Sốt Xuất Huyết Có Lây Không? Lây Qua Những Đường Nào?

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Căn bệnh này có thể lây truyền từ người này sang người khác theo những con đường cụ thể. Tuy nhiên, không hẳn tất cả mọi người đều hiểu rõ căn bệnh này. Những thắc mắc liên quan đến vấn đề bệnh sốt xuất huyết có lây không, lây qua những con đường nào sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc có thể tham khảo qua.

Giải đáp thắc mắc: "Sốt xuất huyết có lây không? Lây qua những cơn đường nào?"
Giải đáp thắc mắc: “Sốt xuất huyết có lây không? Lây qua những cơn đường nào?”

Bệnh sốt xuất huyết có lây không? – Chuyên gia nói gì

Với thời tiết thường xuyên thay đổi, mưa nhiều khiến không ít lượng nước tụ lại tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, sinh sôi và phát triển mạnh. Đặc biệt là vào mùa mưa tháng 5 kéo dài đến tháng 9 hằng năm. Và cũng chính thời điểm này, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện trên diện rộng. Mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già đều có khả năng mắc phải căn bệnh này.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn (tên khoa học là Aedes aegypti) có phần đen với những đốm trắng trên chân. Khả năng bạn sẽ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết nếu không may muỗi vằn mang virus dengue chích phải. Các nhà khoa học cho biết, loại virus này sẽ phát triển trong cơ thể muỗi khoảng 1 tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau khoảng thời gian này, muỗi hoàn toàn có khả năng truyền bệnh cho người lành thông qua hành vi đốt trên lớp da.

Muỗi vằn Aedes aegypti mang virus dengue là nguyên nhân chính lây truyền bệnh sốt xuất huyết cho người này sang người khác
Muỗi vằn Aedes aegypti mang virus dengue là nguyên nhân chính lây truyền bệnh sốt xuất huyết cho người này sang người khác

Bạn cần nhớ rằng, khi muỗi vằn đã bị nhiễm virus dengue thì chúng có thể truyền bệnh cho đến hết vòng đời của mình. Chính vì vậy, một con muỗi vằn không chỉ truyền bệnh cho một người mà có thể khiến nhiều người cùng mắc bệnh. Đặc biệt hơn, trứng của loài muỗi vằn có thể chịu được sự khô hạn hơn một năm và chúng hoàn toàn có thể nở ra loăng quăng khi gặp môi trường nước.

Thêm một thông tin khác mà bạn cần ghi nhớ. Muỗi vằn chỉ đốt người và mang mầm bệnh vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm là vào mỗi buổi sáng và lúc chiều tà. Chúng có thể chích bạn nhiều lần cho đến khi no máu. Điều này có thể trả lời câu hỏi vì sao nhiều người có thói quen dùng màn để che ngủ vào ban đêm vẫn bị muỗi vằn cắn và mắc bệnh sốt xuất huyết.

Điểm qua những con đường lây lan của bệnh sốt xuất huyết

Như vừa được đề cập, bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác qua một số con đường nhất định. Giới y học hiện đại đã chỉ ra 3 con đường lây nhiễm chính của bệnh sốt xuất huyết cụ thể như sau:

  • Lây truyền từ muỗi sang người: Muỗi vằn (muỗi aedes aegypti) trưởng thành sẽ truyền bệnh cho người khỏe mạnh thông qua những vết đốt. Sau đó, chúng có thể thực hiện “hành vi” đó thêm nhiều lần khác ở những đối tượng khác suốt vòng đời của mình;
  • Lây truyền từ người sang muỗi: Về bản chất, muỗi vằn hoàn toàn không mang mầm bệnh. Trong quá trình hút máu người, vô tình chúng bị nhiễm virus dengue. Thời kỳ diễn ra sự lây nhiễm từ người sang mũi trước khi người bệnh có triệu chứng bị sốt xuất huyết kéo dài đến 2 ngày sau khi hết sốt. Và chính những con muỗi đó đã tiếp tục mang mầm bệnh đó sang các đối tượng khỏe mạnh;
  • Lây truyền qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm: Người khỏe mạnh cũng có khả năng bị sốt xuất huyết nếu nhận máu hoặc sử dụng chung kim bơm của người mắc bệnh. Tuy nhiên, con đường này ít gặp hơn những con đường khác.
Hình ảnh hiểu thị con đường lây truyền mầm bệnh sốt xuất huyết
Hình ảnh hiểu thị con đường lây truyền mầm bệnh sốt xuất huyết

Ngoài 3 con đường lây lan đã được đề cập, bệnh sốt xuất huyết còn có thể lây qua các chế phẩm từ máu, sự phơi nhiễm của các tổn thương do viêm nhiễm hay sự lây nhiễm dọc từ mẹ sang con. Tuy nhiên, những trường hợp này thường ít gặp phải.

Bệnh sốt xuất huyết có lây qua đường tình dục hay hiến máu không?

Bên cạnh những con đường lây lan bệnh sốt xuất huyết vừa được đề cập, một số đối tượng khác còn thắc mắc “Bệnh sốt xuất huyết có lây qua đường tình dục không?”. Câu trả lời từ các chuyên gia bệnh truyền nhiễm là KHÔNG, căn bệnh này hoàn toàn không lây nhiễm qua đường tình dục. Do đó, bạn không quá khắt khe với bạn tình khi đang mắc bệnh nhưng có nhu cầu ái ân. Tuy nhiên, trước khi có ý định này, bạn cần cân nhắc xem liệu cơ thể có đủ khỏe mạnh thể quan hệ hay chưa. Bởi vì, mỗi lần “yêu” đều khiến cả hai tốn không ít sức lực. Trong khi đó, người bệnh cần khỏe mạnh để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.

Mặt khác, khi bị sốt xuất huyết có hiến máu nhân đạo được không cũng chính là mối quan tâm khác của nhiều người. Các bác sĩ khoa truyền nhiễm cho biết, người mắc bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tham gia hiến máu. Vì trước khi hiến máu, bạn sẽ được nhân viên y tế kiểm tra và đánh giá tình trạng chất lượng máu một cách kỹ lưỡng. Và cho đến thời điểm hiện tại, ngành y tế vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca sốt xuất huyết nào có vết thương hở của người lành tính mang mầm bệnh từ người cho. Tuy nhiên, trường hợp bị sốt xuất huyết nhiễm virus dengue thì người bệnh không được phép hiến máu.

Những biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn mang mầm bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng vào những vật dụng đựng nước trong nhà hay các vũng nước ngập lâu không thoát. Do đó, các khu vực đông dân cư hay các gia đình có thói quen đựng nước sinh hoạt là những nơi rất thuận lợi để dịch sốt xuất huyết bùng phát. Chính vì vậy, nếu không mong muốn bị lây bệnh sốt xuất huyết, bạn và những người xung quanh cần có ý thức hơn trong việc vệ sinh nơi sống, hạn chế trữ nước sinh hoạt trong bể, thùng, lu hay vại khi không thật sự cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có những biện pháp phòng chống muỗi vằn đốt bằng cách:

  • Nên buông màn khi ngủ bất kể ngày hay đêm, đặc biệt là những ngày trời mưa hoặc sau mưa có nhiều nước động;
  • Mặc quần áo dài tay dài chân hoặc có tất chân khi đi ngủ để phòng muỗi đốt;
  • Sử dụng các dụng cụ đuổi muỗi như nén hương muỗi, vợt điện hay kem bôi ngoài da,…;
  • Nếu cần thiết, có thể sử dụng tinh dầu tràm để pha nước tắm. Cách này sẽ giúp hạn chế được tình trạng muỗi đốt cũng như phòng chống được các bệnh thuộc chứng phong hàn, đồng thời gia tăng khả năng bảo vệ sức khỏe;
  • Đối với người đang bị bệnh sốt xuất huyết, nên ngủ trong màn để tránh muỗi đốt lây bệnh cho người khác;
  • Nâng cao ý thức cá nhân trong việc vệ sinh nơi sống và môi trường xung quanh thông qua việc dọn dẹp vệ sinh, phác quan bụi rậm, phân loại rác,…;
  • Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong những đợt phun hóa chất diệt muỗi để chống dịch định kỳ.
Nâng cao ý thức của bản thân để xây dựng một cộng đồng không có muỗi vằn và không bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết
Nâng cao ý thức của bản thân để xây dựng một cộng đồng không có muỗi vằn và không bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc có câu trả lời cho vấn đề bệnh sốt xuất huyết có lây không cùng với đó là một số con đường lây cụ thể. Từ nhưng chia sẻ sẽ giúp cho bạn đọc hiểu phần nào về căn bệnh lây nhiễm này, từ đó có ý thức hơn trong việc phòng ngừa bệnh lây lan và có đủ bình tĩnh để xử lý căn bệnh này.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *