Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng thường gặp ở hầu hết chị em phụ nữ. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, hậu sản. Vậy nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh là do đâu? Cách chữa trị nào hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Đây là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt sau sinh không ổn định. Không chỉ có tháng tới sớm, tháng tới muộn, lượng máu trong chu kỳ kinh cũng nhiều ít khác thường. Mẹ sau sinh cũng có thể gặp phải tình trạng rong kinh sau sinh kéo dài, hoặc ra máu nâu, máu đỏ tươi sau sinh…

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng phổ biến ở các sản phụ
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng phổ biến ở các sản phụ

Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở cả sản phụ sau sinh thường hoặc sinh mổ. Chính vì vậy chị em tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng này để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh ở các sản phụ có rất nhiều, trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau đây:

Rối loạn kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố

Trong thời gian mang thai và sinh con, cơ thể của người phụ nữ sẽ có những thay đổi về nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone.

Trong đó hormone estrogen sẽ chịu trách nhiệm làm dày niêm mạc tử cung trước khi rụng trứng. Còn Progesterone sẽ có vai trò điều chỉnh sự rụng trứng đồng thời kiểm soát quá trình ra máu khi hành kinh. Chính vì thế mà sự thay đổi, tăng giảm đột ngột của 2 hormone này trong thai kỳ chính là nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt.

Mặt khác, sau khi sinh con việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ kích thích cơ thể sản phụ sản sinh ra lượng lớn hormone prolactin làm chậm đi hoạt động của tuyến yến, tuyến hạ đồi, buồng trứng cũng như ức chế sản xuất estrogen. Điều này khiến cho chu kỳ kinh bị ảnh hưởng, làm cho chúng trở nên rối loạn.

Tâm lý căng thẳng, stress

Quả thật, quá trình sinh con và nuôi con đã ngốn của người mẹ rất nhiều sức lực và sự áp lực, nhất là những ai lần đầu tiên làm mẹ. 

Tâm trạng căng thẳng là một yếu tố khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt
Tâm trạng căng thẳng là một yếu tố khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt

Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi kéo dài khiến cho cơ thể sản phụ sản sinh ra hormone cortisol có tác động trực tiếp vào nồng độ hormone estrogen và progesterone. Kết quả là làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn sau sinh.

Sử dụng thuốc tránh thai

Một số chị em sau sinh đã sử dụng thuốc tránh thai để phòng tránh thai, tránh vỡ kế hoạch. Tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai này, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp chính là rối loạn kinh nguyệt.

Những dấu hiệu thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Chị em cần nắm rõ được những dấu hiệu khi bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh để có cách xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc con cũng như hồi phục sức khỏe. Một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt có sự khác thường: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới là 28 đến 32 ngày. Thời gian kinh nguyệt xuất hiện từ 3 – 7 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy, những sản phụ có chu kỳ ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày, số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày thì có nghĩa đã bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.
  • Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường: Máu kinh vón cục và có màu đen kèm theo đó là chu kỳ kinh đến muộn, tháng có tháng không chính là biểu hiện dễ thấy của rối loạn kinh nguyệt.
  • Mất kinh quá lâu sau khi sinh con: Phụ nữ sinh thường sau 6 hoặc 1 năm sẽ có kinh trở lại, còn với chị em sinh mổ sẽ ngắn hơn là sau  2-3 tháng kinh nguyệt sẽ trở lại. Tuy nhiên, nếu như 1,2 năm sau khi sinh mà chị chị em chưa thấy kinh xuất hiện lại thì nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt rất cao.
Bị mất kinh quá lâu sau khi sinh con
Bị mất kinh quá lâu sau khi sinh con
  • Đau bụng dữ dội: Đau bụng trước và trong ngày kinh đầu tiên hoặc thứ hai là điều bình thường với chị em phụ nữ khi có kinh nguyệt. Nếu sản phụ nào cảm thấy xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, quằn quại, vật vã mà không thể làm gì khi đến kỳ thì đó cũng là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.
  • Có hiện tượng đau đầu vú: Đau đầu vú hoặc căng tức đầu vú là biểu hiện của tình trạng rối loạn nội tiết, điều này đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây được xem là biểu hiện chung của những người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chứ không chỉ riêng với sản phụ sau sinh.

Bên cạnh đó, chị em còn có thể cảm thấy người lúc nào cũng mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì và kèm theo đau đầu.

Bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào là bất thường?

Kinh nguyệt rối loạn sau sinh mổ hay sinh thường cũng đều là hiện tượng sinh lý bình thường, do đó sản phụ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu gặp phải một trong những trường hợp dưới đây, các mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Cụ thể:

  • Số ngày hành kinh kéo dài có thể lên từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, xuất hiện các cục máu đông, có màu sẫm… Đây có thể là dấu hiệu của tổn thương thành nội mạc tử cung hay viêm cơ quan sinh sản…
  • Nếu như sau khi sinh khoảng 2 năm mà chu kỳ kinh của mẹ vẫn chưa qua lại bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của một vài biến chứng như: Dính buồng tử cung, cổ tử cung gây hiện tượng tắt kinh, vô sinh sau sinh…
  • Các sản phụ gặp hiện tượng kinh thưa, 2 đến 3 tháng có kinh một lần hoặc thậm chí một năm chỉ có kinh 1 đến 2 lần. Thì đây có thể là dấu hiệu của bất thường tại buồng trứng như suy yếu buồng trứng, đa nang buồng trứng. 
  • Kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh sản phụ bị mất kinh hoàn toàn, hay còn được gọi là vô kinh thứ phát. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bệnh lý ở buồng trứng, tử cung, viêm nhiễm phụ khoa nặng…
Kinh nguyệt rối loạn sau sinh được coi là bất thường khi số ngày kinh kéo dài từ 8 đến 14 ngày
Kinh nguyệt rối loạn sau sinh được coi là bất thường khi số ngày kinh kéo dài từ 8 đến 14 ngày

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Sau sinh kinh nguyệt bị rối loạn, nếu không có những biểu hiện bất thường thì mẹ có thể cải thiện bằng cách thay đổi về thói quen sinh hoạt, ăn uống, chẳng hạn như:

  • Cải thiện chế độ ăn uống: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như chất xơ, thực phẩm giàu kẽm, sắt, axit béo omega-3, vitamin C, vitamin E…
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, giảm stress, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh căng thẳng. Hãy chia sẻ các vấn đề khó khăn với chồng và người nhà để được quan tâm, chăm sóc tốt hơn.
  • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên. Nên mặc đồ lót thoáng mát, làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm mồ hôi.
  • Vận động nhẹ nhàng, có chế độ tập thể dục thể thao phù hợp để cải thiện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
  • Chú ý kiểm soát cân nặng, không nên để tăng hoặc giảm cân đột ngột.

Còn trường hợp có những bất thường về kinh nguyệt, chị em nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, kiểm tra. Xác định được đúng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có nhiều cách điều trị tình trạng này hiệu quả như:

  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc vừa an toàn cho người mẹ vừa không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú, ví dụ như thuốc nội tiết giúp điều chỉnh nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt.
  • Điều trị bằng Đông y: Với đặc điểm an toàn, lành tính chị em phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể chữa trị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh bằng thuốc Đông y. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp dựa vào nguyên nhân, đồng thời kê thuốc lợi sữa để đảm bảo số lượng và chất lượng sữa của người mẹ.

Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Đây là tình trạng thường gặp nhưng nếu có bất thường chị em hãy đi khám ngay nhé! Chúc chị em sức khỏe!

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bài thuốc YHCT của thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà hiện đang được hàng ngàn người bệnh sử dụng và truyền tai nhau hiệu quả. Vậy lý do nào khiến chị em tin dùng bài thuốc này? CLICK NGAY để có câu trả lời chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *