Sỏi niệu đạo: [GIẢI ĐÁP] Nguyên nhân, biểu hiện và các phương pháp điều trị TỐT NHẤT 

Sỏi niệu đạo là chứng bệnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ (chỉ khoảng 4%) trong tổng số người mắc sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, căn bệnh này lại có thể gây nhiều bất tiện, khó chịu thậm chí có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy sỏi niệu đạo là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này? Phương pháp điều trị nào hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh sỏi niệu đạo là gì? Bệnh này có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi thường được đặt ra đối với người mới tìm hiểu về căn bệnh này. Để có được những kiến thức bao quát nhất, trước tiên cần hiểu rõ thế nào là bệnh sỏi niệu đạo.

Sỏi kẹt niệu đạo gây nên những cơn đau quặn thận
Sỏi kẹt niệu đạo gây nên những cơn đau quặn thận

Sỏi niệu đạo là các tinh thể cứng, dạng viên sỏi nằm trong ống niệu đạo. Các tinh thể này ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu ra ngoài cơ thể. Sỏi niệu đạo thường được hình thành bởi các phân tử muối và khoáng chất lắng đọng, chúng kết tinh với nhau trong ống niệu đạo hoặc chính là sỏi từ thận, từ bàng quang di chuyển xuống dưới và kẹt lại ở niệu đạo.

Bệnh lý này thường gặp ở nam giới do nam giới có niệu đạo dài hơn nhiều so với nữ giới. Điều này khiến sỏi khó di chuyển và đào thải ra bên ngoài. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, bệnh sỏi niệu đạo thường xảy ra nhiều hơn với người ở nông thôn, những người sống ven biển và sống ở vùng núi đá vôi, nguồn nước ở đây chứa quá nhiều canxi dẫn đến khả năng mắc bệnh cao hơn so với vùng khác.

Trước khi ra ngoài cơ thể thì niệu đạo là chặng đường cuối cùng mà nước tiểu phải qua. Nếu sỏi mắc kẹt ở niệu đạo sẽ ngăn cản sự lưu thông của dòng chảy. Điều này làm cho nước tiểu ứ đọng lại ở toàn bộ hệ thống tiết niệu và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, cụ thể:

Trong vô vàn bài thuốc nam chữa bệnh sỏi tiết niệu hiện nay, bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là cái tên nổi bật hơn cả. Bài thuốc này được mệnh danh “khắc tinh” của các chứng bệnh sỏi tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo, sỏi mật, sỏi bà
  • Thận ứ nước, bể thận, đài thận bị giãn: nước tiểu không thoát được ra ngoài bởi sự cản trở của sỏi niệu đạo sẽ ứ đọng tại thận, niệu quản, bàng quang. Nếu không loại bỏ sỏi niệu đạo kịp thời, thể tích nước tiểu sẽ ngày một tăng lên sẽ khiến thận bị ứ nước, đài thận và bể thận bị giãn rộng.
  • Suy thận cấp và mạn tính: Tình trạng thận ứ nước kéo dài sẽ kéo theo thận bị ứ mủ, nhiễm trùng thận dẫn đến làm suy giảm chức năng thận. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh suy thận cấp và mạn tính- căn bệnh vô cùng nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của con người
  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng: Việc nước tiểu ứ đọng trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây ra tình trạng viêm niệu đạo, viêm thận, bàng quang, thận ứ mủ,…

Nguyên nhân gây nên sỏi niệu đạo

Việc hình thành các tinh thể cứng cản trở dòng chảy của nước tiểu ra ngoài xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể kể đến 3 nguyên nhân chính là:

  • Sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống niệu đạo: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sỏi niệu đạo. Sỏi thận, sỏi bàng quang không được loại bỏ lâu ngày có thể trôi theo dòng nước tiểu tới niệu đạo và mắc kẹt tại chỗ hẹp ở đó.
  • Do túi thừa niệu đạo: Sự thu hẹp bất thường ở các đoạn niệu đạo hoặc các túi thừa sẽ làm nước tiểu bị ứ đọng lại tại đây. Đây là điều kiện để muối và các tinh thể khoáng chất lắng đọng lại, kết tinh hình thành sỏi.
  • Vấn đề ở bộ phận sinh dục của nam giới: Dính bao quy đầu, viêm hay hẹp ở bộ phận sinh dục nam giới gây cản trở quá trình đào thải nước tiểu ra bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự ứ đọng, liên kết hình thành nên sỏi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi niệu đạo

Sốt cao, rét run là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh sỏi niệu đạo
Sốt cao, rét run là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh sỏi niệu đạo

Ở thời kì đầu, người bệnh rất khó để nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Chỉ tới khi sỏi phát triển với kích thước lớn, gây đau đớn thì bệnh nhân mới nghi ngờ mình mắc bệnh. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh thì cũng là lúc nó gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi niệu đạo:

  • Đau: Người bệnh có cảm giác bị co thắt bên trong, đau quặn ở vị trí mạn sườn, lưng. Khi nước tiểu bị ứ đọng hoàn toàn, không thể thải ra bên ngoài sẽ gây đau quặn ở thận. Dù nằm ở tư thế nào cũng không thể giảm đau, buồn nôn và nôn. 
  • Tiểu khó: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són, trường hợp nặng hơn còn có thể tiểu ra máu sau cơn đau quặn thận. Ngoài máu, bệnh nhân mắc sỏi niệu đạo còn có thể tiểu ra mủ vì đường nước tiểu bị  viêm nhiễm.
  • Sốt: Người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, bị rét run, sốt cao từ 39 độ trở lên. Đây là điều kiện cho sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Nếu như thấy mình có một trong những biểu hiện nêu trên bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán chính xác bệnh và có được phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi niệu đạo

Việc chẩn đoán bệnh sẽ giúp quá trình điều trị của người bệnh hiệu quả và chính xác hơn. Sỏi niệu đạo có thể được chẩn đoán bằng cách sờ nắn hoặc khám trực tràng để xác định được vị trí của sỏi. Trong trường hợp sỏi ở niệu đạo sau, khi khám lâm sàng bạn sẽ nghe thấy tiếng va chạm của sỏi với dụng cụ kim loại.

Bên cạnh đó, để xác định được vị trí cụ thể và kích thước sỏi bác sĩ còn có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cộng hưởng từ MRI 
  • Siêu âm
  • Chụp X-Quang hệ tiết niệu 
  • Chụp X-Quang niệu đạo ngược dòng

TOP 3 phương pháp điều trị sỏi niệu đạo an toàn và hiệu quả nhất

Mục tiêu chủ yếu trong điều trị sỏi niệu đạo là loại bỏ sỏi để đường tiểu được thông suốt đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát lại. Căn cứ vào vị trí của sỏi mà có từng phương pháp chữa trị khác nhau. Dưới đây là 3 phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao được nhiều người bệnh tin tưởng hiện nay.

Điều trị sỏi niệu đạo bằng Tây y

Dưới sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh nhân sỏi niệu đạo có thể chọn một trong những cách chữa trị bằng Tây y như: uống thuốc Tây, phẫu thuật hay sử dụng máy tán sỏi. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra cho người bệnh phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc Tây điều trị sỏi niệu đạo

Chữa sỏi niệu đạo bằng thuốc Tây là một phương pháp đơn giản và có thể được sử dụng cho hầu hết trường hợp bệnh. Dựa vào triệu chứng biểu hiện ra ngoài của người bệnh như: tiểu són, tiểu buốt, tiểu ra mủ, sốt cao,…bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc phù hợp. 

Một số loại thuốc Tây mà bệnh nhân sỏi niệu đạo thường được chỉ định dùng như: thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn cơ,…Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng khi sỏi di chuyển liên tục, cọ xát vào vùng niêm mạc gây tổn thương. 

Bên cạnh đó, việc kê đơn thuốc Tây cho người bệnh của bác sĩ còn dựa vào thành phần cấu tạo nên sỏi niệu đạo. Chẳng hạn: 

  • Với sỏi canxi oxalat và canxi phosphat, người bệnh sẽ dùng thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc Kali citrate,…
  • Với sỏi cấu tạo từ acid uric, người mắc bệnh sẽ dùng các loại thuốc giảm độ acid, kiềm hóa nước tiểu…

Thuốc Tây tác dụng nhanh tới người bệnh, thuận tiện sử dụng nhưng lại có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Người bệnh nên xem xét kỹ lưỡng và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả trị bệnh cao. 

Phẫu thuật để loại bỏ sỏi

Với viên sỏi có kích thước lớn, người bệnh có thể lựa chọn tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài
Với viên sỏi có kích thước lớn, người bệnh có thể lựa chọn tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài

Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa được thực hiện trong trường hợp viên sỏi có kích thước lớn hoặc người bệnh đã gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Một số kỹ thuật thường được dùng cho bệnh nhân sỏi niệu đạo như:

  • Tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng Cystolitholapaxy
  • Tán sỏi bằng sóng xung kích (ESWL)
  • Mổ hở để phẫu thuật lấy sỏi ra ngoài

Phụ thuộc vào vị trí nằm của viên sỏi mà bác sĩ sẽ xác định phương pháp phẫu thuật nào là phù hợp nhất để giảm thiểu các can thiệp tác động xấu tới sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

  • Sỏi ở vị trí hố thuyền: Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để nghiền nát rồi tách sỏi ra niêm mạc niệu đạo, sau đó khâu lại như kích thước ban đầu.
  • Sỏi nằm ở đoạn hẹp giữa tầng sinh môn: Bác sĩ sẽ phẫu thuật, tiền hành mổ hở rồi gắp sỏi ra ngoài
  • Sỏi nằm ở túi thừa niệu đạo hoặc chỗ hẹp của niệu đạo: Bác sĩ sẽ tiến hành mổ hở đồng thời xử lý các nguyên nhân gây hẹp niệu đạo.

Phương pháp này có thể loại bỏ viên sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh ngay lập tức, tuy nhiên, nó vẫn tồn tại hạn chế như chi phí điều trị cao, gây đau đớn cho bệnh nhân và sỏi còn dễ tái phát. 

Sử dụng máy tán sỏi

Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm xylocaine 1% vào trong miệng sáo. Sau đó, bác sĩ đặt sonde để đưa dung dịch dầu parafin glycerin hoặc nước muối sinh lý để đẩy ngược sỏi vào bàng quang rồi lấy ra bên ngoài.

Chữa sỏi niệu đạo tại nhà

Sử dụng quả chuối hột là một bài thuốc dân gian hiệu quả
Chữa sỏi niệu đạo tại nhà hiệu quả với bài thuốc dân gian từ quả chuối hột

Bên cạnh phương pháp chữa trị hiện đại, người mắc sỏi niệu đạo thời kỳ đầu còn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh tại nhà. Phương pháp này vừa an toàn, lành tính lại dễ thực hiện. Một số bài thuốc phổ biến để chữa sỏi niệu đạo tại nhà như:

Sử dụng cây râu mèo

  • Công dụng: Cây râu mèo được coi là “khắc tinh” của sỏi niệu quản. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cây râu mèo đem lại tác dụng lợi tiểu, đẩy nhanh quá trình bào mòn sỏi đồng thời làm giảm đi nồng độ khoáng chất. Bên cạnh đó, hoạt chất trong loại cây này còn mang lại hiệu quả trong việc kháng khuẩn, chống viêm.
  • Cách thực hiện: Lấy 30-50g cây râu mèo đun cùng 500ml nước lọc, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Người bệnh cần uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Sau 1 tuần uống liên tục cần nghỉ 2-4 ngày và sau đó lặp lại quy trình này.

Bài thuốc từ cây nhọ nồi

  • Công dụng: Cây nhọ nồi có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, cầm máu trong trường hợp người bệnh đái buốt, đái rắt hoặc đái ra máu
  • Cách thực hiện: Dùng 50g nhọ nồi rửa sạch rồi giã nát cả cây, lọc bã lấy nước uống. Người bệnh cũng có thể phơi khô cây nhọ nồi, sao vàng để sắc nước uống.

Dùng đu đủ xanh chữa sỏi niệu đạo

  • Công dụng: Đu đủ có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng,…
  • Cách thực hiện: Đu đủ xanh giữ nguyên vỏ, cắt đầu, đuôi, bỏ hạt. Sau đó cho thêm chút muối, đem hấp cách thủy đến khi mềm, để nguội và ăn cả vỏ. Người bệnh dùng sau bữa ăn, liên tục trong vòng 7 ngày.

Sử dụng quả chuối hột

  • Công dụng: Quả chuối hột giúp lợi tiểu, có khả năng bào mòn sỏi và các khoáng chất trong đường tiết niệu
  • Cách thực hiện: Quả chuối hột già đem đi phơi khô sau đó rang cháy rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày người bệnh pha 1 thìa cà phê bột chuối hột với nước, chia thành 2-3 lần uống. Có thể dùng liên tục bài thuốc này từ 10-20 ngày.

Các bài thuốc dân gian này tuy an toàn và lành tính nhưng lại tác động chậm hơn so với các loại thuốc Tây đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì.

Điều trị sỏi niệu đạo bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y chữa sỏi niệu đạo hiện đang là một trong những phương pháp điều trị được bệnh nhân tin tưởng sử dụng nhất. Các bài thuốc Đông y thường chú trọng đến việc điều hòa cơ thể và đem lại hiệu quả đáng tin cậy cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa sỏi niệu đạo phổ biến:

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu: 30g phục linh, 80g kim tiền thảo
  • Cách thực hiện: Trộn các nguyên liệu với nhau và sắc cùng 400ml nước. Người bệnh chia nhỏ lượng nước làm 3-4 phần uống trong ngày. Để việc tán sỏi đạt hiệu quả, nên sử dụng liên tục từ 10-15 ngày.

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu: 10g lá cối xay, 15g kim tiền thảo, 10g bông mã đề
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc cùng 35ml nước, chia làm 2-3 lần uống mỗi ngày. Người bệnh nên uống bài thuốc liên tục trong 20 ngày để giảm được kích thước sỏi và đào thải chúng ra ngoài qua đường tiểu.

Bài thuốc 3

  • Nguyên liệu: cam thảo, ý dĩ, kim ngân hoa, cây dứa dại
  • Cách thực hiện: Trộn lẫn các nguyên liệu trên rồi đun cùng nước để uống hàng ngày.

Bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Bài Thạch Khang

Đỗ Minh Bài Thạch Khang là bài thuốc cổ được ra đời từ hơn 150 năm trước bởi cố lương y Đỗ Minh Tư – người sáng lập nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Bài thuốc được nghiên cứu từ tài liệu ghi chép của các lương y triều đình kết hợp cùng công thức riêng của dòng tộc Đỗ Minh. Trong suốt quá trình phát triển, trải qua 5 đời lương y, Đỗ Minh Bài Thạch Khang đã dần khẳng định được vị thế của mình trong điều trị bệnh sỏi niệu đạo. Đến đời truyền nhân thứ 5, lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn Đỗ Minh Đường, bài thuốc đã được hoàn thiện, phát huy cao hiệu quả đồng thời bồi bổ cơ thể.

Lương y Đỗ Minh Tuấn - Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường

Dựa trên cơ chế tác động chuyên sâu, tận gốc, bài thuốc đã mang đến nhiều lợi ích chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cùng hiệu quả chữa trị toàn diện. Một liệu trình thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang bao gồm 3 phương thuốc nhỏ: Thuốc Đặc trị sỏi thận, Thuốc Bổ thận giải độc và Thuốc Đại bổ thận. Mỗi vị thuốc thực hiện một nhiệm vụ riêng và hỗ trợ lẫn nhau mang đến hiệu quả TRIỆT ĐỂ, vừa điều trị sỏi, vừa tăng cường chức năng thận lại vừa bồi bổ cơ thể. 

ĐỌC NGAY: ĐỖ MINH BÀI THẠCH KHANG – “Khắc tinh” của sỏi tiết niệu

Tiến trình điều trị bệnh sỏi thận bằng bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang
Tiến trình điều trị bệnh sỏi niệu đạo bằng bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang

Theo Đông y, ngoài tác dụng chữa trị, các bài thuốc còn phải đem lại cho người bệnh sức khỏe toàn diện. Bởi thế, lương y Tuấn và cộng sự tại Đỗ Minh Đường rất chú trọng về thành phần dược liệu làm thuốc. Đỗ Minh Bài Thạch Khang được bào chế từ hơn 50 loại thảo dược quý, thu hái từ vườn dược liệu SẠCH của nhà thuốc, đạt chuẩn GACP-WHO tại 3 địa phương:  Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội).

[KHÁM PHÁ NGAY] Vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO làm nên bài thuốc sỏi tiết niệu Đỗ Minh Đường

Chủ động trong nguồn dược liệu nên nhà thuốc kiểm soát được chặt chẽ tình trạng rác thuốc, dược liệu bẩn trà trộn. Do đó, bài thuốc trị sỏi tiết niệu này đảm bảo an toàn tuyệt đối, lành tính, phù hợp với cả thể trạng của người già, trẻ em, phụ nữ có thai, mẹ cho con bú, người có đề kháng yếu,…

Một điểm nổi bật của bài thuốc so với các bài thuốc Nam gia truyền là sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố hiện đại và cổ truyền, mang đến làn gió mới cho nền Y học cổ truyền nước nhà. Theo đó, đội ngũ lương y tại nhà thuốc đã lắng nghe nguyện vọng người bệnh, nghiên cứu để cải tiến dạng thức thuốc. Bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang được điều chế thành các chế phẩm sẵn, bảo quản trong lọ thủy tinh nhỏ, có nắp đậy giúp người bệnh lúc nào cũng có thể đem theo bên mình. Với dạng thức này, bệnh nhân có thể tiết kiệm được thời gian đun sắc cầu kỳ, sử dụng nhanh chóng hơn. 

Qua tìm hiểu về bài thuốc, chúng tôi được biết đến chú Nguyễn Xuân Bình – một bệnh nhân đã từng chữa thành công bệnh sỏi tiết niệu tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Chú đã từng mổ để loại bỏ sỏi bàng quang nhưng sau hơn 1 năm bệnh lại tái phát với viên sỏi có kích thước lên tới 10mm. Vì tuổi cao, sức yếu nên chú rất sợ mổ. Do đó chú đã tìm hiểu và biết đến bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang này. Chú chia sẻ thêm: “Khoảng 10 ngày đầu dùng thuốc là chú đã cảm nhận mình đỡ đỡ hơn rồi, nó kiểu không đau buốt mà chỉ hơi âm ỉ. Hiện chú không còn bị tiểu rắt nữa, thấy mình cũng khỏe mạnh hơn trước nhiều. Thấy được hiệu quả của thuốc như thế, tình trạng sức khỏe ổn định khi dùng nên chú cũng yên tâm uống nốt chỗ thuốc còn lại”

XEM NGAY: Phản hồi của chú Bình về bài thuốc chữa bệnh của Đỗ Minh Đường

Ngoài chú Bình, bài thuốc đã giúp chữa khỏi bệnh sỏi tiết niệu cho hàng ngàn bệnh nhân khác, giúp họ vượt qua nỗi ám ảnh với chứng bệnh này. Trao đổi với chúng tôi, lương y Tuấn cho biết, mỗi bệnh nhân khi đến Đỗ Minh Đường thăm khám và điều trị sẽ được tư vấn liệu trình thuốc khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe mỗi người, lương y các lương y, bác sĩ tại nhà thuốc sẽ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp. Nếu còn thắc mắc thêm về bài thuốc này, bạn có thể liên hệ đến nhà thuốc theo địa chỉ sau: 

Một số giải pháp phòng ngừa sỏi niệu đạo cần lưu ý

Việc tuân thủ theo các biện pháp phòng ngừa sẽ hạn chế được nguy cơ mắc và tái phát sỏi niệu đạo. Bởi vậy, bạn nên thực hiện những giải pháp sau đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày. Để có thể bào mòn sỏi niệu đạo nhanh chóng, đảm bảo lượng khoáng chất trong cơ thể và hạn chế nguy cơ hình thành, nên uống 2,5 lít nước/ngày. Nên uống chia đều trong ngày, không uống cùng lúc một lượng nước lớn.
  • Cần có chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, tránh nhịn tiểu, chăm rèn luyện thể dục thể thao 
  • Cần có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý để ức chế quá trình tạo sỏi. Bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất xơ và các loại hoa quả có chứa citrate tự nhiên
  • Không nên dùng quá 3g muối mỗi ngày bởi muối gây hại tới sức khỏe của người bệnh sỏi niệu đạo
  • Kiêng sử dụng rượu, bia, nước có ga và các chất kích thích bởi chúng gây tổn thương đến chức năng của hệ tiết niệu. Nếu không kiêng bệnh có thể rất dễ tái phát lại.
  • Nếu thấy mình có các triệu chứng của bệnh sỏi niệu đạo, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có được phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Sỏi niệu đạo tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan bởi bệnh lý này gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn và người thân giải đáp được những thắc mắc về căn bệnh nguy hiểm này. 

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Từ khi ra đời, bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được mệnh danh là “khắc tinh” của các chứng bệnh sỏi tiết niệu. Đến nay, bài thuốc cổ này ngày càng nâng cao hiệu quả chữa bệnh của mình, trở thành phương pháp chữa bệnh hàng đầu được nhiều người bệnh tin dùng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *