng cho buổi sáng và tối. Kiên trì sử dụng trong vài ngày để thấy rõ dấu hiệu thuyên giảm. Bài thuốc này không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai.

2. Bài thuốc từ rễ cau hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý

  • Nguyên liệu: 50 gram rễ cau tươi.
  • Cách thực hiện: Đem phần rễ cau đã được chuẩn bị sắc cùng với 200 ml nước lọc. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 50 ml là được.
  • Cách sử dụng: Sử dụng phần nước sắc được khi còn ấm và uống trước khi quan hệ khoảng 30 – 40 phút.

3. Bài thuốc từ rễ cau hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương ở nam giới

# Cách số 1: Dùng độc vị rễ cau

  • Nguyên liệu: 50 gram rễ cau khô.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ phần rễ cau đã được chuẩn bị sao cho vàng. Sau đó cho vào nồi đất cùng với 400 – 450 ml nước lọc và bắt lên bếp để đun sôi. Bạn cần đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 100 ml.
  • Cách sử dụng: Chia phần nước vừa được sắc được làm 2 phần nhỏ để sử dụng trong ngày, với mỗi lần sử dụng khoảng 50 ml. Dùng thuốc khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội, nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.

# Cách số 2: Kết hợp rễ cau cùng với một số bài thuốc khác

  • Nguyên liệu: Rễ cau và quế thanh mỗi vị 8 gram; ba kích, hoài sơn và thục địa mỗi vị 20 gram cùng với 40 gram sâm bố chính.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị thái nhỏ, đem phơi nắng hoặc sấy cho khô. Khi nguyên liệu đã khô, đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Thêm một ít mật ong nguyên chất hoàn thành viên với kích thước mỗi viên bằng quả táo rừng.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày sử dụng tối đa 5 viên, người dùng có thể chia nhỏ thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Dùng thuốc cùng với cốc nước ấm. Kiên trì thực hiện liên tục mỗi ngày để thấy rõ sự thay đổi.
Bài thuốc từ rễ cau chữa yếu sinh lý, bệnh liệt dương ở nam giới, bệnh tiểu són, tiểu nhắt,...
Bài thuốc từ rễ cau chữa yếu sinh lý, bệnh liệt dương ở nam giới, bệnh tiểu són, tiểu nhắt,…

Sử dụng bài thuốc từ rễ cau cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ rễ cau:

  • Các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu rễ cau hay một số dược liệu khác có trong bài thuốc tuyệt đối không được sử dụng;
  • Thận trọng khi sử dụng các bài thuốc rễ cau cho các đối tượng có thể trạng yếu;
  • Bạn không nên quá lạm dụng các bài thuốc từ rễ cau. Nếu bạn sử dụng quá nhiều có thể gây tán khí và làm ảnh hưởng đến khí huyết bên trong cơ thể. Do đó, bạn chỉ được sử dụng với liều lượng đã được quy định;
  • Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn nên tạm ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu rễ cau và một số lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này. Tuy nhiên, những thông tin chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *